Australia thay đổi chính sách giáo dục để đáp ứng nhu cầu lao động
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai, chính phủ Australia sẽ thay đổi một số chính sách trong giáo dục.
Chính quyền Australia vừa quyết định tăng học phí đại học với một số ngành mà nước này không ưu tiên trong khi giảm học phí với những ngành mà nước này cần nhiều lao động trong thời gian tới.
Chính phủ Australia điều chỉnh quy định về học phí để khuyến khích sinh viên học những ngành có nhu cầu lao động cao. Nguồn: Simon Schluter.
Theo thông tin mà Bộ trưởng Giáo dục Australia Dan Tehan vừa công bố, dịch Covid-19 làm nền cho nền kinh tế nước này bước vào suy thoái. Để thoát ra khỏi tình trạng này, nền kinh tế Australia cần có đội ngũ nhân lực có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc trong tương lai.
Video đang HOT
Trước thực tế này, Bộ trưởng Dan Tehan dự báo, trong vòng 5 năm tới, công việc trong bốn lĩnh vực gồm chăm sóc sức khỏe, khoa học và công nghệ, giáo dục và xây dựng sẽ là những ngành nghề có nhu cầu lao động cao. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai, chính phủ Australia sẽ thay đổi một số chính sách trong giáo dục.
Thứ nhất là giảm học phí cho bốn lĩnh vực cần nhiều lao động trong tương lai. Cụ thể, ngành giảng dạy, y tá, tâm lý học, Tiếng Anh và các ngôn ngữ khác sẽ được giảm 46% học phí. Ngành nông nghiệp, toán học được giảm 62% học phí và mức giảm 20% sẽ áp dụng với các ngành khoa học, y tế, kiến trúc sư, khoa học môi trường, công nghệ thông tin và kỹ sư.
Thứ hai là do học phí được cắt giảm trong các ngành có nhu cầu lao động cao nên một số ngành học phổ biến khác sẽ phải tăng học phí. Học phí của ngành luật và thương mại sẽ tăng 28% trong khi mức tăng học phí của các ngành nhân văn là 113%.
Trong khuôn khổ những thay đổi trong chính sách giáo dục, Bộ trưởng Dan Tehan cũng cho biết, chính phủ Australia sẽ đầu tư 500 triệu AUD mỗi năm để hỗ trợ những người bản địa tiếp cận với giáo dục đại học và hơn 120 triệu AUD để nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu tại các trường đại học của các vùng.
Biểu tình có thể khiến Australia phải hoãn nới lỏng hạn chế Covid-19
Biểu tình đòi công lý cho người bản địa tại Australia cuối tuần qua có thể làm trì hoãn kế hoạch nới lỏng các hạn chế Covid-19 ở đây thêm 2 tuần.
Các cuộc biểu tình đòi công lý cho người bản địa và phản đối bạo lực của cảnh sát diễn ra tại Australia vào cuối tuần qua có thể làm trì hoãn kế hoạch nới lỏng các hạn chế Covid-19 thêm hai tuần, gây thiệt hại cho nền kinh tế hơn 1 tỷ đôla Australia (AUD) và ảnh hưởng đến lộ trình đưa hàng chục nghìn lao động quay trở lại làm việc.
Biểu tình ở Australia ủng hộ người bản địa và người da đen. Ảnh: The Australian.
Ủy ban Bảo vệ sức khỏe Australia mới đây cho biết, chính quyền và các cơ quan y tế có thể sẽ cần 14 ngày để đánh giá nguy cơ lây lan dịch Covid-19 sau các cuộc biểu tình vừa qua. Và điều này có nghĩa là kế hoạch nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 và mở cửa nền kinh tế theo 3 giai đoạn có thể sẽ bị trì hoãn.
Theo tính toán của Bộ Ngân khố Australia, các hạn chế xã hội trong giai đoạn 2 và 3 dự kiến được gỡ bỏ trong tháng 6 và tháng 7 sẽ tạo việc làm cho gần 600.000 lao động và mang về cho nền kinh tế 6,3 tỷ AUD mỗi tháng. Nội các quốc gia Australia dự kiến sẽ nhóm họp vào cuối tuần này để trao đổi về tình hình dịch bệnh và các biện pháp mở cửa nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo.
Trong khi đó vào ngày hôm qua (9/6), chính quyền bang Nam Australia tuyên bố sẽ cho phép hơn 2.000 người tham dự một sự kiện thể thao được tổ chức vào thứ 7 tới. Bang Queensland cũng cho biết, bang này đang làm việc với ban tổ chức các giải thể thao địa phương để người hâm mộ có thể đến các sân vận động một cách an toàn.
Tình hình dịch Covid-19 tại Australia đang tiếp tục tiến triển tích cực khi ngày hôm qua lần đầu tiên nước này không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng sau 24 giờ và chỉ có 2 ca mắc mới do nhập cảnh từ nước ngoài. Tính đến hôm nay (10/4), Australia có 7.267 ca mắc Covid-19, 6.720 người đã bình phục, 616 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 102 người đã tử vong./.
Báo chí Australia tái cơ cấu, cắt giảm nhiều việc làm Hôm nay (9/6), hai cơ quan báo chí lớn nhất Australia vừa tuyên bố tái cơ cấu, cắt hàng trăm việc làm để giảm bớt gánh nặng tài chính. Tổ hợp truyền thông ABC hôm nay (9/6)cho biết, trong bối cảnh ngân sách cấp cho cơ quan này sụt giảm gần 84 triệu AUD trong giai đoạn từ 2019 đến 2022, cơ quan...