Axit folic giúp giảm nguy cơ chậm nói ở trẻ
Theo một nghiên cứu mới đây, bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ làm giảm nguy cơ sinh con bị chậm phát triển ngôn ngữ ở độ tuổi lên 3.
Nghiên cứu của Na-Uy phát hiện ra rằng phụ nữ không bổ sung axit folic trước và trong thai kỳ tăng gấp hơn 2 lần nguy cơ có con bị chậm phát triển ngôn ngữ nặng so với những phụ nữ dùng các sản phẩm bổ sung axit folic.
Nghiên cứu này bao gồm số liệu từ Nghiên cứu thuần tập Bà mẹ và trẻ em Na Uy. Các tác giả đã thu thập số liệu ở những trẻ em cho đến khi chúng lên 3 tuổi.
Các bà mẹ đánh giá kỹ năng ngôn ngữ của trẻ theo thang điểm 6. Những trẻ chỉ sử dụng một từ hoặc cách phát âm khó hiểu khi lên 3 tuổi được phân loại là chậm phát triển ngôn ngữ nặng.
Video đang HOT
Trong số gần 39.000 trẻ thuộc nghiên cứu, 204 trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ nặng.
Nghiên cứu cho thấy 0,9% số trẻ mà mẹ không sử dụng các sản phẩm bổ sung axit folic khi mang thai bị chậm phát triển ngôn ngữ nặng so với 0,4% số trẻ được sinh bởi những bà mẹ dùng các sản phẩm này trước hoặc trong thai kỳ. Tỉ lệ này là 0,4% ở những trẻ mà mẹ có bổ sung axit folic kết hợp với các sản phẩm bổ sung khác trước và trong thai kỳ.
Các nhà nghiên cứu không biết chính xác cách mà axit folic ngăn ngừa chậm phát triển ngôn ngữ song có thể là do những lợi ích về dinh dưỡng của chất này đối với hệ thần kinh.
Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ được khuyến nghị bổ sung axit folic để phòng ngừa các dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác.
Các kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the American Medical Association số ra ngày 12/10.
Anh Khôi
Theo dân trí
Thực phẩm chức năng: Lợi bất cập hại?
Một nghiên cứu mới đây cho thấy các sản phẩm bổ sung như vitamin tổng hợp, khoáng chất và axit folic có thể thực sự làm tăng tỉ lệ tử vong ở phụ nữ lớn tuổi.
Các thực phẩm chức năng được sử dụng rộng rãi tại Mỹ với hy vọng là giúp tránh bệnh mãn tính. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết còn chưa rõ tác dụng lâu dài của các sản phẩm này đối với sức khỏe.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã thu thập số liệu của gần 39.000 phụ nữ tham gia vào nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ Iowa. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã xem xét mối liên quan giữa việc sử dụng các thực phẩm chức năng và nguy cơ tử vong. Độ tuổi trung bình của những phụ nữ trong nghiên cứu này 62 tuổi và họ báo cáo về việc sử dụng các sản phẩm bổ sung vào các năm 1986, 1997 và 2004.
Trong vòng 19 năm theo dõi, 15.594 phụ nữ đã tử vong. Các nhà nghiên cứu thấy rằng tỉ lệ phụ nữ báo cáo sử dụng các sản phẩm bổ sung tăng từ mức 63% vào năm 1986 lên 85% vào năm 2004.
Vitamin tổng hợp, vitamin B6, axit folic, sắt, ma-giê, kẽm và đồng đều có liên quan với tăng nguy cơ tử vong. Ngoại trừ các thực phẩm bổ sung can-xi có vẻ làm giảm nguy cơ này.
Jaakko Mursu, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Nghiên cứu này đã làm gia tăng lo ngại về độ an toàn của một số thực phẩm chức năng, vitamin bổ sung thông dụng. Chúng tôi khuyến nghị mọi người nên cân nhắc lại xem liệu có nên sử dụng các sản phẩm này không hay là chú trọng vào chế độ ăn lành mạnh".
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Archives of Internal Medicine số ra ngày 10/10.
Anh Khôi
Theo dân trí
WHO công bố bộ hướng dẫn chống suy dinh dưỡng Đây là một số nội dung trong bộ công cụ trực tuyến do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố gần đây, nhằm cung cấp các hướng dẫn giúp chống lại nhiều loại suy dinh dưỡng khác nhau. Trong đó tập trung vào 3 loại chính: thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin và chất khoáng và thừa cân, béo phì. Ảnh:...