ẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Sáng 29-6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) họp sơ kết hoạt động sáu tháng đầu năm của toàn ngành và đưa ra các định hướng hoạt động trọng tâm trong các tháng cuối năm.
Chế biến sản phẩm xuất khẩu tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Kiên Cường (Kiên Giang)
Sáu tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 18,81 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường giảm, giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực giảm. Cụ thể về xuất khẩu, nhóm hàng nông sản chính ước đạt 8,94 tỷ USD, giảm 2,7%; các sản phẩm chăn nuôi ước đạt 190 triệu USD, giảm 19,4%; thủy sản ước đạt 3,56 tỷ USD, giảm 8,6%; lâm sản chính ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 2,7%… Bên cạnh đó, nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 14,3 tỷ USD, giảm 6,6%. Một số mặt hàng nhập khẩu giảm mạnh về giá trị như: phân bón giảm 9,9%; thuốc trừ sâu và nguyên liệu giảm 25,6%; thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 10,6%, hạt điều giảm 22,3%, rau quả giảm 41%, gỗ và sản phẩm gỗ giảm 8,8%. Thặng dư thương mại toàn ngành đạt 4,5 tỷ USD, tăng 339 triệu USD so với cùng kỳ năm 2019. ể đạt được mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2020 khoảng 41 tỷ USD, ngành nông nghiệp sẽ thực hiện các giải pháp tác động vào các sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, từ chiều tối và đêm nay (30-6), ở Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác; riêng khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30 đến 80mm/24 giờ, có nơi hơn 100mm/24 giờ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ chiều tối và đêm 1 đến 4-7, mưa lớn có xu hướng gia tăng ở các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa. Khu vực Hà Nội có lúc có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ở các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông diện rộng, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, từ đầu mùa hè đến nay ở các tỉnh Bắc Bộ đã trải qua sáu đợt nắng nóng, trong khi ở các tỉnh Trung Bộ là bảy đợt. Dự báo, đến chiều tối 30-6, miền bắc và Hà Nội có khả năng xuất hiện một đợt mưa dông. Từ ngày 1-7 đợt nắng nóng sẽ giảm và chấm dứt ở Bắc Bộ. Tại các tỉnh miền trung nắng nóng sẽ kéo dài đến khoảng ngày 2 và 3-7.
Sáng 29-6, tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu xuất hiện một trận động đất 2,9 độ, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2 km. Theo thống kê, từ ngày 15-6 đến nay, riêng tại huyện Mường Tè, xảy ra bốn trận động đất.
Vụ hè thu năm 2020, toàn tỉnh Hà Tĩnh gieo cấy hơn 44 nghìn ha lúa và hiện bước vào thời kỳ đẻ nhánh rộ. ến nay, có 650 ha lúa bị ảnh hưởng do thiếu nước, trong đó, huyện Hương Sơn 400 ha, huyện Hương Khê 200 ha, huyện Kỳ Anh 20 ha, huyện Can Lộc 30 ha; ngoài ra, khoảng 1.500 ha đậu, ngô có nguy cơ chết cục bộ do hạn.
Tỉnh Ninh Thuận vừa trích Quỹ Cứu trợ hơn 4,2 tỷ đồng để hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do hạn gây ra. Trong đó, phân bổ cho Hội Nông dân tỉnh hơn 489 triệu đồng mua túi trữ nước ngọt hỗ trợ nông dân vùng hạn; các huyện Bác Ái: 1 tỷ đồng, Thuận Bắc: 1 tỷ đồng, Thuận Nam: 600 triệu đồng, Ninh Sơn: 600 triệu đồng và Ninh Hải: 558,9 triệu đồng…
Video đang HOT
Chiều 29-6, Hạt Kiểm lâm huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết: khoảng 15 giờ, tại khu vực rừng thông thuộc xóm 15, xã Diễn Phú đã xảy ra đám cháy. Khoảng 20 giờ 15 phút, lại xuất hiện một đám cháy ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu). Lực lượng chức năng và người dân địa phương khẩn trương dập lửa.
Ban Chỉ đạo Chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh Khánh Hòa có văn bản gửi các tỉnh, thành phố ven biển về việc phối hợp kiểm soát, xử lý nghiêm các tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của tỉnh Khánh Hòa. ịa phương sẽ cung cấp danh sách 193 tàu cá thuộc nhóm trên thường xuyên hoạt động tại các tỉnh khác…
Tốc độ tăng trưởng sáu tháng đầu năm nhóm nông, lâm, thủy sản của tỉnh Bến Tre ở mức âm (-5,31%). Ước tính thiệt hại do hạn mặn đối với ngành nông nghiệp khoảng 1.666 tỷ đồng. Trong đó, trồng trọt bị ảnh hưởng nặng nhất với hơn 5.200 ha lúa đông xuân bị thiệt hại hoàn toàn; 6.674 ha vườn cây ăn quả bị ảnh hưởng từ 30% đến 70%, hơn 2.600 ha bị ảnh hưởng hơn 70% và hơn 274 ha bị chết…
Nâng cao nhận thức của người dân ứng phó với xâm nhập mặn
Từ đợt hạn, mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ, diễn biến, ảnh hưởng tác động của xâm nhập mặn là rất cần thiết.
Từ đó, người dân chủ động có phương án ứng phó, tuân thủ theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.
Đó là một trong những "bài học kinh nghiệm" được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đúc rút ra sau quá trình các ngành, đơn vị, địa phương cùng chung tay ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô 2019-2020.
Trữ nước ngọt trong mương là cách các nhà vườn ở Bến Tre ứng phó với hạn, mặn.
(Nguồn ảnh: TTXVN)
Cùng vào cuộc ứng phó với hạn mặn
Nhằm chủ động ứng phó với ảnh hưởng của xâm nhập mặn, giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt tại ĐBSCL, các ngành, đơn vị, địa phương đã cùng chung tay vào cuộc, quyết liệt triển khai các giải pháp ngay từ đầu.
Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức theo dõi, giám sát, dự báo tình hình nguồn nước liên tục từ tháng 6/2019. Đây là cơ sở để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, thực hiện sớm các giải pháp ứng phó.
Đồng thời, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ các công trình thủy lợi, kịp tham gia kiểm soát mặn, ngọt ngay trong mùa khô 2019-2020, Bộ NN&PTNT cùng với các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng do Bộ quản lý, vượt kế hoạch từ 6-13 tháng. Riêng 5 dự án đã được đưa vào tạm thời vận hành phòng, chống xâm nhập mặn từ tháng 12/2019, tháng 1/2020. Các công trình đã chủ động trực tiếp kiểm soát xâm nhập mặn khoảng 83.000 ha và hỗ trợ kiểm soát ảnh hưởng xâm nhập mặn cho 300.000 ha. Trong thời gian tới, một số dự án đang được thực hiện sẽ tiếp tục bảo đảm chủ động kiểm soát xâm nhập mặn tốt hơn. Cụ thể như: Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, Cái Lớn - Cái Bé, Tứ Giác Long Xuyên,...
Đặc biệt, về sản xuất lúa, các địa phương đã tổ chức xuống giống vụ Đông - Xuân 2019-2020 sớm hơn so với thời vụ các năm trước từ 10 đến 20 ngày. Thời gian xuống giống từ đầu tháng 10 và cơ bản kết thúc xuống giống trong tháng 12/2019 để bảo đảm né thời điểm xâm nhập mặn lên cao; tổng diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 đạt 1.541.000 ha.
Đôi vơi việc bảo vệ các diện tích cây ăn quả, Bộ NN&PTNT đã ban hành tài liệu "Hướng dẫn kỹ thuật canh tác cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Các địa phương tổ chức củng cố hệ thống đê bao và đê quanh vườn để ngăn ngừa nước mặn xâm nhập; không tiến hành rải vụ, trồng mới trong thời gian hạn hán, xâm nhập mặn nếu nguồn nước ngọt không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây.
Tại các địa phương, công tác phòng, chống, ứng phó với hạn mặn được triển khai chủ động ngay từ đầu. Trong đó, với tỉnh Long An, ngay từ sau đợt hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2015-2016, địa phương đã chủ động rà soát, tổng hợp các danh mục ưu tiên, cấp bách để đầu tư nạo vét, tu bổ các công trình chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Cụ thể, triển khai thi công 7 công trình ưu tiên về nạo vét kênh, rạch phục vụ chống hạn hán, xâm nhập mặn với tổng kinh phí đầu tư 93,816 tỷ đồng (trong đó nguồn Trung ương hỗ trợ 62,8 tỷ đồng).
Triển khai thi công 5 trạm cấp nước tập trung và kéo đường ống cấp nước trên địa bàn các huyện Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ, Đức Huệ với tổng kinh phí đầu tư 23,312 tỷ đồng. Bên cạnh đó, địa phương hỗ trợ 1.500 bồn trữ nước (dung tích 300 lít/bồn); 15 máy lọc nước mặn cấp cho các hộ nghèo, cận nghèo thuộc huyện Cần Giuộc; chở 20.510 m3 nước ngọt cho các hộ bị ảnh hưởng. Hỗ trợ vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để trang bị dụng cụ trữ nước và lắp đặt đồng hồ cho các hộ sử dụng nguồn nước từ công trình cấp nước tập trung khu vực lân cận.
Với tỉnh Bến Tre, địa phương đã triển khai nạo vét khoảng 260 km kênh mương nội đồng với tổng khối lượng gần 840.000 m3; sửa chữa, nâng cấp 19 công trình cống và 6 bờ bao. Cùng với đó, trang bị và vận hành thiết bị lọc nước nhiễm mặn RO cho 18/35 trạm cấp nước phục vụ người dân trong thời gian hạn mặn. Chở nước miễn phí cho người dân (mỗi ngày tối thiểu 2.000 m3 nước sạch) và lắp đặt gần 100 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho các hộ dân trong thời gian hạn mặn gay gắt.
Tại tỉnh Đồng Tháp, địa phương tăng thêm các máy bơm dự phòng để bơm tưới trong lúc triều cường. Chủ động xuống giống vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2020 theo lịch khuyến cáo của Sở NN&PTNT và tổ chức lịch xuống giống phù hợp với nguồn nước, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
"Bài học kinh nghiệm" từ đợt hạn mặn
Theo Bộ NN&PTNT, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở khu vực ĐBSCL ghi nhận ở mức cao trong lịch sử. Tuy nhiên, với các giải pháp triển khai đồng bộ từ các ngành, đơn vị, địa phương, mức độ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh được giảm thiểu đáng kể, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là cơ sở để rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó.
Đó là, công tác dự báo xâm nhập mặn cần được thực hiện hiệu quả. Với việc xâm nhập mặn được các đơn vị chuyên ngành dự báo khí tượng, thủy văn thực hiện tốt, nhận định sớm thời điểm xâm nhập mặn ảnh hưởng là thông tin rất quan trọng trong việc bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình trạng nguồn nước.
Sự chỉ đạo, điều hành sớm, sát sao các giải pháp ứng phó của Chính phủ, các Bộ, ngành đã giúp các địa phương và các cơ quan liên quan có kế hoạch thực hiện sớm các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó có việc khoanh vùng, cắt giảm, chuyển đổi thời vụ sản xuất để né mặn, giảm thiểu diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Việc bố trí diện tích, cơ cấu thời vụ (thời gian gieo cấy) phù hợp với tình hình diễn biến xâm nhập mặn, nguồn nước là giải pháp hữu hiệu để ứng phó với xâm nhập mặn. Giải pháp này cần được tiếp tục nghiên cứu, triển khai áp dụng cho ĐBSCL và các khu vực trên cả nước.
Bên cạnh đó là sự phối hợp tốt của các cơ quan truyền thông trong việc cảnh báo sớm và thường xuyên về tình hình nguồn nước, diễn biến xâm nhập mặn, công tác chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành đã giúp phổ biến kịp thời, rộng rãi thông tin. Qua đó, giúp các địa phương, người dân và các cơ quan liên quan chủ động nắm bắt tình hình, triển khai các giải pháp ứng phó.
Từ đợt hạn, mặn thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ, diễn biến, ảnh hưởng tác động của xâm nhập mặn là rất cần thiết. Để từ đó, người dân chủ động có phương án ứng phó, tuân thủ theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.
Việc chủ động tích trữ nước sớm, tại chỗ của người dân ngay trong mùa mưa (bể, bồn, túi đựng nước, thiết bị xử lý nước...); lắp đặt các vòi nước công cộng; sử dụng các phương tiện di động để chở nước đến từng cụm dân cư, hộ gia đình đã mang lại hiệu quả cao trong việc duy trì nước sinh hoạt tối thiểu cho người dân.
Thực hiện mở rộng tuyến ống cấp nước theo hình thức xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm; trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cung cấp vật tư, nhân công kỹ thuật lắp đặt ống nước, người dân tham gia ngày công lao động đào đường rãnh đặt ống nước là kinh nghiệm có thể triển khai mở rộng. Thực tế tại Sóc Trăng đã tiết kiệm khoảng 30% kinh phí thực hiện.
Cùng với đó, sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, các cá nhân trong việc đóng góp sáng kiến, kinh nghiệm ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn; sản xuất, hỗ trợ các trang thiết bị trữ, lọc nước sinh hoạt đã đóng góp quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của hạn hán, xâm nhập mặn, đặc biệt trong việc bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân,...
Đây là những kinh nghiệm quý để Việt Nam tiếp tục ứng phó và giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long và những nơi còn thường xuyên xảy ra việc thiếu nước.
Cũng theo Bộ NN&PTNT, nhằm tiếp tục ứng phó với tình hình hạn mặn, về lâu dài, cần huy động nguồn lực tổng hợp đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Phân bổ đầu tư hợp lý trung và dài hạn, có lộ trình cụ thể đối với các công trình hạ tầng thiết yếu cấp tiểu vùng và toàn vùng. Đồng thời, xem xét việc xây dựng công trình kiểm soát các cửa sông lớn để chủ động nguồn nước ngọt, khống chế ranh mặn hợp lý, kết hợp chống ngập và hạn chế các tác động từ biển, phân phối nguồn nước hợp lý cho các đối tượng sử dụng ở các vùng sinh thái,...
Ngành muối sẽ bật tăng gấp đôi, tiến tới xuất khẩu để chăm sóc sắc đẹp? Một đề án tham vọng đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) đưa ra để thực hiện trong giai đoạn 2021-2030 nhằm tăng gấp đôi sản lượng từ 1 triệu tấn hiện nay lên 2 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu muối trong nước và tiến tới xuất khẩu các sản phẩm muối biển tự nhiên chứa nhiều khoáng...