Australia thừa nhận làm mất 300 lọ mẫu virus gây chế.t người
Các mẫu bao gồm Hantavirus ( virus gây bệnh từ loài gặm nhấm với tỷ lệ t.ử von.g 38%), Lyssavirus (tương tự bệnh dại), và virus Hendra (được phát hiện trên ngựa vào thập niên 1990).
Ảnh minh họa. Nguồn: insidestategovernment
Chính quyền Australia vừa chính thức thừa nhận vụ mất mát hàng trăm mẫu virus chế.t người tại một phòng thí nghiệm an toàn sinh học ở Queensland vào năm 2021.
Sự cố nghiêm trọng này được phát hiện từ tháng 8/2023 nhưng chỉ mới được công bố rộng rãi hồi đầu tuần này, khiến dư luận không khỏi bàng hoàng.
Vụ mất mát xảy ra tại Phòng thí nghiệm Virus học Y tế Công cộng Queensland sau khi một tủ đông chứa hơn 300 lọ mẫu virus bị hỏng vào năm 2021.
Video đang HOT
Các mẫu bao gồm Hantavirus (virus gây bệnh từ loài gặm nhấm với tỷ lệ t.ử von.g 38%), Lyssavirus (tương tự bệnh dại), và virus Hendra (được phát hiện trên ngựa vào thập niên 1990).
Đáng chú ý, vụ việc này đã không được báo cáo hoặc phát hiện trong gần hai năm, cho đến khi có kiểm toán vào năm 2023.
Theo Giám đốc Y tế Queensland John Gerrard, các mẫu này “khó có khả năng gây rủi ro cho cộng đồng” do chúng nhanh chóng phâ.n hủ.y nếu không được bảo quản trong điều kiện lạnh sâu. Tuy nhiên, ông Gerrard khẳng định vụ việc vẫn là một vi phạm nghiêm trọng các giao thức an toàn sinh học và cần được điều tra kỹ lưỡng.
Bộ trưởng Y tế Queensland Tim Nicholls đã bác bỏ lo ngại rằng các mẫu virus có thể đã bị đán.h cắp hoặc vũ khí hóa, đồng thời nhấn mạnh rằng quá trình biến virus thành vũ khí đòi hỏi sự tinh vi và không phải là việc mà một người không chuyên có thể thực hiện.
Ông Nicholls cũng cho biết, không có bằng chứng nào cho thấy virus Hendra từng bị sử dụng làm vũ khí ở bất kỳ nơi nào.
Dẫu vậy, vụ việc vẫn làm dấy lên câu hỏi về việc tuân thủ các quy định an toàn tại phòng thí nghiệm. Các nhà chức trách cam kết sẽ điều tra nguyên nhân vụ việc và lý do sự cố kéo dài hai năm mà không được phát hiện.
Chính quyền Queensland đã triển khai các biện pháp khẩn cấp, bao gồm đào tạo lại nhân viên, kiểm tra chặt chẽ các giấy phép liên quan, và thực hiện kiểm toán toàn diện để đảm bảo vật liệu nguy hiểm được lưu trữ đúng quy định.
Cuộc điều tra độc lập do cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Australia Martin Daubney và chuyên gia an ninh sinh học Tiến sĩ Julian Druce dẫn đầu, nhằm đưa ra các khuyến nghị cải thiện hệ thống an toàn sinh học quốc gia.
Vụ việc tại Queensland là lời cảnh báo về tầm quan trọng của việc giám sát nghiêm ngặt các cơ sở lưu trữ vật liệu sinh học nguy hiểm.
Trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều rủi ro từ các đại dịch, sự cố này nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về an ninh sinh học ở cấp độ toàn cầu.
Tiê.u diệ.t cá sấu tấ.n côn.g gây chế.t người ở Australia
Ngày 10/7, nhà chức trách Australia thông báo lực lượng chức năng đã tiê.u diệ.t con cá sấu, thủ phạm giế.t chế.t một tr.ẻ e.m ở Vùng lãnh thổ phía Bắc Australia (NT).
Cảnh sát NT xác nhận các nhân viên đã tìm thấy và bắ.n chế.t con cá sấu nước mặn dài 4,2 mét tấ.n côn.g bé gái 12 tuổ.i hồi đầu tháng này.
Trước đó, ngày 2/7, b.é gá.i đã mất tích khi đang đi bơi cùng gia đình ở một con lạch gần thị trấn Palumpa, cách Darwin hơn 200 km về phía Tây Nam. Hai ngày sau, đội tìm kiếm đã phát hiện th.i th.ể đứa trẻ với những vết thương được cho là do cá sấu tấ.n côn.g.
Cảnh sát địa phương cho biết con cá sấu xuất hiện trở lại vào ngày 9/7 và được xác định là thủ phạm đã tấ.n côn.g đứa trẻ. Đây là vụ cá sấu tấ.n côn.g gây chế.t người đầu tiên ở NT kể từ năm 2018.
Khu vực NT có số lượng cá sấu nước mặn lớn nhất trong số các bang hoặc vùng lãnh thổ của Australia. Theo chính quyền địa phương, ước tính có hơn 100.000 con cá sấu nước mặn trong môi trường tự nhiên tại đây.
Các nước thành viên ASEAN cam kết đảm bảo an toàn sinh học Các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cam kết đảm bảo tuân thủ các hiệp định, sáng kiến quốc tế và khu vực về an toàn sinh học và an ninh sinh học. Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt tham dự Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN. Ảnh:...