Australia tiêm vaccine tăng cường cho người có hệ miễn dịch kém
Australia vừa quyết định sẽ tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch kém nhằm giúp các đối tượng này được bảo vệ tốt hơn trước sự lây lan của Covid-19.
Hôm nay, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết, dựa trên lời khuyên của các chuyên gia tiêm chủng của nước này, Australia quyết định bắt đầu từ đầu tuần tới sẽ tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 3 cho những người có hệ miễn dịch kém:
“Mũi vaccine tăng cường cho những người có hệ miễn dịch kém sẽ bắt đầu được cung cấp từ thứ 2 tới. Tuy nhiên, đến lúc này, mũi tăng cường chỉ dành cho những người có hệ miễn dịch kém với số lượng khoảng 500.000 người để tăng thêm sự bảo vệ cho đối tượng này. Giai đoạn tiếp theo, Nhóm tư vấn tiêm chủng sẽ xem xét về tiêm mũi vaccine tăng cường cho toàn dân và câu trả lời về vấn đề này sẽ được đưa ra vào trước cuối tháng 10″.
Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt. Nguồn The Australian.
Video đang HOT
Quyết định của chính phủ Australia được đưa ra sau khi Nhóm tư vấn tiêm chủng của nước này khuyến cáo về sự cần thiết phải tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 3 cho người có hệ miễn dịch kém. Cụ thể, những người có bệnh lý nền hoặc đang điều trị các liệu pháp ức chế miễn dịch như hóa trị, có thể sẽ không được bảo vệ đầy đủ chỉ với 2 liều vaccine. Vì vậy, những người này nên được tiêm mũi vaccine thứ 3, cách mũi vaccine thứ 2 từ hai đến sáu tháng. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc tiêm mũi vaccine thứ 3, những người có hệ miễn dịch kém tiếp tục cần thực hiện các biện pháp bảo vệ khác như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn ở nơi công cộng.
Vaccine của Pfizer và Moderna là hai loại vaccine được khuyến khích sử dụng cho những cần tiêm mũi thứ 3. Nhưng nếu trước đó đã tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca thì có thể tiếp tục tiêm mũi thứ 3 bằng loại vaccine này.
Quyết định tiêm mũi vaccine tăng cường cho những người có hệ miễn dịch kém được Australia đưa trong bối cảnh, nước này đã tiêm được hơn 30 triệu mũi vaccine ngừa Covid-19. Trong đó, 81,5% người từ 16 tuổi trở lên đã được tiêm 1 mũi vaccine và hơn 60% người đã tiêm đủ 2 mũi. Với tỷ lệ này, Australia không chỉ vượt qua Mỹ mà còn vượt qua cả Israel và Liên minh Châu Âu về tỷ lệ bao phủ 1 mũi vaccine cho người dân.
Tốc độ tiêm vaccine nhanh chóng đang làm cho Australia tiến gần tới việc loại bỏ lệnh phong tỏa trên diện rộng, mở cửa nền kinh tế và biên giới quốc tế để đưa cuộc sống của người dân bước vào giai đoạn bình thường mới. Trong đó, bang New South Wales của Australia, bang đông dân nhất và cũng là nơi dịch Covid-19 bùng phát từ giữa tháng 6 cho đến nay sẽ là bang đầu tiên nới lỏng các biện pháp kiểm dịch và mở cửa biên giới quốc tế từ thứ 2 tới.
Nhật Bản nới lỏng quy định cách ly đối với khách nhập cảnh đã tiêm vaccine
Chính phủ Nhật Bản ngày 27/9 cho biết kể từ ngày 1/10 tới, nước này sẽ nới lỏng các quy định về cách ly đối với những khách nhập cảnh đã tiêm ngừa COVID-19.
Hành khách tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang lên kế hoạch khởi động lại du lịch quốc tế. Phát biểu trong cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết các trường hợp đã được tiêm phòng COVID-19 khi nhập cảnh Nhật Bản chỉ cần cách ly tại nhà trong 10 ngày - giảm 4 ngày so với quy định trước đó. Sau khi hết thời hạn cách ly, những người đã được tiêm phòng đầy đủ có thể tự do đi lại trong lãnh thổ Nhật Bản nếu họ có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, quy định nới lỏng này chỉ được áp dụng đối với các trường hợp đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca.
Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc đang phẩn bổ ngân sách 36,2 tỷ won (tương đương 30,8 triệu USD) để mua thuốc điều trị COVID-19 dạng uống, đồng thời tiếp tục thảo luận với một số hãng dược trên thế giới để ký hợp đồng đặt mua trước loại thuốc này.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, các hãng dược của nước này cũng đang phát triển 11 loại thuốc trị COVID-19 dạng uống, song vẫn sẽ mất nhiều thời gian trước khi thuốc có thể chính thức được tung ra thị trường. Chi phí điều trị nếu dùng thuốc dạng uống được ước tính lên tới hơn 900.000 won (hơn 765 USD). Chính phủ dự định chi trả toàn bộ chi phí này cho người bệnh.
Việc phát triển thành công thuốc điều trị COVID-19 dạng uống đang được kỳ vọng là điều kiện cần thiết để đưa cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân trở lại bình thường, giảm lo lắng về dịch bệnh, giúp người bệnh dễ dàng điều trị tại nhà.
Hiện 3 hãng dược đi đầu trong phát triển thuốc điều trị COVID-19 dạng uống là MSD và Pfizer (Mỹ), Roche (Thụy Sĩ), đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba. Kết quả thử nghiệm tạm thời cho thấy thuốc điều trị COVID-19 giúp ngăn tình trạng bệnh tiến triển nặng và rút ngắn thời gian điều trị, song vẫn chưa có báo cáo nào về tính an toàn.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, vào cuối tuần này, Chính phủ Australia sẽ nhận được khuyến nghị của Cơ quan quản lý sản phẩm điều trị (TGA) về việc có nên công nhận vaccine phòng COVID-19 sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ hay không.
Hiện TGA mới chỉ công nhận các vaccine được sản xuất tại châu Âu, Mỹ và Australia, bao gồm Pfizer, Johnson & Johnson, Moderna và AstraZeneca. Giám đốc TGA - Giáo sư John Skerritt cho biết cơ quan này đang nỗ lực đánh giá các loại vaccine được sản xuất ở nước ngoài, nhưng thông tin về vaccine của Ấn Độ và Trung Quốc còn khá ít so với các loại vaccine mà châu Âu, Bắc Mỹ và Australia đã chấp thuận. TGA đang liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền của hai nước này để có thêm thông tin cần thiết.
Chính quyền bang New South Wales của Australia mới đây đã thông báo sẽ đón nhận 500 sinh viên quốc tế trên hai chuyến bay thuê bao vào tháng 12 tới. Để đủ điều kiện tham gia chương trình, các sinh viên này phải được tiêm chủng đầy đủ loại vaccine được TGA chấp thuận.
EU đạt mục tiêu tiêm chủng cho 70% người trưởng thành Ngày 31/8, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết 70% người trưởng thành ở Liên minh châu Âu (EU) đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, đạt mục tiêu mà liên minh này đặt ra vào đầu năm nay. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Điều này có nghĩa là ít nhất 255 triệu người ở...