Azerbaijan tuyên bố chiếm lại ‘thủ đô văn hóa’ ở Nagorno-Karabakh
Azerbaijan thông báo giành lại quyền kiểm soát thành phố Shusha, được coi là “thủ đô văn hóa” ở Nagorno- Karabakh, song Armenia phủ nhận.
“Hôm nay sẽ trở thành ngày trọng đại trong lịch sử Azerbaijan”, Tổng thống Ilham Aliyev nói hôm 8/1, khi thông báo trên truyền hình rằng Azerbaijan đã giành lại thành phố Shusha từ tay lực lượng Armenia. Dân Azerbaijan sau đó đổ ra các đường phố của thủ đô Baku, vẫy quốc kỳ và ca hát.
Shusha là thành phố lớn thứ hai tại Nagorno-Karabakh, nơi đang chứng kiến giao tranh dữ dội giữa quân đội Azerbaijan và các lực lượng Armenia. Shusha, vốn được Azerbaijan coi là “thủ đô văn hóa”, đóng vai trò chiến lược trong hành lanh nối giữa Nagorno-Karabakh với Armenia.
Tuy nhiên, lãnh đạo phe ly khai ở Nagorno-Karabakh và Bộ Quốc phòng Armenia bác tuyên bố của Aliyev, cho biết giao tranh ác liệt vẫn diễn ra ở khu vực lân cận thành phố, vốn được dân Armenia gọi là Shushi.
“Shushi vẫn là giấc mơ xa vời không thể đạt được đối với Azerbaijan. Dù bị phá hủy nặng nề, thành phố pháo đài vẫn chịu đựng được những đòn tấn công của đối phương”, cơ quan cứu hộ vùng Nagorno-Karabakh cho biết trong một thông cáo.
Lính Azerbaijan dựng cờ trên một cao điểm gần làng Talish, ngày 23/10. Ảnh: RIA Novosti.
Khoảng 5.000 người đã thiệt mạng từ khi giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan quanh Nagorno-Karabakh nổ ra hồi cuối tháng 9. Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận thuộc lãnh thổ Azerbaijan, song nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai thân Armernia.
Video đang HOT
Chiến sự quanh Nagorno-Karabakh ngày càng phức tạp trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ Azerbaijan, trong khi Nga đã ký hiệp ước phòng thủ chung với Armenia và có thể can thiệp nếu chiến sự lan tới lãnh thổ nước này.
Khi kiểm soát được Shusha, quân đội Azerbaijan có thể biến nơi này thành cứ điểm cho chiến dịch tấn công thủ phủ Stepanakert của Nagorno-Karabakh. Armenia cho biết Stepanakert và Shusha bị pháo kích dữ dội những ngày qua, bao gồm cả các vị trí dân sự, song Bộ Quốc phòng Azerbaijan bác tin.
Phần lớn trong số 150.000 dân Stepanakert đã tản cư, những người còn lại cuối tuần trước cũng rời khỏi thành phố khi lực lượng Azerbaijan đang áp sát, khiến con đường duy nhất dẫn khỏi khu vực bị tắc nghẽn.
Các bên tham chiến hứng chịu thương vong dân thường cao nhất trong 25 năm trở lại đây. Armenia cho biết 54 dân thường nước này thiệt mạng và Azerbaijan thống báo 91. Cả hai nước đều phủ nhận cố tình nhằm vào các khu vực dân sự lẫn cáo buộc sử dụng bom chùm bị cấm.
Vị trí thành phố Shusha. Đồ họa: Guardian.
Azerbaijan đang chiếm ưu thế và giành lại phần lớn lãnh thổ tại Nagorno-Karabakh và khu vực lân cận, vốn do lực lượng Armenia kiểm soát sau cuộc chiến lần trước. Phần lớn thắng lợi của Azerbaijan được cho là nhờ sử dụng khí tài hiện đại, bao gồm máy bay không người lái (UAV) do Thổ Nhĩ Kỳ và Israel sản xuất.
Tổng thống Azerbaijan ngày 8/11 tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự tới khi “lực lượng Armenia rút hoàn toàn”. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan chúc mừng Aliyev với chiến thắng tại Shusha.
Các lệnh ngừng bắn do Nga, Mỹ làm trung gian sụp đổ không lâu sau khi có hiệu lực. Giao tranh giữa hai nước cuối tuần trước diễn ra ác liệt, trong bối cảnh các nguồn tin cho biết Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã soạn thỏa thuận ngừng bắn mới.
Theo thỏa thuận này, Armenia sẽ trả lại 5 trong số 7 vùng đất của Azerbaijan và đồng ý thiết lập hành lang nối Baku với Nakhchivan, vùng lãnh thổ tách biệt của Azerbaijan. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ được triển khai để duy trì lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, các bên tham chiến và trung gian chưa bình luận về thông tin.
Một tuần chiến sự Nagorno-Karabakh: Giao tranh không ngừng nghỉ
Hôm nay (4/10) là tròn 1 tuần các cuộc giao tranh quân sự xảy ra tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan.
Chiến sự đang không ngừng leo thang mỗi ngày, bất chấp nhiều lời kêu gọi ngừng bắn, đối thoại từ cộng đồng quốc tế. Tối qua (3/10) (theo giờ địa phương), trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev thông báo, quân đội nước này giành lại 7 ngôi làng ở khu vực Nagorno-Karabakh, sau 1 tuần giao tranh.
Tình hình chiến sự tại Nagorny-Karabakh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh minh họa: Sky News
Ngay lập tức, hàng trăm người dân thủ đô Baku đã xuống đường ăn mừng, khẳng định và hi vọng rằng, khu vực Nagorno - Karabakh đã và sẽ trở về với Azerbaijan.
Đáp lại, chính phủ Armenia hôm qua tuyên bố sẽ sử dụng "tất cả mọi thứ cần thiết" để bảo vệ người dân nước này khỏi sự tấn công của Azerbaijan. Cập nhật diễn biến chiến sự, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan thừa nhận, một số khu vực đang đứng trước thách thức:
"Giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra. Ở một số địa điểm, quân đội Phòng vệ đang đứng trước các thách thức. Tại 1 số nơi khác, họ đang kiểm soát tình hình. Vài giờ trước, lực lượng tại Nagorno-Karabakh đã tiến hành 1 cuộc phản công nhằm vào Azerbaijan và đạt được một số bước tiến, tiêu diệt được một số đơn vị đặc nhiệm của Azerbaijan".
Trong khi, Bộ Quốc phòng Armenia hôm qua thông báo, đã có 3 máy bay của Không quân Azerbaijan bị tiêu diệt. Theo Bộ này, quân đội Azerbaijan tập trung lực lượng lớn ở hai bên sườn và tấn công khu vực Karabakh. Các đơn vị Armenia đã ngăn chặn bước tiến của đối phương, gây tổn thất nặng nề cho các lực lượng này.
Tuy nhiên, phía Azerbaijan đã ngay lập tức phủ nhận thông tin máy bay nước này bị bắn rơi tại Karabakh.
Những ngày qua, người dân Armenia cả trong và ngoài nước đã tham gia biểu tình phản đối các hành động quân sự của Azerbaijan nhằm vào Nagorno-Karabakh, với sự hậu thuẫn lớn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo hãng tin Reuters, đến nay, các vụ giao tranh Nagorno-Karabakh đã khiến ít nhất 230 người thiệt mạng. Tuy nhiên, con số này có thể còn cao hơn khi phía Azerbaijan không công bố thường xuyên số liệu thương vong. Cả Azerbaijan lẫn Armenia đều tuyên bố họ đã phá hủy hàng trăm xe tăng của bên kia.
Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về số người thương vong cao trong các vụ giao tranh, lên án các cuộc tấn công nhằm vào dân thường vô tội, bao gồm cả trẻ em.
Chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan nổ ra từ sáng 27/9, bất chấp yêu cầu ngừng bắn và tiến hành đối thoại từ cộng đồng quốc tế. Các cuộc đụng độ được coi là tồi tệ nhất kể từ những năm 1990.
Khu vực Nagorno-Karabakh, rộng khoảng 4.400 km2, là vùng lãnh thổ đồi núi nằm sâu trong biên giới Tây Nam của Azerbaijan và được quốc tế công nhận rộng rãi thuộc chủ quyền Azerbaijan- quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi. Tuy nhiên, phần lớn dân cư ở khu vực này lại là người gốc Armenia theo đạo Cơ đốc và muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia./.
Nga sẽ làm mọi cách để chấm dứt xung đột Nagorno-Karabakh Tổng thống Nga tố cáo những nỗ lực gây chia rẽ giữa các tôn giáo và sắc tộc trên thế giới. Ông cũng đề cập đến những nỗ lực của mình nhằm chấm dứt căng thẳng ở Nagorno-Karabakh. Tổng thống Nga Vladimir Putin Được hãng thông tấn Fars News của Iran trích dẫn ngày 4/11, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rằng Nga...