Azerbaijan sẵn sàng tham gia cuộc đàm phán với Armenia do EU làm trung gian
Ngày 5/10, Azerbaijan cho biết sẵn sàng tham gia cuộc đàm phán với Armenia do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian.
Các tòa nhà bị hư hại trong chiến dịch quân sự do Azerbaijan tiến hành tại thị trấn Stepanakert thuộc khu vực tranh chấp Nagorny- Karabakh, ngày 20/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên truyền thông xã hội ngày 5/10, trợ lý Tổng thống Azerbaijan, ông Hikmet Hajiyev thông báo: “Azerbaijan sẵn sàng tham gia cuộc gặp 3 bên tại Brussels giữa Azerbaijan, Armenia và EU”. Ông Hajiyev nhấn mạnh Baku “ủng hộ tiến trình đàm phán Brussels và lịch trình hòa bình khu vực theo định dạng Azerbaijan, Armenia và EU”, cũng như “các cuộc đàm phán hiệp định hòa bình” song phương với Yerevan.
Trước đó một ngày, truyền thông Azerbaijan đưa tin Tổng thống Ilham Aliyev đã quyết định không tham dự các cuộc đàm phán do EU làm trung gian tại Tây Ban Nha, nơi nhà lãnh đạo Azerbaijan có thể hội đàm với Thủ tướng Armenia Pashinyan.
Các nhà lãnh đạo EU hy vọng đăng cai cuộc gặp đầu tiên giữa Armenia và Azerbaijan kể từ khi Azerbaijan giành lại quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh hồi tháng trước.
Video đang HOT
Ông Hajiyev khẳng định sẽ không đúng khi cho rằng việc Tổng thống Aliyev nói “không” là sự từ chối đối thoại với Armenia. Theo ông Hajiyev, chính sách của Pháp tại Nam Caucasus đã khiến Baku quay lưng lại với cuộc gặp trên.
Trước đó, Paris đã cam kết hỗ trợ quân sự cho Yerevan sau khi Azerbaijan giành lại quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh.
Trong diễn biến khác, cùng ngày, Armenia và Azerbaijan đã cáo buộc lẫn nhau có hành động bắn súng qua biên giới, làm gia tăng căng thẳng. Bộ Quốc phòng Armenia cho biết quân đội Azerbaijan “đã nổ súng vào một phương tiện vận tải quân sự đang đỗ tại chốt kiểm soát của Armenia”. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cáo buộc các lực lượng Armenia đã bắn vào nhiều cứ điểm tại huyện Kalbajar. Hai bên đều không có thương vong.
Tổng thống Azerbaijan nêu điều kiện dừng chiến dịch quân sự nhằm vào Nagorny-Karabakh
Tổng thống Azerbaijan đã nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng nước này sẵn sàng dừng các biện pháp chống khủng bố nếu người Armenia ở Nagorny-Karabakh hạ vũ khí.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga sơ tán dân thường ở thị trấn Askeran ngày 20/9. Ảnh: Reuters
Theo kênh Al Jazeera ngày 20/9, Tổng thống Ilham Aliyev nói với ông Blinken rằng Azerbaijan mở cuộc tấn công quân sự do lực lượng vũ trang Armenia đặt mìn trong khu vực tranh chấp để khủng bố và tấn công binh lính Azerbaijan bằng súng cối cũng như các loại vũ khí khác.
Tuyên bố từ văn phòng tổng thống viết: "Tổng thống Ilham Aliyev nhấn mạnh rằng những hành động này của Armenia và thực thể ly khai... cho thấy những động thái khiêu khích có chủ ý tiếp tục diễn ra nhằm vào chủ quyền của Azerbaijan".
Bộ Ngoại giao Azerbaijan nhấn mạnh chỉ có thể đạt được hòa bình ở vùng Nagorny-Karabakh khi binh sĩ Armenia rời khỏi khu vực này và chính quyền địa phương bị giải tán.
Theo cơ quan báo chí của Tổng thống Azerbaijan, ông Blinken bày tỏ quan ngại về tình hình, kêu gọi ngừng bắn và cho biết Mỹ ủng hộ đối thoại trực tiếp giữa Azerbaijan và người dân Armenia ở Nagorny-Karabakh.
Trước đó, ngày 19/9, Azerbaijan đã triển khai chiến dịch quân sự tại khu vực Nagorny-Karabakh có đa số người Armenia sinh sống. Khu vực trên nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đông người gốc Armenia và muốn sáp nhập vào nước này. Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền dai dẳng giữa hai nước láng giềng.
Những người gốc Armenia ở Nagorny-Karabakh cho biết Azerbaijan đã tấn công vùng lãnh thổ miền núi này bằng pháo kích, chiến đấu cơ và thiết bị bay không người lái. Vụ tấn công làm rung chuyển thị trấn Stepanakert vào rạng sáng cùng ngày và nhiều giờ sau đó. 25 người thiệt mạng, trong đó có ít nhất 5 dân thường, và 138 người bị thương. Trên 7.000 người tại 16 ngôi làng đã phải sơ tán.
Theo hãng tin AFP, tại Stepanakert, các vụ pháo kích vẫn tiếp diễn. Vụ giao tranh mới nhất nổ ra chỉ vài giờ sau khi Azerbaijan thông báo 4 cảnh sát và 2 dân thường đã thiệt mạng trong các vụ nổ mìn ở Nagorny-Karabakh.
Bộ Ngoại giao Armenia đã lên tiếng phản đối hành động quân sự của Azerbaijan. Armenia khẳng định không có lực lượng quân sự nước này trong khu vực. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngày 19/9 cáo buộc Azerbaijan đã triển khai chiến dịch trên bộ ở khu vực Nargony-Karabakh, song khẳng định quân đội của Amernia không tham chiến và tình hình ở vùng biên giới vẫn ổn định.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cũng đã triệu tập cuộc họp của Hội đồng An ninh để thảo luận về tình hình ở Nagorny-Karabakh. Thông cáo của văn phòng báo chí Hội đồng An ninh Armenia lưu ý: "Cuộc họp của Hội đồng An ninh sẽ diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nikol Pashinyan. Chương trình nghị sự của cuộc họp là thảo luận về các hành động quân sự quy mô lớn do Azerbaijan phát động nhằm vào Nagorny-Karabakh".
Cùng ngày, Nga đã kêu gọi Armenia và Azerbaijan chấm dứt hành động đổ máu ở Nagorny-Karabakh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh Nga quan ngại về tình hình leo thang này, đồng thời khẳng định lực lượng gìn giữ hòa bình Nga trong khu vực sẽ tiếp tục sứ mệnh.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Moskva đang nỗ lực thúc đẩy để Azerbaijan và Armenia ngồi vào bàn đàm phán.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình của nước này được triển khai tại khu vực Nagorny-Karabakh đã sơ tán 469 người dân thường đến địa điểm an toàn. Trong số những người được sơ tán có 185 trẻ em. Nga cũng đã hỗ trợ y tế cho một số dân thường bị thương.
Tổng thống hai nước Nga và Azerbaijan thảo luận về thỏa thuận 3 bên với Armenia Theo hãng tin TASS của Nga, trong tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev đã có cuộc điện đàm thứ hai, thảo luận về một loạt thỏa thuận 3 bên với nhà lãnh đạo Armenia. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev trong cuộc gặp tại Saint Petersburg (Nga) ngày 20/6/2016....