Azerbaijan đề xuất đàm phán giải quyết căng thẳng biên giới với Armenia trong tháng 10
Bộ Ngoại giao Azerbaijan ngày 2/10 cho biết nước này đã đề xuất tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Armenia trong tháng 10 này thay vì tháng 11 như kế hoạch trước đó nhằm giải quyết căng thẳng ở khu vực biên giới hai nước.
Ngôi nhà bị phá hủy trong cuộc pháo kích của lực lượng Azerbaijan tại Sotk, tỉnh biên giới Gegharkunik (Armenia), ngày 14/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Azerbaijan Jeyhun Bayramov và người đồng cấp Armenia Ararat Mirzoyan đã gặp nhau tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 2/10 sau khi giao tranh ác liệt lại xảy ra giữa quân đội hai nước gây nhiều thương vong ở cả hai bên hồi tháng trước. Tại cuộc gặp, phía Azerbaijan đề xuất tiến hành cuộc đàm phán tiếp theo của ủy ban song phương về phân định biên giới vào tháng 10 này thay vì tháng 11 như đã nhất trí trước đó.
Hồi tháng 5 năm nay, Armenia và Azerbaijan thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới, được đánh giá là bước đi hướng tới sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny – Karabakh.
Video đang HOT
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan đã trở nên căng thẳng liên quan đến việc tranh chấp quyền kiểm soát khu vực Nagorny – Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào Armenia. Vấn đề này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa hai nước láng giềng, đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, với sự trung gian của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) do Nga, Mỹ và Pháp làm đồng chủ tịch, xung đột vẫn xảy ra tại đây. Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này, nhưng chưa tìm được giải pháp do cả hai đều coi vùng lãnh thổ tranh chấp thuộc chủ quyền của mình và không chấp nhận các phương án hòa giải được đưa ra.
Azerbaijan phản ứng về bình luận của Chủ tịch Hạ viện Mỹ liên quan đến xung đột với Armenia
Azerbaijan cho rằng những bình luận "không công bằng" Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi như một đòn giáng vào các nỗ lực hòa bình với Armenia.
Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tại cuộc họp báo chung ở Yerevan vào ngày 18/9/2022. Ảnh: AFP
Theo hãng tin Theo AFP, Azerbaijan ngày 18/9 đã chỉ trích Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vì nói rằng Baku đã khơi mào xung đột biên giới với Armenia trong chuyến thăm của bà tới Yerevan.
Theo Azerbaijan, nhận xét của bà Pelosi rằng Azerbaijan đã tiến hành một cuộc tấn công "bất hợp pháp" vào chủ quyền của Armenia là "không có cơ sở và không công bằng" và giáng một đòn nghiêm trọng vào các nỗ lực hòa bình.
"Những cáo buộc không có căn cứ và không công bằng của bà Pelosi chống lại Azerbaijan là không thể chấp nhận được. Bà Pelosi được biết đến như một chính trị gia ủng hộ người Armenia", Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho biết trong một tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Azerbaijan lưu ý: "Đây là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan".
Azerbaijan lặp lại lập trường của mình rằng cuộc giao tranh gần đây là kết quả của "một cuộc khiêu khích quân sự quy mô lớn" của Armenia, điều mà Yerevan bác bỏ.
Trước đó cùng ngày, bà Pelosi đã lên án điều được coi là một cuộc tấn công "bất hợp pháp" của Azerbaijan vào Armenia, vốn châm ngòi cho cuộc giao tranh tồi tệ nhất kể từ cuộc chiến năm 2020 của họ.
"Chúng tôi lên án mạnh mẽ những cuộc tấn công đó. Armenia có tầm quan trọng đặc biệt đối với chúng tôi vì vấn đề an ninh sau một cuộc tấn công bất hợp pháp và gây thương vong của Azerbaijan trên lãnh thổ Armenia", bà Pelosi nói.
Baku và Yerevan đã cáo buộc nhau gây ra vụ giao tranh ở biên giới hôm 13/9, khiến hơn 200 người thiệt mạng.
Armenia và Azerbaijan đã xảy ra hai cuộc chiến - vào những năm 1990 và vào năm 2020 - trên khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh, một vùng đất có dân cư Armenia của Azerbaijan. Cùng với Pháp và Nga, Mỹ đồng chủ trì Nhóm hòa giải Minsk, nhóm đã dẫn đầu các cuộc đàm phán hòa bình kéo dài hàng thập kỷ giữa Baku và Yerevan dưới sự bảo trợ của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
Các nhà phân tích cho biết cuộc giao tranh gần đây phần lớn đã làm mất vai trò của phương Tây nhằm đưa Baku và Yerevan tiến gần hơn tới một thỏa thuận hòa bình.
Mỹ bày tỏ quan ngại về giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan Ngày 3/8, Azerbaijan và Armenia đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và tiến hành các hoạt động khiêu khích tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Binh sĩ Armenia bắn đạn pháo trong cuộc xung đột với lực lượng Azerbaijan ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh ngày 25/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Azerbaijan nêu...