Australia tiếp tục hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục mới
Ngày 2/7, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA tức ngân hàng trung ương) đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục mới 1% để đối phó với tình trạng thất nghiệp gia tăng và nền kinh tế trong nước đang tăng trưởng chậm lại.
Đồng đôla Australia tại Sydney. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đây là lần thứ hai trong vòng hai tháng liên tiếp RBA cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm sau khi giữ nguyên lãi suất trong suốt ba năm kể từ tháng 8/2016.
Lần cắt giảm mới đây nhất diễn ra vào 4/6, một ngày trước khi Australia công bố số liệu GDP quý 1/2019 đáng thất vọng. Kể từ thời điểm đó đến nay, nền kinh tế của Xứ chuột túi vẫn trong tình trạng trì trệ.
Quyết định mới nhất này của RBA đã được đồn đoán khi tháng trước Thống đốc RBA Philip Lowe tuyên bố rằng một đợt cắt giảm lãi suất sẽ không có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Kinh tế Australia đang bước vào giai đoạn khó khăn, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng dần trong những tháng gần đây, từ mức 4,9% đầu năm lên 5,2% vào tháng Năm. Trong khi GDP quý 1/2019 chỉ tăng 0,4% so với quý trước đó và là mức tăng thấp nhất kể từ quý 3/2009.
Theo Thống đốc Lowe, duy trì một tỷ lệ lãi suất thấp hơn có thể giúp thúc đẩy mục tiêu của RBA. Ông tuyên bố động thái này sẽ hỗ trợ giảm thất nghiệp và giúp RBA đạt được tiến bộ chắc chắn hơn đối với mục tiêu lạm phát.
Thống đốc Lowe lưu ý mức tăng tiền lương của Australia vẫn ở mức thấp và triển vọng tiêu dùng hộ gia đình không chắc chắn. Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng dẫn đến khả năng các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ, ảnh hưởng tới nguồn vốn cho các ngân hàng lớn của Australia.
Người đứng đầu RBA nói rằng sự không chắc chắn do các tranh chấp thương mại và công nghệ đang ảnh hưởng đến đầu tư, qua đó là gia tăng rủi ro đối với nền kinh tế toàn cầu./.
Theo vietnamplus.vn
Triển vọng tăng trưởng Việt Nam vẫn tích cực
Đó là nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB) về tình hình kinh tế Việt Nam trong buổi họp báo "ĐIểm lại-Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam" ngày 1/7, tại Hà Nội.
Theo WB, tăng trưởng GDP trong năm 2019 của Việt Nam dự báo sẽ giảm còn 6,6%. Nguồn: Internet.
Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam, báo cáo của WB đã chỉ ra những điểm sáng như chỉ số giá tiêu dùng có tăng nhẹ trong vài tháng qua, áp lực lạm phát vẫn ở mức vừa phải do tăng trưởng tín dụng có phần chững lại.
Theo WB, tăng trưởng GDP trong năm 2019 của Việt Nam dự báo sẽ giảm còn 6,6%, tốc độ tăng trưởng dù chững lại nhưng vẫn rất tích cực, trong đó, chỉ số lạm phát dự kiến vẫn được duy trì dưới chỉ tiêu lạm phát chính thức là 4%.
Lý giải về điều này, ông Sebastian Eckardt, chuyên gia Kinh tế trưởng của WB Việt Nam cho biết, tăng trưởng gần đây giảm tốc là do tác động dội của những yếu tố bất lợi bên ngoài đối với các ngành kinh tế quan trọng.
Bên cạnh đó, dịch tả lợn châu Phi bùng phát và giá cả quốc tế suy giảm gây ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Đồng thời, sức cầu bên ngoài yếu đi làm tăng trưởng chững lại ở các ngành chế tạo chế tạo, chế biến định hướng xuất khẩu.
Rủi ro tiếp tục gia tăng, do tình trạng bất định toàn cầu tăng lên với khi căng thẳng thương mại tái leo thang và biến động tài chính nhiều hơn. Rủi ro bên ngoài còn trở nên phức tạp hơn khi kết hợp với những nguy cơ dễ tổn thương trong nước, bao gồm chậm trễ trong quá trình củng cố tình hình tài khóa, cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngân hàng, gây ảnh hưởng đến cảm nhận của nhà đầu tư và viễn cảnh tăng trưởng. tuy nhiên trong nửa đầu năm 2019, đầu tư, tiêu dùng vẫn tăng rất mạnh; nhu cầu tiêu dùng vẫn tương đối vững trên cơ sở lương tăng và lạm phát thấp.
Nhận định về tăng trưởng GDP trong năm 2019, ông Sebastian Eckardt chia sẻ, tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa được ký kết, tuy những cam kế của Hiệp định khó triển khai được ngay, tuy nhiên Hiệp định sẽ có nhiều tác động tích cực trong việc gia tăng niềm tin của nhà đầu tư, tăng vốn FDI và đẩy mạnh xuất khẩu.
Trước những thách thức mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt, theo WB, Việt Nam cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể điều chỉnh hợp lý chính sách kinh tế vĩ mô trong trường hợp các rủi ro tiếp tục gia tăng dẫn tới nguy cơ suy giảm các hoạt động kinh tế .
Trong bối cảnh kinh tế khôi phục mạnh mẽ hai năm qua, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng hơn. Trong đó, có thể kể đến như kiềm chế tăng trưởng tín dụng và củng cố tài khóa nhằm tạo dựng thêm các khoảng đệm chính sách cần thiết, báo cáo khuyến nghị.
Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam, ông Sebastian Eckardt, cho rằng với những dấu hiệu chững lại, thậm chí là giảm sút các hoạt động kinh tế, Việt Nam nên cân nhắc về các chính sách vĩ mô nhằm tạo thuận lợi cho tăng trưởng, kể cả quan điểm chính sách tiền tệ hỗ trợ nhằm kích thích tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tiếp tục cải cách cơ cấu bao gồm đổi mới khuôn khổ pháp lý, điều hành, cải cách doanh nghiệp Nhà nước và hệ thống ngân hàng là hết sức quan trọng nhằm củng cố niềm tin của các nhà đầu tư ngắn hạn cũng như cải thiện tiềm năng tăng trưởng đầu tư trung hạn.
Ông Sebastian Eckardt chia sẻ, để xử lý tình trạng bất định và căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục tăng cường chiều sâu hội nhập thương mại qua các hiệp định song phương và khu vực, chẳng hạn như Hiệp định EVFTA và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương-CPTPP.
Theo tapchitaichinh.vn
WB: Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh bất ổn tăng Ngành dịch vụ đạt kết quả kinh doanh tốt - dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước và đặc biệt là tiêu dùng tư nhân vẫn tăng bền vững. Tỷ lệ nợ/GDP giảm từ mức đỉnh 63,7% năm 2016 xuống còn 58,4% năm 2018. Tăng trưởng kinh tế gần đây giảm tốc đó tác động từ yếu tố bất lợi bên ngoài....