Australia sẽ không điều tàu đến Trường Sa cùng Mỹ
Bộ trưởng Australia nói rằng nước này sẽ không tham gia bất kỳ cuộc tuần tra hải quân nào của Mỹ nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và không đứng về phe nào trong tranh chấp.
Bộ trưởng Thương mại Australia Andrew Robb. Ảnh: Sydney Morning Herald
Bộ trưởng Thương mại Australia Andrew Robb đưa ra bình luận sau khi Ngoại trưởng Australia Julie Bishop gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tuần này. Bà Bishop đã nói rằng Australia “có quan điểm đồng thuận với Mỹ” về Biển Đông. Mỹ đang xem xét điều tàu chiến vào phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở vùng biển này.
“Về vấn đề đó, chúng tôi không đứng về phe nào”, Bloomberg dẫn lời ông Robb, hôm qua nói. “Chúng tôi sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động trinh sát hoặc bất cứ hoạt động nào khác Mỹ đã nêu ra”.
Australia cần tìm cách bảo vệ tuyến đường thương mại đến phía bắc nước này, mà không làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất và là khách hàng quặng sắt và than đá quan trọng của Australia.
Video đang HOT
Gần ba phần tư lượng hàng hóa thương mại của Australia đi qua Biển Đông, ông Robb nói. “Vì vậy, hoàn toàn hợp lý khi chúng tôi quan tâm đến việc đảm bảo rằng hàng hóa của chúng tôi đi qua suôn sẻ”.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Kevin Andrews hồi tháng 5 nói rằng Canberra sẽ tiếp tục tiến hành các chuyến bay giám sát trên Biển Đông. “Chúng tôi đã trinh sát khu vực này gần 35 năm qua”, ông nói. “Chúng tôi đang và sẽ tiếp tục làm điều đó trong tương lai”.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên tiến hành cải tạo đất phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi việc làm của các bên khác trên hai quần đảo mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều bất hợp pháp và vô giá trị.
Khi được hỏi về thông tin Mỹ sắp điều tàu tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: “Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Các quốc gia trong và ngoài khu vực đều có trách nhiệm đóng góp vào việc duy trì và tăng cường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực này”.
Phương Vũ
Theo VNE
Truyền thông Trung Quốc dọa dùng vũ lực với Mỹ
Truyền thông Trung Quốc hôm 15.10 chỉ trích "những hành động khiêu khích không ngừng" của Mỹ ở Biển Đông và cảnh báo nước này sẽ dùng vũ lực để bảo vệ "lợi ích cốt lõi".
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ tham gia một đợt diễn tập ở Biển Đông - Ảnh: US Navy
Căng thẳng giữa hai nước dâng cao kể từ khi giới chức Mỹ hé lộ ý định của Washington điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 13.10 khẳng định Mỹ sẽ đưa tàu, máy bay và hoạt động "ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", đồng thời khẳng định Biển Đông "chưa và sẽ không là ngoại lệ".
Trong bài xã luận hôm 15.10, tờ Hoàn Cầu thời báo, ấn phẩm của Nhân Dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã lên án điều mà họ mô tả là "sự áp bức" của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc sẽ "không dung thứ những vi phạm tràn lan của Mỹ đối với vùng biển kế cận và vùng trời bên trên những hòn đảo đó".
Bài xã luận còn "lớn giọng" tuyên bố Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) phải "sẵn sàng tung những biện pháp trả đũa tùy theo mức độ khiêu khích của Washington".
"Nếu Mỹ vận dụng một cách tiếp cận hung hăng, đó sẽ là sự vi phạm lằn ranh cuối cùng, và Trung Quốc sẽ không ngồi yên. Trung Quốc vẫn bình tĩnh và tự kiềm chế trước các hành động khiêu khích leo thang của Washington nhưng nếu Mỹ xâm phạm những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ không đứng yên và sẽ sử dụng vũ lực để ngăn chặn", tờ báo có quan điểm hiếu chiến viết.
Trong một bài báo khác đăng cùng ngày, Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải, vạch ra những biện pháp đối phó mà Trung Quốc có thể thực hiện nếu Mỹ bắt đầu tuần tra gần các đảo nhân tạo của Bắc Kinh.
Theo ông này, biện pháp đầu tiên sẽ là những cảnh báo về ngoại giao và quân sự. Nếu tình hình leo thang, Trung Quốc có thể điều máy bay bám đuôi máy bay Mỹ để xác định xem có "ý định thù địch" gì hay không trước khi đẩy đuổi tàu và máy bay Mỹ ra khỏi khu vực. Bài báo cũng dẫn lời ông Hồ Ba, giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược biển thuộc Đại học Bắc Kinh, bình luận rằng cả Trung Quốc lẫn Mỹ vẫn sẽ phải kiềm chế để ngăn ngừa đối đầu bùng phát thành "cuộc chiến toàn diện". "Trung Quốc nhiều khả năng không để Mỹ yên ổn. Hậu quả khả dĩ sẽ là một cuộc đối đầu quân sự lâu dài tại Biển Đông", ông nói.
Trong khi đó, Mỹ tiếp tục tỏ ra kiên quyết với kế hoạch điều tàu chiến tuần tra gần đảo nhân tạo ở Biển Đông. Theo Reuters, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ John Richardson hôm 15.10 một lần nữa bảo vệ quan điểm về quyền tự do hàng hải ở vùng biển mà Washington từng tuyên bố có "lợi ích quốc gia" dù không phải là một bên tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. "Việc chúng tôi thực thi quyền tự do qua lại ở nơi luật pháp quốc tế cho phép như Biển Đông không phải là điều ngạc nhiên với bất kỳ ai. Tôi không cho rằng điều này có thể được diễn dịch thành hành động khiêu khích", ông nhấn mạnh.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Mỹ, Úc kiên quyết trong vấn đề Biển Đông Mỹ và Úc tiếp tục có những khẳng định mạnh mẽ về tình hình Biển Đông trong khi Philippines cáo buộc Trung Quốc ngăn cản máy bay trong khu vực. Tàu chiến Mỹ trong một đợt triển khai hoạt động tại Biển Đông - Ảnh: Reuters Trong cuộc họp báo chung theo sau hội nghị thường niên kéo dài 2 ngày tại Boston...