B-52 Mỹ lần đầu sẵn sàng chiến đấu kể từ Chiến tranh Lạnh
Oanh tạc cơ chiến lược B-52 Mỹ lần đầu được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Oanh tạc cơ chiến lược B-52 được máy bay F-15K Hàn Quốc và F-16 hộ tống.
Theo Mirror, không quân Mỹ mới đây đã đặt oanh tạc cơ B-52 trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu 24/24 giờ.
Các máy bay này có thể được trang bị vũ khí hạt nhân và luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng để cất cánh từ căn cứ chính tại Louisiana.
Động thái này xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt giữa Mỹ và Triều Tiên, với việc Tổng thống Donald Trump nói Washington đang “chuẩn bị mọi thứ” về chính quyền Kim Jong-un.
Ông Trump nói trên Fox News: “Chúng ta sẽ xem chuyện gì xảy ra, chúng ta đang sẵn sàng, ngay cả bạn cũng không tin được”.
Tướng David Goldfein, tư lệnh không quân Mỹ nói với Defense One rằng các oanh tạc cơ B-52 đều sẵn sàng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991. Nhưng ông Goldfein phủ nhận rằng động thái này có liên quan đến căng thẳng Triều Tiên.
Oanh tạc cơ B-52 có thể mang theo tới hơn 31.000kg bom đạn.
Video đang HOT
“Đây chỉ là thêm một bước đi nữa khẳng định rằng chúng tôi đang sẵn sàng. Tôi không muốn nhắc đến một lý do cụ thể nào, nhưng điều này phù hợp với tình hình thế giới và đảm bảo rằng chúng tôi luôn sẵn sàng tiến lên phía trước”, tướng Goldfein nói thêm.
Theo phóng viên Marcus Weisgerber của tờ Defense One, hoạt động chuẩn bị đang diễn ra ở căn cứ Barksdale, bang Louisiana, Mỹ.
Xuất hiện vào năm 1955, oanh tạc cơ chiến lược B-52 Stratofortress có khả năng mang vũ khí hạt nhân, làm công cụ răn đe hiệu quả trong Chiến tranh Lạnh.
B-52 mang theo được tới 31.000kg bom đạn, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, vũ khí thông thường như bom, mìn, tên lửa và vũ khí thông minh. Được trang bị 8 động cơ turbojet, B-52 đạt tốc độ tối đa 1046km/giờ và tầm bay 14.162km.
Hãng sản xuất Boeing từng nói B- 52 là mẫu “oanh tạc cơ hiệu quả nhất” trong kho vũ khí Mỹ.
Theo Danviet
Mỹ khoe đòn đánh của AGM-86 hậu Tomahawk tại Syria
Mỹ vừa công bố hình ảnh máy bay B-52 thử nghiệm với AGM-86 - loại tên lửa có thể thực hiện đòn đánh trước sự bất lực của phòng không đối phương.
Đòn đánh tầm xa
Dù công bố hình ảnh cuộc thử nghiệm nhưng Mỹ không tiết lộ thời điểm thử nghiệm cũng như kết quả của cú đánh này. Tuy nhiên, theo thông tin được Mỹ công bố, AGM-86 có tầm bắn lên đến 1.200 km cho phép oanh tạc cơ B-52 diệt mục tiêu ngoài tầm của mọi hệ thống phòng không.
Theo Military Today, AGM-86 được lựa chọn làm vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm tiêu chuẩn cho máy bay ném bom chiến lược B-52H. Tên lửa được đưa vào trang bị từ năm 1987 đưa nó trở thành vũ khí tấn công tầm xa mạnh nhất của Không quân Mỹ.
Thân tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình cao, cánh ổn định và vây lái có thể gập lại để tiện cho việc lắp đặt bên trong khoang vũ khí. Tên lửa có trọng lượng 1,9 tấn. Để đưa quả tên lửa này linh hoạt khi tấn công mục tiêu, AGM-86 được trang bị động cơ phản lực F107, tốc độ hành trình 800 km/h.
Máy bay B-52 phóng tên lửa AGM-86.
AGM-86 được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp quán tính, định vị toàn cầu GPS, tính năng bay men theo địa hình TERCOM. Tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ khoảng 3 m dù ở cự ly tới 1.200 km.
Tên lửa được cấu hình để lắp trên máy bay ném bom chiến lược B-52H trong chương trình chuyển đổi vai trò của B-52 Stratofortress. Pháo đài bay được chuyển từ máy bay ném bom thông thường thành phương tiện mang vũ khí tấn công ngoài tầm phòng không điểm.
Mỗi máy bay B-52 có thể mang theo 20 tên lửa AGM-86. Tên lửa có thể mang theo 3 loại đầu đạn khác nhau nặng từ 450 đến 680 kg đủ khả năng hủy diệt mọi mục tiêu.
AGM-86 xung trận lần đầu trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991. Bảy máy bay B-52 mang theo 39 tên lửa đã thực hiện đợt xuất kích dài nhất lịch sử quân sự với quãng đường lên đến 22.000 km. Những tên lửa AGM-86 đã được phóng đi, tiêu diệt nhiều mục tiêu giá trị cao của Iraq.
Trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, khoảng 100 tên lửa AGM-86 đã được phóng vào Iraq chỉ trong vài phút, kết hợp với hàng trăm tên lửa Tomahawk phóng đi từ các tàu chiến tạo nên một trong những đợt tập kích đường không khủng khiếp nhất lịch sử.
"Tên lửa AGM-86 lắp trên B-52 là một giải pháp tấn công cực kỳ lợi hại. Nó cho phép Mỹ tiêu diệt những mục tiêu quan trọng mà đối phương gần như bất lực trong việc đáp trả", Tướng Jack Weinstein, thuộc Không quân Mỹ chia sẻ.
Thừa nhận của Nga
Dù không nêu lý do cho cuộc thử nghiệm nhưng việc máy bay B-52 phóng AGM-86 được thực hiện sau đòn tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào Syria cùng với việc Nga thừa nhận về năng lực đánh chặn của mình, cho thấy dụng ý của Mỹ.
"Với cả hệ thống tên lửa Nga và Syria cộng lại vẫn không đủ để đối phó trước cuộc tấn công quy mô lớn của Mỹ bằng Tomahawk vào căn cứ Shayrat", hãng thông tấn Sputnik dẫn tuyên bố của chuyên gia quân sự Vasily Kashin người Nga cho biết.
Theo vị chuyên gia này, với số lượng lớn các tên lửa hành trình Tomahawk như vậy thì không thể bảo vệ căn cứ Shayrat bằng những phương tiện phòng không mà Nga và Syria đang triển khai. Khoảng cách từ các tổ hợp tên lửa phòng không S-300VM và S-400 của Nga đặt tại hai căn cứ Tartus và Hmeymim đến Shayrat là đáng kể, khoảng 100 km.
Ngoài ra, đặc tính của tên lửa hành trình Mỹ lại bay rất thấp nên gây khó cho hệ thống tên lửa phòng không muốn đánh chặn. Cùng với đó là khả năng của lực lượng chiến đấu cơ Nga có mặt ở Syria không đủ để đánh chặn cuộc tấn công lớn như vậy, tên lửa phòng không Syria lại yếu.
Chính vì vậy, người Mỹ biết họ có thể đánh Shayrat bằng tên lửa hành trình vào bất cứ lúc nào và sẽ không có gì chống lại được họ, chuyên gia Nga thừa nhận và cho biết thêm rằng đây chính là nguyên nhân khiến lưới lửa phòng không Syria và Nga bất động dù phát hiện ra cuộc tấn công.
Theo chuyên gia quân sự Nga, trước đây người ta thường nói nhiều đến nguyên nhân Nga không đánh chặn máy bay Israel và đến nay là Mỹ khi tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Syria là vì những cuộc tấn công này không động đến quyền lợi và cơ sở của Nga tại Syria.
Nhưng với cuộc tấn công bằng Tomahawk của Mỹ vào căn cứ Shayrat lại khác, AlMasdar News cho biết, binh lính tại căn cứ Không quân Shayrat ở Đông Homs thông báo, khi cuộc tấn công của quân đội Mỹ nhằm về phía căn cứ này, các nhân viên quân sự Nga cũng có mặt tại đây.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Mỹ phát triển pháo làm tê liệt cả thành phố không cần thuốc nổ Khái niệm về siêu vũ khí xung điện từ được miêu tả khá chi tiết trong một bản đề án của Bộ Quốc phòng Mỹ. Đạn pháo sẽ có kích thước 155mm mang nhiều đầu đạn nhỏ để tạo ra xung điện từ (EMP) cực mạnh. Quân đội Mỹ tuyên bố đang phát triển một loại pháo có thể làm tê liệt cả...