Azerbaijan làm trung gian duy trì nguồn cung khí đốt Nga đến châu Âu

Theo dõi VGT trên

Azerbaijan đang đàm phán với Nga để duy trì việc vận chuyển khí đốt qua Ukraine, đáp ứng yêu cầu từ Ukraine và EU.

Tổng thống Ilham Aliyev nhấn mạnh vai trò trung gian của Baku có thể nâng cao uy tín quốc tế và mang lại nguồn thu mới.

Azerbaijan làm trung gian duy trì nguồn cung khí đốt Nga đến châu Âu - Hình 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev tại Saint Petersburg (Nga) ngày 26/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Baku đang tiến hành đàm phán với Moskva nhằm duy trì việc vận chuyển khí đốt của Nga đến châu Âu thông qua Ukraine, theo lời của Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev ngày 22/7.

Tổng thống Aliyev cho biết Ukraine và EU đã yêu cầu ông giúp đạt được thỏa thuận với Nga trước khi thỏa thuận hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024. Các chuyên gia nói với tờ Vedomosti (Nga) rằng việc Baku làm trung gian có thể nâng cao hình ảnh quốc tế của Azerbaijan và mang lại nguồn thu bổ sung.

Tổng thống Azerbaijan cũng nhấn mạnh rằng nếu nguồn cung cấp khí đốt của Nga qua Ukraine bị cắt đứt, các quốc gia như Áo và Slovakia sẽ gặp “rắc rối nghiêm trọng,” vì họ sẽ phải chi “hàng trăm triệu USD hoặc hơn” để thay thế nguồn khí đốt này bằng các nguồn khác.

Niyazi Niyazov, chuyên gia về các vấn đề an ninh quân sự tại các quốc gia Nam Kavkaz, nhận định rằng việc Baku làm trung gian sẽ nâng cao uy tín quốc tế của Azerbaijan và có thể mang lại thêm thu nhập cho đất nước trong bối cảnh xuất khẩu dầu mỏ đang giảm. Ông Niyazov cũng nhấn mạnh rằng Nga và Azerbaijan không phải là đối thủ cạnh tranh trên thị trường khí đốt châu Âu.

Về phần mình, Phó Tổng giám đốc Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia Nga, Alexey Grivach, cho rằng về mặt lý thuyết, các bên liên quan có thể loại bỏ tập đoàn năng lượng Naftogaz của Ukraine khỏi hệ thống vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu và thay thế bằng một công ty châu Âu hoặc công ty Socar của Azerbaijan.

Tuy nhiên, ông Grivach lưu ý Socar không thể thay thế toàn bộ khối lượng khí đốt của Nga trên thị trường châu Âu, ngay cả khi Baku chuyển hướng toàn bộ lượng khí đốt xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 10 tỷ mét khối) cho người tiêu dùng châu Âu.

Ông Grivach nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ có thể hỗ trợ bằng cách vận chuyển khí đốt của Iran, nhưng điều này cũng có nghĩa là khối lượng nhiên liệu của Nga cung cấp cho thị trường Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng lên.

Video đang HOT

Nga đang đẩy Turkmenistan ra khỏi thị trường khí đốt tự nhiên ở Trung Á?

Khi Nga hướng về Trung Á để giúp bù đắp sự mất mát về doanh thu khí đốt từ châu Âu, Turkmenistan giàu khí đốt phải vật lộn để tìm khách hàng mới mua khí đốt của mình.

Nga đang đẩy Turkmenistan ra khỏi thị trường khí đốt tự nhiên ở Trung Á? - Hình 1

Trong cuộc gặp với Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev và người đồng cấp Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev tại Moskva ngày 7/10/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) thông báo khởi động đường ống khí đốt từ Nga tới Kazakhstan và Uzbekistan. Ảnh: AFP/TTXVN

Tại sao Turkmenistan lại hoạt động tích cực một cách bất thường trong những tháng gần đây khi nỗ lực tìm kiếm người mua khí đốt tự nhiên của mình? Nghiên cứu kỹ về vấn đề này cho thấy rằng đây là một phản ứng có phần lo lắng trước nỗ lực tìm kiếm thị trường mới của Nga để thay thế doanh thu khí đốt bị mất từ các thị trường EU, theo nhận định mới đây của Bruce Pannier, học giả về Trung Á trong Chương trình Á-Âu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (FPRI) có trụ sở tại Mỹ và là nhà báo, phóng viên kỳ cựu về Trung Á.

Ông Pannier cho rằng, trong nhiều thập kỷ kể từ khi Turkmenistan từng thuộc Liên Xô độc lập vào năm 1991, quốc gia này khá thụ động trong việc tiếp thị và bán khí đốt. Các quan chức Turkmenistan từng nổi tiếng khi thường xuyên nói với các khách hàng tiềm năng rằng nước này có trữ lượng khí đốt hàng nghìn tỷ mét khối (bcm), nhưng sau đó lại giao quyền cho các bên quan tâm bắt đầu đàm phán và đưa ra đề xuất.

Tất cả đã thay đổi vào năm 2024. Kể từ đầu tháng 3 năm nay, các quan chức Turkmenistan đã rất tích cực và công khai quảng cáo Turkmenistan là nhà cung cấp khí đốt, nêu tên Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Kazakhstan và EU là những khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực này.

Turkmenistan giờ đây tỏ ra có ý định bán nhiều khí đốt hơn đến mức khi quan chức hàng đầu nước này là Chủ tịch Halk Maslahaty (Hội đồng Nhân dân-tương đương Thượng viện) Gurbanguly Berdimuhamedov đến thăm Tajikistan vào đầu tháng 4, tuyên bố rằng đã sẵn sàng đề nghị bán số lượng lớn. Tuy nhiên, Tajikistan đang thiếu ngoại tệ thậm chí đã không thể nhập khẩu được 1 bcm khí đốt hàng năm trong hơn ba thập kỷ độc lập.

Mất doanh thu

Turkmenistan đang phải đối mặt với việc mất gần một nửa doanh thu bán khí đốt tự nhiên hiện tại trong bối cảnh nguồn thu từ khí đốt chiếm hơn 80% doanh thu của cả nước.

Được ưu đãi với trữ lượng khí đốt lớn trong top 5 thế giới (ước tính từ 18 đến 27 bcm), tiềm năng của Turkmenistan với tư cách là nhà cung cấp khí đốt đã được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, điều kiện xuất khẩu khí đốt của Turkmenistan không giáp biển về cơ bản là: "Nếu bạn xây dựng một đường ống dẫn tới biên giới Turkmenistan, chúng tôi sẽ cung cấp khí đốt cho bạn".

Nhưng trong hơn 30 năm Turkmenistan độc lập kể từ khi Liên Xô sụp đổ, các đường ống được xây dựng cho dòng khí đốt của Turkmenistan là hai đường ống kết nối với Iran (tổng công suất 20 bcm) và ba đường ống dẫn đến Trung Quốc (tổng công suất 55 bcm).

Đầu năm 2017, Turkmenistan đã đình chỉ xuất khẩu khí đốt sang miền bắc Iran do tranh cãi về việc Iran nợ đọng thanh toán. Ngày nay, Turkmenistan chỉ cung cấp một lượng khí đốt nhỏ cho Iran như một phần của thỏa thuận hoán đổi, theo đó khí đốt được chuyển để đổi lấy việc Iran cung cấp một lượng khí đốt tương tự cho nước láng giềng Azerbaijan, sau đó Azerbaijan sẽ trả tiền khí đốt cho Turkmenistan. Năm 2023, Turkmenistan bán 1,5 bcm cho Azerbaijan.

Nhìn lại chưa đầy 20 năm trước, Turkmenistan đã xuất khẩu từ 40-50 bcm khí đốt sang Nga hàng năm thông qua mạng lưới 5 đường ống ở Trung Á thời Liên Xô.

Vào đầu năm 2009, Turkmenistan hy vọng sẽ chứng kiến doanh số bán khí đốt tăng vọt. Các cuộc đàm phán với tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đã được tổ chức nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang Nga lên 80-90 bcm hàng năm và một dự án xây dựng đường ống thứ tư tới Trung Quốc, có khả năng nâng lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lên 85 bcm, đang tiến triển nhanh chóng.

Nhưng đến tháng 4/2009, trong bối cảnh tranh chấp về giá cả với Nga, một vụ nổ đường ống bí ẩn đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu khí đốt của Turkmenistan trong mạng khí đốt Trung Á. Khi đường ống được sửa chữa vào năm 2010, Moskva tuyên bố chỉ nhập khẩu không quá 10-12 bcm khí đốt từ Turkmenistan mỗi năm.

Nga đang đẩy Turkmenistan ra khỏi thị trường khí đốt tự nhiên ở Trung Á? - Hình 2
Cơ sở năng lượng của Tập đoàn Gazprom ở ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

Vào tháng 2/2015, Gazprom thông báo rằng họ giảm nhập khẩu khí đốt Turkmenistan hàng năm từ 10 bcm xuống 4 bcm và vào đầu năm 2016, Gazprom cho biết họ sẽ đình chỉ hoàn toàn việc nhập khẩu khí đốt Turkmenistan.

Tại thời điểm đó, Turkmenistan đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và kéo dài cho đến ngày nay. Sau khi Nga hủy bỏ thỏa thuận khí đốt, Turkmenistan chỉ còn lại Trung Quốc là khách hàng duy nhất. Hợp đồng khí đốt dài hạn song phương với Trung Quốc được đặt ra với mức giá cố định, được cho là 187 USD/1.000 mét khối.

Nga vào năm 2019 đã đồng ý tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Turkmenistan. Họ đăng ký mua tới 5,5 bcm hàng năm, nhưng với mức giá ít ỏi là 110 USD/1.000 mét khối. Ngoài ra, vào cuối năm 2022, nước láng giềng Uzbekistan, đang gặp phải tình trạng thiếu khí đốt trong mùa đông, đã đạt được thỏa thuận mua khí đốt lên tới 2 bcm mỗi năm.

Có thể nói, trong 15 năm qua, Trung Quốc là khách hàng lớn duy nhất và đôi khi là khách hàng khí đốt duy nhất của Turkmenistan. Từ tháng 12/2009 - 12/2023, Turkmenistan đã vận chuyển hơn 380 bcm sang Trung Quốc.

Với Tuyến A và B của đường ống Trung Á-Trung Quốc (CAC - mỗi tuyến có công suất 15 bcm), cũng như Tuyến C (công suất 25 bcm), tất cả đều hoạt động trong những năm gần đây, Turkmenistan đã xuất khẩu 35-38 bcm sang Trung Quốc hàng năm. Bắc Kinh đã trả cho Turkmenistan 9,6 tỷ USD để mua khí đốt vào năm 2023.

Đối với đường ống CAC thứ tư, cụ thể là Tuyến D (côn suất 30 bcm) - đi qua Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan đến tỉnh Tân Cương phía Tây Trung Quốc - gần như không có tiến triển xây dựng nào trong gần 10 năm qua.

Cuộc cạnh tranh khí đốt mới

Khi xung đột ở Ukraine nổ ra và tháng 2/2022, Nga đã dần mất đi khách hàng khí đốt chính là EU. Trước năm 2022, EU đã mua tới 150-160 bcm khí đốt của Nga hàng năm, trả mức giá cao nhất (gần 2.000 USD/1.000 mét khối vào tháng 11/2021). Đến cuối năm 2023, xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga sang EU đã giảm 80%.

Nga đã phải "hướng về phía Đông" để giúp bù đắp sự mất mát về doanh thu khí đốt từ châu Âu và nhanh chóng tìm được người mua ở Trung Á. Kazakhstan và Uzbekistan đều trải qua tình trạng thiếu điện nghiêm trọng trong những mùa đông gần đây, một phần là do thiếu khí đốt tự nhiên sản xuất trong nước. Năm 2023, Nga đạt được thỏa thuận xuất khẩu khí đốt sang cả hai nước này. Đến cuối năm, Moskva đã cung cấp 7,25 bcm cho Kazakhstan và 1,22 bcm cho Uzbekistan.

Vào tháng 3 năm nay, Uzbekistan đã đồng ý bắt đầu nhập khẩu tới 11 bcm khí đốt của Nga hàng năm vào năm 2026.

Trong khi đó, Turkmenistan đã bỏ lỡ cơ hội bán gần 20 bcm khí đốt cho các nước láng giềng, trong khi có một câu hỏi đặt ra là Nga sẽ làm gì với lượng khí đốt của Turkmenistan mà họ mua. Vì Nga không cần 5,5 bcm khí đốt từ Turkmenistan mà họ mua, nên lượng khí đốt này chưa rõ sẽ đi về đâu.

Khí đốt của Turkmenistan, như đã lưu ý, chảy đến Nga thông qua hệ thống Trung Á, cùng mạng lưới mà Nga đã dành riêng cho việc vận chuyển khí đốt đến Uzbekistan. Điều đó đặt ra câu hỏi liệu một số khí đốt từ Nga mà Uzbekistan mua có phải là khí đốt của Turkmenistan hay không.

Chuyên gia Pannier kết luận, các động thái của Nga có thể giải thích cho nỗ lực tiếp thị rầm rộ chưa từng có gần đây của Turkmenistan để bán khí đốt. Đã có các cuộc họp thường xuyên, với nhiều sự kết hợp khác nhau giữa những quan chức Turkmenistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và EU về khả năng vận chuyển khí đốt của Turkmenistan tới châu Âu trong hơn hai năm. Tuần trước, các quan chức Pakistan đã nói về việc dẫn khí đốt của Turkmenistan tới bờ biển Arab để vận chuyển đến các thị trường châu Âu.

Những ý tưởng mới này dường như đang đi đúng hướng và có triển vọng tốt, nhưng cho đến nay vẫn chưa có cơ sở hạ tầng để đưa khí đốt của Turkmenistan về phía Tây cho thị trường EU, do đó Turkmenistan có thể sớm rơi vào tình thế rất bấp bênh về xuất khẩu khí đốt.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cơn bão sa thải bắt đầu ở Mỹ, 200.000 người sẽ mất việc trong đợt đầu tiênCơn bão sa thải bắt đầu ở Mỹ, 200.000 người sẽ mất việc trong đợt đầu tiên
05:53:34 15/02/2025
Mỹ đã đổi tên Vịnh Mexico, nhưng thực tế ai đang kiểm soát vịnh này?Mỹ đã đổi tên Vịnh Mexico, nhưng thực tế ai đang kiểm soát vịnh này?
05:28:58 15/02/2025
Thêm nhiều nạn nhân thương vong trong vụ nổ khí gas tại Đài LoanThêm nhiều nạn nhân thương vong trong vụ nổ khí gas tại Đài Loan
07:49:03 14/02/2025
Nga cảnh báo kịch bản có thể dẫn đến "tận thế hạt nhân"Nga cảnh báo kịch bản có thể dẫn đến "tận thế hạt nhân"
19:47:21 14/02/2025
Mỹ công bố kế hoạch áp thuế với hàng loạt quốc giaMỹ công bố kế hoạch áp thuế với hàng loạt quốc gia
23:52:04 14/02/2025
Tổng thống Trump trấn an Kiev sau tuyên bố gây sốc về chấm dứt chiến tranh UkraineTổng thống Trump trấn an Kiev sau tuyên bố gây sốc về chấm dứt chiến tranh Ukraine
12:02:57 14/02/2025
Slovakia: Ukraine mua khí đốt Nga qua EU sau khi khóa van trung chuyểnSlovakia: Ukraine mua khí đốt Nga qua EU sau khi khóa van trung chuyển
23:53:44 14/02/2025
Nga đáp trả "tối hậu thư" của Mỹ về UkraineNga đáp trả "tối hậu thư" của Mỹ về Ukraine
20:47:41 15/02/2025

Tin đang nóng

Nữ sinh "điên cuồng" ra rạp xem Na Tra 31 lần trong 8 ngày bị chê phung phí, người cha tiết lộ nguyên nhân đau lòng phía sauNữ sinh "điên cuồng" ra rạp xem Na Tra 31 lần trong 8 ngày bị chê phung phí, người cha tiết lộ nguyên nhân đau lòng phía sau
19:39:56 15/02/2025
Người mẫu Xuân Mai đột ngột qua đời ở tuổi 29Người mẫu Xuân Mai đột ngột qua đời ở tuổi 29
21:08:06 15/02/2025
Phát hiện bộ xương người dưới suối khi đi bắt cáPhát hiện bộ xương người dưới suối khi đi bắt cá
22:24:22 15/02/2025
Hy hữu nam thanh niên nghi say thuốc lào ngã ra đường bị ô tô tông trúngHy hữu nam thanh niên nghi say thuốc lào ngã ra đường bị ô tô tông trúng
23:10:10 15/02/2025
Tiểu thư Doãn Hải My gây sốt với visual xinh hết nấc hẹn hò Văn Hậu, được ví với loạt nữ thần showbiz HànTiểu thư Doãn Hải My gây sốt với visual xinh hết nấc hẹn hò Văn Hậu, được ví với loạt nữ thần showbiz Hàn
19:24:41 15/02/2025
Nữ NSƯT phải bỏ nghề vì chảy máu trong mắt: "Người ta tiêm thẳng vào mắt tôi"Nữ NSƯT phải bỏ nghề vì chảy máu trong mắt: "Người ta tiêm thẳng vào mắt tôi"
20:40:18 15/02/2025
MC Kỳ Duyên tuổi 60 trẻ đẹp khó tin, BTV Hoài Anh triết lý về tình yêuMC Kỳ Duyên tuổi 60 trẻ đẹp khó tin, BTV Hoài Anh triết lý về tình yêu
21:35:21 15/02/2025
Chị giúp việc khoe quà Valentine, tôi sốc khi phát hiện người tặng là aiChị giúp việc khoe quà Valentine, tôi sốc khi phát hiện người tặng là ai
20:43:17 15/02/2025

Tin mới nhất

Ukraine muốn có đội quân 1,5 triệu người nếu không được vào NATO

Ukraine muốn có đội quân 1,5 triệu người nếu không được vào NATO

23:37:25 15/02/2025
Ukraine ước tính họ sẽ cần đến 60 tỷ USD để duy trì lực lượng quân sự nói trên nếu họ không được gia nhập NATO.
Bước ngoặt bất ngờ trong lập trường của Mỹ về Ukraine

Bước ngoặt bất ngờ trong lập trường của Mỹ về Ukraine

23:14:03 15/02/2025
Cả Nhà trắng và điện Kremlin đều đã bất ngờ thông báo về cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống VladImir Putin.
Nga cáo buộc Ukraine "tống tiền hạt nhân"

Nga cáo buộc Ukraine "tống tiền hạt nhân"

22:46:17 15/02/2025
Nga ngày 14/2 bác bỏ cáo buộc trước đó của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng UAV của Moscow đã tấn công nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
Trung Quốc phản hồi đề xuất của ông Trump về vũ khí hạt nhân

Trung Quốc phản hồi đề xuất của ông Trump về vũ khí hạt nhân

22:27:25 15/02/2025
Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ khuôn khổ đa quốc gia của Liên hợp quốc về kiểm soát vũ khí hạt nhân cùng với Nga và Mỹ.
Báo Mỹ: Ông Putin giành chiến thắng lớn sau cuộc điện đàm với ông Trump

Báo Mỹ: Ông Putin giành chiến thắng lớn sau cuộc điện đàm với ông Trump

22:21:45 15/02/2025
Cuộc điện đàm giữa nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin với Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã giúp Moscow phá vỡ được thế phong tỏa của phương Tây.
Liban bắt giữ trên 25 người sau vụ tấn công UNIFIL

Liban bắt giữ trên 25 người sau vụ tấn công UNIFIL

22:01:05 15/02/2025
Trong cuộc nói chuyện với Điều phối viên đặc biệt của Liên hợp quốc tại Liban, bà Jeanine Hennis-Plasschaert, Thủ tướng Liban Nawaf Salam cũng lên án mạnh vụ tấn công và cam kết bắt giữ những đối tượng đứng sau vụ việc.
Thủ tướng Đức phản đối nước ngoài can thiệp vào bầu cử

Thủ tướng Đức phản đối nước ngoài can thiệp vào bầu cử

22:00:19 15/02/2025
Thủ tướng Đức cho biết việc bảo vệ nền dân chủ chống lại chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa độc tài là nền tảng của mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương và kêu gọi duy trì nguyên tắc này.
Ông Zelensky sẵn sàng đàm phán trực tiếp với ông Putin về chấm dứt xung đột

Ông Zelensky sẵn sàng đàm phán trực tiếp với ông Putin về chấm dứt xung đột

21:51:16 15/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẵn sàng đối thoại với Nga sau khi thống nhất quan điểm với Mỹ và châu Âu về việc chấm dứt xung đột.
Rủi ro khôn lường nếu EU tịch thu 'hạm đội bóng tối' của Nga ở biển Baltic

Rủi ro khôn lường nếu EU tịch thu 'hạm đội bóng tối' của Nga ở biển Baltic

21:46:20 15/02/2025
Tuần trước, tờ Politico đưa tin rằng một số nước EU có thể tịch thu hạm đội bóng tối của Nga ở biển Baltic với lý do tuân thủ luật môi trường và luật chống cướp biển quốc tế.
Ukraine đề nghị cung cấp 'khoáng sản quan trọng' cho EU

Ukraine đề nghị cung cấp 'khoáng sản quan trọng' cho EU

21:41:18 15/02/2025
Theo nguồn tin, ông Shmigal cho biết Ukraine sở hữu trữ lượng lớn các khoáng sản như urani, lithi và các tài nguyên quan trọng khác, rất cần thiết cho sự phát triển của EU.
Lãnh đạo Đức và Ukraine cứng rắn với chính sách mới, làm châu Âu 'sốc' của Tổng thống Trump

Lãnh đạo Đức và Ukraine cứng rắn với chính sách mới, làm châu Âu 'sốc' của Tổng thống Trump

21:40:33 15/02/2025
Dù EU, cùng với Mỹ, là một trong những đồng minh mạnh mẽ nhất của Kiev, những bất đồng chính trị nội bộ trong EU về cách tiếp cận đối với Moskva (Moscow) cùng các vấn đề kinh tế, bao gồm mức nợ công cao, đã cản trở sự hỗ trợ lớn hơn.
Tài phiệt Nga đứng sau đàm phán giữa ông Putin và ông Trump

Tài phiệt Nga đứng sau đàm phán giữa ông Putin và ông Trump

21:39:10 15/02/2025
Kirill Dmitriev, một nhà tài phiệt được mệnh danh người cố vấn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, được cho là đang làm trung gian trong các cuộc đàm phán giữa Moscow và Washington.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh sát đột kích "sào huyệt" tổ chức quốc tế lừa đảo hàng trăm tỷ đồng

Cảnh sát đột kích "sào huyệt" tổ chức quốc tế lừa đảo hàng trăm tỷ đồng

Pháp luật

00:09:12 16/02/2025
Tại Campuchia, cảnh sát ập vào nơi trú ẩn của tổ chức lừa đảo quốc tế, bắt giữ 30 nghi phạm. Cùng thời điểm, lực lượng chức năng chốt chặn tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài, khống chế thêm 26 người.
Ngày đầu xử lý 6 nhóm hành vi giao thông: Loạt tài xế xe khách bị xử phạt

Ngày đầu xử lý 6 nhóm hành vi giao thông: Loạt tài xế xe khách bị xử phạt

Tin nổi bật

23:40:09 15/02/2025
Bắt đầu từ hôm nay, kế hoạch xử lý 6 nhóm hành vi vi phạm giao thông của Cục CSGT có hiệu lực. Trong sáng cùng ngày, Phòng CSGT Hà Nội chỉ đạo các tổ công tác xử lý nhiều trường hợp xe khách vi phạm.
Treo thưởng hơn 1,65 tỷ đồng tìm "họa sĩ bốn chân" mất tích bí ẩn

Treo thưởng hơn 1,65 tỷ đồng tìm "họa sĩ bốn chân" mất tích bí ẩn

Lạ vui

23:32:18 15/02/2025
Chú cừu biết vẽ tranh nổi tiếng thế giới đã biến mất bí ẩn tại Nam Phi, khiến chủ trang trại treo thưởng tới 1,2 triệu rand (1,65 tỷ đồng) để tìm lại.
Lee Min Ho bị chê già chát, bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng toàn tập

Lee Min Ho bị chê già chát, bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng toàn tập

Phim châu á

23:22:34 15/02/2025
Bộ phim điện ảnh mới Toàn Trí Độc Giả của Lee Min Ho quy tụ dàn cast đình đám nhưng lại khiến fan nguyên tác thất vọng vô cùng.
Nóng nhất phòng vé: Phim Thu Trang chễm chệ Top 1, đá văng cái tên đình đám này

Nóng nhất phòng vé: Phim Thu Trang chễm chệ Top 1, đá văng cái tên đình đám này

Hậu trường phim

23:17:35 15/02/2025
Đến 16h ngày 15/2, Nụ Hôn Bạc Tỷ của Thu Trang bất ngờ đá văng bom tấn Marvel là Captain America: Thế giới mới để chễm chệ tại vị trí đầu bảng.
Phim Việt giờ vàng bị chê "làm ra chỉ để quảng cáo nước mắm và nhẫn cưới"

Phim Việt giờ vàng bị chê "làm ra chỉ để quảng cáo nước mắm và nhẫn cưới"

Phim việt

23:03:18 15/02/2025
Nhiều bình luận bất bình, thậm chí là chất vấn ekip rằng có phải bộ phim này làm ra chỉ để nhận tiền quảng cáo sản phẩm hay không.
Động thái bất ngờ của Kim Woo Bin - Shin Min Ah ngày Valentine giữa nghi vấn chia tay

Động thái bất ngờ của Kim Woo Bin - Shin Min Ah ngày Valentine giữa nghi vấn chia tay

Sao châu á

22:57:03 15/02/2025
Kim Woo Bin - Shin Min Ah là hình mẫu cặp đôi bền chặt có tiếng tại showbiz, nhưng giờ đây những tin tức về chuyện chia tay không ngừng bủa vây họ.
Con trai massage cho mẹ để lấy tiền tiêu vặt: Giới hạn giữa mẹ và con trai

Con trai massage cho mẹ để lấy tiền tiêu vặt: Giới hạn giữa mẹ và con trai

Netizen

22:50:32 15/02/2025
Mới đây, nữ diễn viên người Mỹ Tori Spelling (51 tuổi) gây tranh cãi trong cộng đồng mạng nước này vì để cậu con trai Beau (7 tuổi) massage cho mẹ. Đây là cách để con cô được mẹ cho tiền tiêu vặt.
(Review) Captain America: Thế giới mới - 'Căng' nhưng chưa đủ 'thấm'

(Review) Captain America: Thế giới mới - 'Căng' nhưng chưa đủ 'thấm'

Phim âu mỹ

22:46:38 15/02/2025
Captain America: Brave New World hay còn có tên Captain America: Thế giới mới được kỳ vọng sẽ làm sống dậy thương hiệu siêu anh hùng Đội trưởng Mỹ nhưng đáng tiếc mọi thứ không như kỳ vọng.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 15/2/2025: Thìn khó khăn, Ngọ phát triển

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 15/2/2025: Thìn khó khăn, Ngọ phát triển

Trắc nghiệm

22:40:03 15/02/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 15/2/2025, Thìn cần chú ý kiểm soát cảm xúc, Ngọ hãy tự tin nắm bắt cơ hội.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 15/2/2025 cho thấy người tuổi
Hát cùng anh trai, thí sinh 'Solo cùng bolero' bị Tố My nhắc nên tiết chế

Hát cùng anh trai, thí sinh 'Solo cùng bolero' bị Tố My nhắc nên tiết chế

Tv show

22:16:17 15/02/2025
Kết hợp cùng anh trai trên sân khấu Solo cùng bolero , Trường Huy được giám khảo Tố My khuyên nên tiết chế trong cách thể hiện