Azerbaijan yêu cầu Armenia rút quân, chấm dứt giao tranh
Azerbaijan tuyên bố Armenia phải rút lực lượng khỏi khu vực Nagorno- Karabakh để chấm dứt xung đột, sau khi Mỹ, Nga và pháp hối thúc ngừng bắn.
“Nếu Armenia muốn chấm dứt leo thang tình hình, bóng đang trên sân của họ”, Hikmet Hajiyev, trợ lý đối ngoại của Tổng thống Azerbaijan, nói trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 2/10. “Armenia phải chấm dứt hành động chiếm đóng Nagorno-Karabakh. Quá đủ rồi”.
Giao tranh giữa các lực lượng Armenia và Azerbaijan nổ ra hôm 27/9 quanh khu vực Nagorno-Karabakh. Khoảng 200 người, trong đó có nhiều dân thường, thiệt mạng trong các cuộc giao tranh bất chấp cộng đồng quốc tế kêu gọi ngừng bắn.
Pháo binh Azerbaijan nã đạn vào vị trí lực lượng Armenia quanh khu vực Nagorno-Karabakh, ngày 28/9. Ảnh: BQP Azerbaijan.
Trong tuyên bố chung hôm 1/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Armenia và Azerbaijan quay lại đàm phán để giải quyết vấn đề Nagorno-Karabakh.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Armenia hôm nay bày tỏ sẵn sàng hợp tác với nhóm trung gian hòa giải của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) để tìm kiếm biện pháp chấm dứt cuộc xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, Armenia cho biết không thể bắt đầu đàm phán trừ khi giao tranh dừng lại.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: RFE/RL.
Nagorno-Karabakh là một tỉnh của Azerbaijan, song phần lớn dân địa phương là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Pháp nói phiến quân Syria tham chiến ở Nagorno-Karabakh
Tổng thống Pháp Macron cho biết các tay súng Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ đã tới tham chiến tại Nagorno-Karabakh, nơi xảy ra giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan.
"Chúng tôi hôm nay nhận được thông tin cho thấy những tay súng thuộc các nhóm phiến quân Syria đã quá cảnh tại Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ để tới chiến đấu ở Nagorno-Karabakh", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói khi dự hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels ngày 1/10.
Macoron cảnh báo đây là "một diễn biến mới rất nghiêm trọng", cho biết đã đồng ý với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc "trao đổi tất cả thông tin họ có" về tình hình giao tranh quanh Nagorno-Karabakh và đưa ra những kết luận cần thiết.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu, ngày 1/10. Ảnh: AFP.
Armenia cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa lính đánh thuê đến hỗ trợ đồng minh Azerbaijan trong xung đột tại Nagorno-Karabakh. Đài Quan sát Nhân quyền Syria, đặt trụ sở tại London, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ tuyển mộ ít nhất 300 tay súng từ Syria. Tuy nhiên, Azerbaijan bác bỏ thông tin sử dụng lính đánh thuê nước ngoài và khẳng định quân đội nước này đủ sức "giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng".
Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hỗ trợ Azerbaijan bằng mọi biện pháp, song phủ nhận trực tiếp tham gia xung đột quanh khu vực Nagorno-Karabakh. Tổng thống Pháp Macron hồi đầu tuần lên án "những tuyên bố liều lĩnh và nguy hiểm" của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn thể hiện sự ủng hộ với Azerbaijan.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ nhận được tin về lính đánh thuê được tuyển mộ từ Syria và Libya tham gia vào giao tranh ở khu vực Nagorno-Karabakh. Nga khẳng định sự hiện diện của "các đơn vị vũ trang bất hợp pháp" sẽ gây ra rủi ro an ninh lâu dài cho tất cả quốc gia lân cận.
Pháp, Nga và Mỹ là đồng chủ tịch của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, được thành lập năm 1992 để làm trung gian hòa giải cuộc xung đột kéo dài tại Nagorno-Karabakh. "Chúng tôi kêu gọi các lực lượng quân sự liên quan chấm dứt ngay hành động thù địch", tuyên bố chung ngày 1/10 của Pháp, Nga và Mỹ về Nagorno-Karabakh cho biết.
Nhóm Minsk kêu gọi Armenia và Azerbaijan "cam kết không chậm trễ trong nối lại các cuộc đàm phán thực chất, thiện chí và vô điều kiện" theo khuôn khổ tiến trình Minsk.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: SETA.
Nagorno-Karabakh là một tỉnh của Azerbaijan, song phần lớn dân địa phương là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh tại Nagorno-Karabakh gần đây làm dấy lên lo ngại nguy cơ bùng phát chiến tranh toàn diện, khi các bên tham chiến đều tìm kiếm sự ủng hộ từ các cường quốc trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Đọ sức mạnh quân sự của Armenia và Azerbaijan: Ai hơn ai? Chiến sự Armenia và Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện. Trong khi quốc tế kêu gọi các bên ngừng bắn, Armenia và Azerbaijan lại chưa nghĩ tới chuyện đình chiến. Dàn xe tăng của Azerbaijan (ảnh: Aljazeera) Nếu bỏ qua yếu tố can thiệp từ bên ngoài vào cuộc...