Azerbaijan nói một binh sĩ bị lực lượng Armenia bắn; hơn 100.000 người rời khỏi Nagorno-Karabakh
Bộ Quốc phòng Azerbaijan ngày 30.9 nói rằng một binh sĩ của họ bị lính bắn tỉa Armenia bắn chết ở biên giới giữa hai nước.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố lực lượng nước này đang thực hiện “các biện pháp trả đũa” sau khi đưa ra cáo buộc trên, theo AFP.
Trong khi đó, Armenia nhanh chóng phủ nhận cáo buộc, nói rằng tuyên bố lực lượng của họ đã nổ súng vào các vị trí của Azerbaijan “không tương ứng với thực tế”.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan nói rằng vụ nổ súng xảy ra dọc theo biên giới được quân sự hóa dày đặc của nước này với Armenia ở vùng Kelbajar, nằm ở phía tây vùng Nagorno- Karabakh.
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng sau khi Azerbaijan tái kiểm soát vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh với đa số cư dân là người Armenia trong chiến dịch quân sự chớp nhoáng ngày 19.9.
Liên Hiệp Quốc ngày 29.9 cho hay hơn 100.000 người tị nạn đã đến Armenia kể từ chiến dịch quân sự nói trên của Azerbaijan, theo Reuters.
Người tị nạn từ vùng Nagorno-Karabakh trên xe buýt đến làng biên giới Kornidzor (Armenia) ngày 29.9. Ảnh Reuters
“Nhiều người đói, kiệt sức, cần được hỗ trợ ngay lập tức. Sự giúp đỡ quốc tế là rất cần thiết”, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Filippo Grandi viết trên mạng xã hội vào tối 29.9.
Reuters dẫn lời nhà báo Siranush Sargsyan, từng đưa tin về chuyến bay của những người dân tộc Armenia rời khỏi Nagorno-Karabakh, cho hay hàng ngàn người cùng nhiều xe bị mắc kẹt trên đường cao tốc trên núi dẫn đến Armenia.
Tại sao dòng người dân tộc Armenia lũ lượt rời Nagorno-Karabakh?
Chính quyền Ý cho hay Armenia đã đề nghị Liên minh châu Âu (EU) cung cấp nơi ở tạm thời và vật tư y tế để giúp nước này đối phó làn sóng người tị nạn từ Nagorno-Karabakh, theo Reuters.
Sau khi Azerbaijan giành lại quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh trong một cuộc tấn công chớp nhoáng ngày 19.9, nhiều người trong số 120.000 người dân tộc Armenia ở khu vực ly khai này đã bắt đầu cuộc di cư hàng loạt tới Armenia, nói rằng họ lo sợ bị đàn áp và thanh lọc sắc tộc dù phía Azerbaijan đã hứa đảm bảo an toàn cho họ.
Vùng Nagorno-Karabakh ban đầu tuyên bố độc lập, ly khai Azerbaijan vào thập niên 1990, ngay sau khi Liên Xô sụp đổ. Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Tuy nhiên, vùng đất ly khai này có cư dân đa số là người gốc Armenia và được chính quyền Yerevan hậu thuẫn.
Azerbaijan giành lại nhiều vùng tại Nagorno-Karabakh và xung quanh đó sau cuộc chiến năm 2020.
Điện Kremlin lên tiếng về số phận lực lượng gìn giữ hoà bình Liên bang Nga ở Nagorno-Karabakh
Sau khi Azerbaijan giành được quyền kiểm soát lãnh thổ đối với khu vực Nagorno-Karabakh và người gốc Armenia ùn ùn rời đi, dư luận cũng quan tâm tới số phận lực lượng gìn giữ hoà bình Nga ở đây.
Người dân Armenia sơ tán tới một căn cứ quân sự của Nga gần Stepanakert ở Nagorny-Karabakh ngày 21/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau cuộc chiến khốc liệt 6 tuần vào năm 2020, Nga đã triển khai gần 2.000 binh sỹ gìn giữ hoà bình tới Nagorno-Karabakh như một phần của thỏa thuận ngừng bắn mà nước này làm trung gian giữa Azerbaijan và Armenia.
Cùng với việc người gốc Armenia ùn ùn rời bỏ Nagorno-Karabakh sau khi Azerbaijan giành quyền kiểm soát khu vực này bằng một cuộc giao tranh trong vòng 24 giờ, số phận lực lượng gìn giữ hoà bình Nga ở đây cũng được dư luận quan tâm.
France 24 ngày 29/9 dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết tương lai của sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Nagorno-Karabakh sẽ được quyết định bởi Nga và Azerbaijan,
Theo ông Peskov, vì phái bộ hiện đang đóng ở trên lãnh thổ Azerbaijan, cho nên, đây sẽ là chủ đề thảo luận giữa Nga với Azerbaijan.
Ngày 19/9 vừa qua, Azerbaijan đã phát động một chiến dịch quân sự ở Nagorny-Karabakh mà nước này được gọi là "các biện pháp chống khủng bố mang tính chất cục bộ" nhằm khôi phục trật tự Hiến pháp.
24 tiếng đồng hồ sau, một thoả thuận ngừng bắn đã đạt được giữa Azerbaijan và lực lượng ly khai Armenia thông qua sự hòa giải của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga. Theo đó, lực lượng ly khai Armenia đã giải giáp và rút các trang thiết bị hạng nặng khỏi khu vực.
Trên thực tế, ngày 22/9, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng lực lượng người gốc Armenia ở Nagorny-Karabakh bắt đầu bàn giao vũ khí và thiết bị quân sự cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga.
Ngày 25/9, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cam kết rằng các quyền của người sắc tộc Armenia ở Nagorny-Karabakh sẽ được bảo vệ và tiến trình tái hòa nhập của người Armenia ở Nagorny-Karabakh vào xã hội Azerbaijan sẽ thành công.
Dẫu vậy, người Armenia ở Nagorny-Karabakh vẫn quyết định bỏ lại mọi thứ phía sau, rời khỏi vùng đất nóng này dù không biết điều gì đang đợi phía trước,.
Hôm 29/9, Cơ quan người tị nạn Liên hợp quốc cho biết hơn 88.000 người từ Nagorno-Karabakh đã đến Armenia và tổng số có thể lên tới 120.000 người, nghĩa là toàn bộ dân số Nagorno-Karabakh.
Hành trình của những người này tới biên giới Armenia chỉ có 77 km nhưng lại kéo dài ít nhất 30 tiếng đồng hồ do tình trạng tắc đường. Thậm chí, nhiều người chấp nhận ngủ trong ô tô.
Trước tình trạng này, Mỹ và các chính phủ phương Tây khác đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng nhân đạo và yêu cầu các quan sát viên quốc tế tiếp cận khu vực để theo dõi tình hình của người dân địa phương.
Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho rằng "thật khó để nói ai là người chịu trách nhiệm (về cuộc di cư), không có lý do trực tiếp nào cho những hành động như vậy".
Ông Peskov nói thêm: "Tuy nhiên, mọi người vẫn bày tỏ mong muốn rời đi... những người đưa ra quyết định như vậy phải được cung cấp các điều kiện sống bình thường".
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã cảnh báo về "sự thanh lọc sắc tộc" trong khu vực và kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động.
Ông Pashinyan cũng chỉ trích lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã không can thiệp khi Azerbaijan tiến hành cuộc tấn công chớp nhoáng để giành lại quyền kiểm soát khu vực.
Nga đã phủ nhận các cáo buộc này.
Đức kêu gọi Azerbaijan để quan sát viên quốc tế tiếp cận Karabakh Azerbaijan đã tiến hành một chiến dịch chớp nhoáng để kiểm soát Karabakh, khiến hàng nghìn người dân tộc Armenia phải rời bỏ nhà cửa và chạy trốn xung đột. Người dân chờ sơ tán khỏi thành phố Stepanakert, Nagorny-Karabakh. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo Reuters, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 27/9 đã kêu gọi Azerbaijan cho phép các quan sát viên quốc tế...