Australia xây dựng lộ trình mở cửa biên giới
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Chính phủ Australia đang xây dựng lộ trình mở cửa biên giới và khôi phục hoạt động du lịch quốc tế, với điều kiện tiên quyết là người nhập cảnh phải có giấy xác nhận đã tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19, nếu không sẽ phải thực hiện cách ly 2 tuần hoặc đồng ý tiêm chủng tại chỗ.
Các phương tiện di chuyển từ bang Victoria sang New South Wales ở Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh Australia tin tưởng sẽ có vaccoine phòng COVID-19 vào đầu năm 2021, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho rằng quy định cách ly bắt buộc đối với những người nhập cảnh chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 là hoàn toàn hợp lý. Ông nhấn mạnh điều kiện nhập cảnh này sẽ khuyến khích mọi người tham gia tiêm chủng cũng như giúp Australia tránh được nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tuy nhiên, kế hoạch trên của Chính phủ Australia đang vấp phải sự phản đối của một số chính trị gia, trong đó có lãnh đạo đảng Một Quốc gia thuộc liên đảng cầm quyền – bà Pauline Hanson, cũng như một số người có quan điểm chống vaccine.
Thủ tướng Morrison đã nhiều lần khẳng định không bắt buộc người dân Australia tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhưng khuyến nghị nên chủng ngừa vaccine do chính phủ cung cấp miễn phí, được xác nhận là an toàn và hiệu quả trong phòng ngừa COVID-19. Tính từ khi dịch bùng phát đến nay, Chính phủ Australia đã chi hơn 3,2 tỷ AUD (khoảng 2,3 tỷ USD) để hỗ trợ phát triển vaccine trong nước và đặt mua từ nước ngoài. Australia tin tưởng rằng nước này sẽ có vaccine phòng COVID-19 vào đầu năm 2021.
Video đang HOT
Ngày 24/11, hãng hàng không Qantas của Australia thông báo sẽ yêu cầu hành khách đi các chuyến bay của hãng trên các tuyến bay quốc tế phải có chứng nhận chủng ngừa COVID-19 mới được lên máy bay. Giám đốc điều hành Qantas Alan Joyce cho biết hãng đang chuẩn bị thay đổi các quy định đối với các chuyến bay quốc tế và việc có áp dụng những thay đổi này với các chuyến bay nội địa hay không sẽ được cân nhắc dựa trên thực tế tình hình dịch bệnh.
Hiện Chính phủ Australia chưa công bố thời điểm mở lại biên giới quốc tế, song hãng Qantas đang lên kế hoạch nối lại các đường bay quốc tế vào tháng 7/2021.
Australia đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong
Australia thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong hôm nay sau khi Trung Quốc đại lục áp luật an ninh mới tại thành phố.
Phát biểu trước truyền thông, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết quyết định đình chỉ hiệp ước dẫn độ đã được đưa ra vì luật an ninh "cấu thành sự thay đổi cơ bản hoàn cảnh" tại Hong Kong.
"Theo quan điểm của chúng tôi và của nhiều quốc gia khác, luật an ninh mới làm suy yếu mô hình 'một quốc gia, hai chế độ' cũng như Luật Cơ bản, mức độ tự chủ của Hong Kong vốn được đảm bảo theo Tuyên bố chung Trung - Anh", Thủ tướng Australia cho hay.
Australia cũng gia hạn thị thực thêm 5 năm cho khoảng 10.000 người Hong Kong đang sống tại nước này. "Vấn đề khác mà chúng tôi đang giải quyết là do kết quả của những thay đổi xảy ra ở Hong Kong, sẽ có những người Hong Kong có thể đang tìm cách chuyển đi nơi khác", ông Morrison nói.
Theo Thủ tướng Morrison, Canberra cũng sẽ tạo điều kiện cấp thường trú nhân cho người Hong Kong hiện ở Australia bằng thị thực sinh viên hoặc lao động tạm trú.
Trước thông báo của ông Morrison, Bộ Ngoại giao Australia cảnh báo công dân nước này ở Hong Kong về nguy cơ bị bắt theo luật an ninh "được định nghĩa mơ hồ". Bộ Ngoại giao kêu gọi công dân "xem xét lại nhu cầu ở lại Hong Kong" nếu lo ngại luật an ninh mới.
Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu trước truyền thông hôm nay. Ảnh: 9News.
Thoả thuận giữa chính phủ Australia và chính quyền Hong Kong về giao nộp bị cáo và tội phạm trốn chạy được ký ngày 15/11/1993. Theo đó, Australia và Hong Kong sẽ dẫn độ nghi phạm bị cáo buộc tội giết người, diệt chủng, cố ý gây thương tích, tấn công gây tổn hại thân thể, đe dọa giết người, tiếp tay cho người muốn tự tử, các tội liên quan phá thai trái phép, bắt cóc, cưỡng hiếp và nhiều tội danh khác.
Luật an ninh Hong Kong được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký thông qua chiều 30/6 sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua tại kỳ họp lần thứ 20. Chính quyền Hong Kong cũng thông qua và công bố chi tiết các điều khoản của luật mới sau đó vài giờ.
Luật an ninh Hong Kong hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Canada tuần trước thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong do luật an ninh mới. Thoả thuận giữa chính phủ Canada và chính quyền Hong Kong về giao nộp tội phạm trốn chạy, được ký ngày 13/6/1997. Theo đó, Canada và Hong Kong sẽ dẫn độ nghi phạm bị cáo buộc tội giết người, hỗ trợ hoặc xúi giục tự sát, tấn công gây thương tích, bắt cóc, buôn bán ma túy và một số tội danh khác.
Ngoài ra, Canada cũng dừng xuất khẩu vật tư quân sự cho Hong Kong và cập nhật cảnh báo đi lại với Hong Kong nhằm "khuyến cáo công dân về những ảnh hưởng tiềm tàng của luật an ninh mới".
Người biểu tình xâm hại tượng đài các nhân vật nổi tiếng tại Australia Chính quyền Australia cho biết sẽ truy tố các đối tượng đã có hành vi xâm hại tượng đài các nhân vật nổi tiếng của nước này. Thủ tướng Australia - Scott Morrison ngày 14/6 đã chỉ trích hành động của một số người biểu tình là đáng thất vọng sau khi các đối tượng quá khích xâm hại tượng đài các nhân...