Azerbaijan tuyên bố phá hủy bệ phóng tên lửa Armenia
Azerbaijan nói rằng họ đã phá hủy bệ phóng tên lửa mà Armenia sử dụng để nhắm vào các khu vực dân sự của nước mình.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan ngày 14/10 ra tuyên bố cho biết họ đã thực hiện hai cuộc tấn công riêng biệt vào đêm 13/10 để phá hủy các bệ phóng tên lửa đạn đạo ở Armenia. Hệ thống OTR-21 Tochka được triển khai ở các khu vực của Armenia giáp với quận Kalbajar của Azerbaijan, nơi nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai.
Tên lửa BM-30 Smerch chưa phát nổ ở ngoại ô Stepanakert, Nagorno- Karabakh ngày 12/10. Ảnh: AFP.
Azerbaijan cáo buộc bệ phóng tên lửa của Armenia nhắm mục tiêu vào các thành phố Ganja, Mingachevir và các khu vực đông dân cư khác của Azerbaijan. Đây dường như là lần đầu tiên Azerbaijan tuyên bố tấn công các mục tiêu bên trong Armenia kể từ khi giao tranh ác liệt nổ ra vào tháng trước giữa lực lượng Azerbaijan và lực lượng ly khai do Armenia hậu thuẫn ở khu vực Nagorno-Karabakh.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia Shushan Stepanyan xác nhận các địa điểm quân sự trong khu vực đã bị tấn công. “Cuộc tấn công được thực hiện chỉ dựa vào giả định rằng các thiết bị đó sẽ nhắm vào các khu định cư dân sự của Azerbaijan”, bà viết trên Twitter.
“Rõ ràng cáo buộc này không có bất kỳ cơ sở nào. Không một tên lửa, quả pháo hoặc quả đạn nào được bắn về hướng Azerbaijan. Để đáp trả, quân đội Armenia có quyền nhắm mục tiêu vào bất kỳ cơ sở quân sự và hoạt động chiến đấu nào trên lãnh thổ Azerbaijan”, bà viết thêm.
Video đang HOT
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: SETA.
Nagorno-Karabakh là tỉnh phía tây nam Azerbaijan, song phần lớn dân cư là người Armenia, luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh và vùng lân cận nổ ra từ hôm 27/9 là một trong những xung đột nghiêm trọng nhất suốt nhiều năm qua. Chiến sự kéo dài suốt nhiều ngày, khiến hơn 400 binh sĩ và dân thường hai phía thiệt mạng.
Armenia và Azerbaijan sau đó đã chấp nhận một lệnh ngừng bắn tại vùng Nagorno-Karabakh có hiệu lực từ ngày 10/10. Tuy nhiên, hai bên đã cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài phút sau thời điểm thực thi.
Quân đội Azerbaijan mất hơn 3.000 người trong xung đột với Armenia
Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, quân đội nước này đã thiết lập quyền kiểm soát đối với nhiều vị trí ở khu vực tranh chấp Nagorno - Karabakh.
Trước tình hình chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan đang diễn biến phức tạp, cộng đồng quốc tế đã bày tỏ lo ngại, đồng thời kêu gọi hai bên kiềm chế, chấm dứt leo thang căng thẳng, giải quyết hòa bình các xung đột.
Tuy nhiên, tình hình chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan xung quanh khu vực tranh chấp Nagorno - Karabakh vẫn đang diễn ra ngày càng ác liệt và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Azerbaijan kiểm soát nhiều vị trí ở Nagorno - Karabakh
Bộ Quốc phòng Azerbaijan hôm 3/10 cho biết, các lực lượng của nước này đã thiết lập quyền kiểm soát đối với nhiều vị trí ở khu vực xung đột Nagorno - Karabakh.
Quân đội Azerbaijan kiểm soát nhiều vị trí ở khu vực tranh chấp Nagorno - Karabakh. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Armenia)
"Trong thời điểm hiện tại, các binh sĩ của quân đội Azerbaijan đã chiếm giữ các thành trì mới và tiến hành dọn sạch bóng kẻ thù trên lãnh thổ tranh chấp. Trong hoạt động tác chiến vừa diễn ra, một lượng đáng kể nhân lực, vũ khí và các thiết bị khác của kẻ thù đã bị phá hủy", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho hay.
Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, trong các đợt càn quét, 230 xe tăng và các phương tiện bọc thép khác; 250 hệ thống pháo, nhiều hệ thống phóng tên lửa và súng cối; 38 hệ thống phòng không; 10 trung tâm điều khiển chỉ huy và đài quan sát; 7 kho đạn; hơn 130 xe và hệ thống phòng không S-300 của Armenia và Cộng hòa Artsakh tự xưng đã bị phá hủy.
Quân đội Azerbaijan mất hơn 3.000 người
Thư ký báo chí của Tổng thống Cộng hòa Artsakh tự xưng hôm 3/10 cho hay, quân đội Azerbaijan đã mất hơn 3.000 quân nhân kể từ khi nổ ra các cuộc xung đột ở Nagorno - Karabakh.
"Dữ liệu tình báo cho thấy, thiệt hại của Azerbaijan đã vượt quá 3.000 quân nhân. Hầu hết các thi thể vẫn nằm trong khu vực trung lập và việc di chuyển thi thể binh sĩ ra khỏi khu vực này vẫn chưa thể thực hiện", Vagram Pogosyan, Thư ký báo chí của Tổng thống Cộng hòa Artsakh tự xưng, viết trên trang Facebook cá nhân.
Pháp khuyến cáo công dân hạn chế đên Armenia
Bộ Ngoại giao Pháp đã khuyến cáo công dân nước này hạn chế các chuyến đi đến Armenia do căng thẳng leo thang ở khu vực xung đột Nagorno - Karabakh.
"Các cuộc đụng độ ở Nagorno - Karabakh đang tiếp diễn. Lãnh thổ Armenia tiếp giáp với biên giới Azerbaijan thỉnh thoảng bị nã pháo và máy bay không người lái. Do đó, cần hạn chế các chuyến đi đến Armenia do nhu cầu cấp thiết, cũng như hạn chế tối đa việc di chuyển trong Armenia", Bộ Ngoại giao Pháp cho biết trong một tuyên bố được đưa ra vào cuối ngày 2/10.
Đại diện của cộng đồng người Pháp tại Armenia được khuyến nghị làm theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng của nước này cũng như Đại sứ quán Pháp tại đây.
"Chảo lửa" Azerbaijan và Armenia: Nguy cơ hình thành Syria thứ hai từ mâu thuẫn kéo dài 100 năm Xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, 2 quốc gia từng thuộc Liên bang Xô Viết tái bùng phát, vùng Nagorno - Karabakh đứng trước nguy cơ trở thành một Syria mới. Xung đột vũ trang giữa Azerbaijan và Armenia tại vùng Nagorno - Karabakh đã bước sang ngày thứ năm. Đây là cuộc chiến có quy mô lớn nhất, nghiêm trọng nhất giữa...