B-52 cắt ngang căn cứ Nga : Vì sao S-400 im lặng?
Căn cứ không quân Hmeimim đã không còn nằm dưới sự bảo vệ của hệ thống phòng không S-400.
Ngày 3/10, một máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã được phát hiện ở bờ đông Địa Trung Hải, khi chiếc máy bay này đang bay cùng một phi đội F-16 của Không quân Hy Lạp.
Theo Avia Pro, máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiếp cận căn cứ không quân Hmeimim ở miền tây Syria. Sự xuất hiện của máy bay Mỹ khiến lực lượng tại căn cứ cứ này bất ngờ.
Hình ảnh B-52 bị chiến đấu cơ Nga khóa mục tiêu hồi tháng 10/2018
Chiếc B-52 cất cánh từ phía nam Hy Lạp, sau đó tới gần đảo Síp, và bay ngang qua căn cứ không quân Nga ở Syria. Theo một số nguồn tin, sau khi bay qua Hmeimim, máy bay ném bom chiến lực của Mỹ đã tiến vào không phận Jordan.
Chưa rõ mục đích thực sự của máy bay Mỹ là gì, song giới quan sát dự đoán chiếc B-52 này đang cố gắng mô phỏng một cuộc tấn công vào căn cứ quân sực của Nga ở Syria. Hoặc đây là hành động nhằm đe dọa Nga và nhắc nhở về sự hiện diện của Mỹ ở Syria.
Một điều đáng lưu ý đó là, căn cứ không quân Hmeimim đã không còn nằm dưới sự bảo vệ của hệ thống phòng không S-400. Nguồn tin quân sự Syria tiết lộ, tuần trước Nga đã cho ngừng hoạt động S-400 ở Syria.
Video đang HOT
Nhiều khả năng, đây cũng là một trong những lý do khiến máy bay ném bom chiến lược của Mỹ hành động liều lĩnh như vậy.
Hồi tháng 10/2018, Không quân Nga đã đăng tải bức ảnh máy bay chiến đấu của lực lượng này khóa mục tiêu một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ khi hoạt động tại Syria.
Hình ảnh này được phi công trên chiến đấu cơ Nga ghi lại trong quá trình làm nhiệm vụ chống khủng bố tại Syria nhưng không rõ thời gian cụ thể.
Dù không tiết lộ danh tính phi công và loại chiến đấu cơ thực hiện màn ghi hình nói trên nhưng Không quân Nga khẳng định, dường như chiếc B-52 không hề phát hiện đang bị bám sát và khóa mục tiêu.
Liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo đã sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 trong cuộc không kích lực lượng dân quân ủng hộ chính phủ Syria vào đêm 7 rạng sáng 8/2/2018.
Trước khi bức ảnh về B-52 được công bố, Nga đã khiến Không quân Mỹ bất ngờ hơn nữa khi công bố hình ảnh chiếc tàng hình cơ F-22 bị Su-35 Nga khóa mục tiêu cũng tại không phận Syria.
Lâm Phan
Theo baodatviet
Bí mật quân sự : Đọ độ khủng của 2 cỗ máy ném bom B-1, Tu-160 của Nga, Mỹ
Cả hai cỗ máy đều có thể thay đổi hình dạng cánh, mục tiên ban đầu được thiết kế để nhanh chóng phóng tên lửa hạt nhân và tấn công vào các mục tiêu trong chiều sâu phòng thủ đối phương.
Máy bay ném bom B-1.
25 năm phát triển, nhiều lần hiện đại hóa và các nỗ lực kéo dài thời hạn hoạt động. Quân đội Mỹ quyết định trang bị vũ khí siêu âm cho máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer. Điều này, theo Lầu năm góc, sẽ cho phép máy bay tiếp tục phục vụ trong vài năm nữa. Sputnik đưa ra một so sánh khách quan máy bay Mỹ với Tu-160 của Nga (Thiên nga trắng). Tương tự nhưng có khác nhau Việc thiết kế máy bay ném bom - tên lửa siêu thanh ở Mỹ và Liên Xô bắt đầu từ những năm 1960.
Cả hai cỗ máy đều có thể thay đổi hình dạng cánh, mục tiên ban đầu được thiết kế để nhanh chóng phóng tên lửa hạt nhân và tấn công vào các mục tiêu trong chiều sâu phòng thủ đối phương. Do đó, các kỹ sư ở cả hai quốc gia đã cố gắng "đóng gói" tất cả các công nghệ mới nhất tại thời điểm đó. B-1 được coi là mẫu chuyển tiếp giữa máy bay ném bom cận âm B-52 Stratofortress và máy bay B-2 Spirit 59 vô cùng hứa hẹn sau đó. Tu-160 thì là một bổ sung quan trọng cho máy bay ném bom tuabin cánh quạt Tu-95, khó khăn để vượt qua hệ thống phòng không mạnh mẽ hiện đại. (Tuy nhiên, chiến tranh Việt Nam cho thấy B-52 không tốt hơn trong vấn đề này).
Mẫu B-1 đầu tiên cất cánh vào tháng 2/1979, và phiên bản B-1B sản xuất hàng loạt vào tháng 10 năm 1984, việc bàn giao cho Không quân Mỹ bắt đầu từ tháng 7/1985. Tu-160 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 12 năm 1981 và được đưa vào vận hành trong không quân Liên Xô từ năm 1987. Cả hai máy bay trông giống nhau về ngoại hình, do mục đích sử dụng và cùng tuân theo các quy luật khí động học cơ bản. B-1 Lancer có thể tăng tốc lên tối đa 1,25 Mach (1546 kmgiờ), Tu-160 - lên tới 2,05 Mach (2536 kmgiờ). (Nhưng cần hiểu rằng: chế độ bay siêu âm ngay cả đối với những máy bay loại này, mặc dù thường xuyên nhưng diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. Tầm hoạt động chuyến bay ngắn hơn do mức tiêu thụ nhiên liệu khổng lồ, tuổi thọ động cơ và khung thân máy bay giảm do sức cản không khí).
Tu-160.
Về trọng tải hàng hóa, máy bay Nga vượt lên trước. Trọng lượng cất cánh tối đa của Tu-160 là 275 tấn (trong đó nhiên liệu là 148 tấn) so với 216 tấn của B1 (88,5 tấn nhiên liệu). Tu-160 có thể mang theo trong khoang (không có hệ thống treo bên ngoài) lên tới 45 tấn tên lửa, bom, B-1B - chỉ 34 tấn. Nhưng phạm vi hoạt động thực tế (không cần tiếp nhiên liệu) và trần bay của cả hai loại xấp xỉ nhau: Tu-160 - 12 300 km và 16 000 mét, B-1B - 12 000 km và 18 300 mét (cũng cần tính đến việc máy bay Nga nặng hơn đáng kể).
Cả hai máy đều được trang bị động cơ phản lực với khoang đốt sau. Máy bay Mỹ được trang bị 4 động cơ General Electric F101-GE-102, mỗi động cơ phát triển lực kéo tối đa khi tăng lực 13960 kgf. Máy bay Nga Nga cũng có 4 động cơ NK-32, mỗi động cơ cung cấp lực đẩy tối đa 25000 kgf. (Tất nhiên, ở chế độ bình thường, con số khiêm tốn hơn: 6620 kgf đối với động cơ Mỹ và 14000 kgf đối với động cơ Nga). Ngoài ra, cả hai máy bay đều có các bộ phận động lực phụ trợ để khởi động động cơ chính (khi cần), và cung cấp năng lượng cho thiết bị khi ở trên mặt đất. Sử dụng trong chiến đấu và các tai nạn xảy ra Trong các hoạt động chiến đấu thực sự, Tu-160 chỉ được tham gia trong chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Từ ngày 17 đến 20 tháng 11 năm 2015, Thiên nga trắng lần đầu tiên bắn tên lửa hành trình Kh-555 và Kh-101 vào các mục tiêu IS. Sau đó Tu-160 được sử dụng nhiều lần ở Syria.
Hồ sơ của B-1B phong phú hơn: được sử dụng ở Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Syria, nhưng chỉ như máy bay ném bom thuần túy, chứ không phải như máy bay phóng tên lửa. Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 SPUTNIK/ SCRINNIKOV Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Tu-160 tỏ ra là một cỗ máy khá đáng tin cậy. Chỉ có hai trường hợp thảm họa của Thiên nga trắng được biết đến. Năm 1987, một chiếc Tu-160 bị rơi khi cất cánh từ sân bay. Tuy nhiên, phi hành đoàn đã kịp nhảy dù và không có thương vong.
Mùa thu năm 2003, khi thực hiện chuyến bay thử nghiệm không có vũ khí (sau khi sửa chữa động cơ), một chiếc Tu-160 đã bị rơi ở một nơi vắng vẻ trong khu vực Saratov, cách căn cứ không quân 40 km. Cả 4 thành viên phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Mọi thứ bùng cháy ở phía sau. Những máy bay ném bom đáng gờm nhất Lancer ít thành công hơn trong vấn đề này. Những nhược điểm đã xuất hiện từ các chuyến bay đầu tiên: thiết bị điện tử trên máy bay phức tạp và thiếu tin cậy, kém kiểm soát. B1 nằm trong danh sách những máy bay hay bị tai nạn trong Không quân Hoa Kỳ. Hậu quả của các thảm họa, đã mất 10 chiếc, 17 phi công thiệt mạng. Một trong những sự cố mới nhất là việc hạ cánh khẩn cấp xuống căn cứ không quân Texas vào tháng 5/2018, do có vấn đề với ghế phóng. Vì lý do tương tự, vào tháng 3 năm nay, toàn bộ đội máy bay B-1B đã phải "neo" lại, ngừng hoạt động trong một tháng.
Phiên bản cập nhật của "cựu chiến binh" vẫn sẽ tiếp tục phục vụ Trong chương trình vũ khí cấp nhà nước hiện tại của Nga, đã có kế hoạch hoàn thiện Tu-160 và Tu-160M thành phiên bản M2. Theo giới chức quân sự, đây sẽ là một cỗ máy hoàn toàn mới trong bộ khung thân quen thuộc, dự kiến không thay đổi trong tương lai gần. Tu-160M2 sẽ được trang bị thiết bị điện tử và dẫn đường mới, hệ thống tác chiến điện tử, điều khiển vũ khí hiện đại.
Không quân Mỹ cũng giới thiệu tùy chọn nâng cấp máy bay B-1B. Trong phiên bản mới, các máy bay sẽ mang theo nhiều gấp đôi số lượng bom và tên lửa, bên trong khoang, có kế hoạch bố trí băng chuyền bom dạng bánh xe, tương tự như B-52. Nhưng quan trọng nhất, Lancer sẽ được trang bị vũ khí siêu thanh. Vì vậy, cả hai loại máy bay "chiến lược sẽ vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi được thay thế bằng những cỗ máy mới: PAK DA của Nga và B-21 Raider của Mỹ.
Theo danviet
Mỹ cần tăng máy bay ném bom để 'không tụt hậu' so với Nga, Trung Quốc Theo Tướng Timothy Ray, để đối phó với mối đe dọa từ đối thủ như Nga và Trung Quốc, Không quân Mỹ cần có tổng cộng 225 máy bay ném bom và con số dự trữ cần được tăng từ 156 lên mức hơn 220 đơn vị. Máy bay Mỹ. (Nguồn: USAF) Đài Sputnik dẫn tin trên tờ Warrior Maven cho biết các...