Australia sẽ cung cấp vaccine nCoV miễn phí cho dân
Australia đặt hàng trước vaccine nCoV do AstraZeneca và Đại học Oxford đang phối hợp phát triển, đảm bảo cung cấp miễn phí cho người dân khi sản phẩm hoàn thiện.
Chính phủ Australia đã công bố thỏa thuận ký với nhà sản xuất AstraZeneca để cung cấp miễn phí vaccine Covid-19 tiềm năng cho toàn bộ dân số nước mình. Đây là quốc gia thứ ba trên thế giới chính thức đặt hàng trước các lô vaccine tiềm năng nếu các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối thành công.
“Ứng viên” được Australia đặt hàng là đại diện do AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp phát triển, thử nghiệm. Hiện “ứng viên” này đã tiến tới bước thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III trên diện rộng với sự tham gia của hàng nghìn tình nguyện viên.
Theo thỏa thuận, chính phủ Australia sẽ sản xuất vaccine và cung cấp liều miễn phí cho tất cả công dân. Thủ tướng Scott Morrison cho biết: “Vaccine Oxford là một trong những ‘ứng viên’ có sự phát triển nhanh chóng, cho thấy hiệu quả khả quan và là một trong những đại diện sáng giá nhất trên thế giới, tính tới hiện tại. Theo thỏa thuận này, chúng tôi đảm bảo mọi cư dân đều được tiếp cận vaccine sớm nhất có thể. Nếu vaccine này thành công, chúng tôi sẽ sản xuất và cung cấp chúng ngay lập tức bằng nguồn lực của chính chúng tôi, miễn phí cho 25 triệu người dân Australia”.
Mặt khác, vị Thủ tướng Australia cũng nhận định rằng không có gì đảm bảo “ứng viên” này hay bất kỳ loại vaccine nào khác sẽ đạt đến thành công. Đó là lý do họ vẫn đang tiếp tục thảo luận với nhiều đơn vị nghiên cứu phát triển vaccine nCoV khác trên thế giới, đồng thời ủng hộ các nhà nghiên cứu nội địa tăng tốc tìm ra vaccine.
Video đang HOT
Thủ tướng Scott Morrison trong chuyến thăm các phòng thí nghiệm của hãng dược AstraZeneca ở Sydney, Australia, ngày 19/8. Ảnh: CNN.
Phát biểu hôm 19/8, Thủ tướng Australia Morrison thừa nhận rằng đã có “trở ngại lớn” trong việc sản xuất một loại vaccine nếu nó thành công. Ông nhận định dự án nghiên cứu của Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca là “một trong những đối tượng triển vọng nhất trên thế giới hiện nay”.
Thỏa thuận sản xuất vaccine tiềm năng giữa Australia và AstraZeneca vẫn đang trong giai đoạn đầu. Một thỏa thuận chính thức cuối cùng ở giai đoạn sau sẽ đưa ra các chi tiết cụ thể hơn như giá cả và cách thức phân phối. Chính phủ Australia trước đó cũng khẳng định rằng họ sẽ chi hàng tỷ USD cho chiến lược vaccine của mình.
Chia sẻ với một đài phát thanh địa phương, Thủ tướng Morrison cho biết Australia đặt mục tiêu có 95% dân số được tiêm chủng. Số còn lại sẽ là những người có tình trạng sức khỏe đặc biệt, ảnh hưởng đến khả năng tiêm chủng của họ. Song sau đó vị Thủ tưởng đã đính chính lại và cho biết chính phủ không ép buộc bất kỳ ai tiêm vaccine, nhưng họ được khuyến khích làm vậy để bảo vệ bản thân, người thân, bạn bè và những người xung quanh.
Trung Quốc khuyến cáo công dân không đến Australia
Trung Quốc kêu gọi công dân tránh đến Australia do lo ngại tình trạng "phân biệt chủng tộc nhằm vào người Trung Quốc và châu Á".
"Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng hành động bạo lực và phân biệt chủng tộc nhằm vào người Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung tại Australia. Chúng tôi khuyến cáo khách du lịch Trung Quốc nâng cao nhận thức về an toàn và tránh đến Australia", Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc hôm qua ra thông báo cho hay.
Bộ trưởng Du lịch Australia Simon Birmingham sau đó lên tiếng phản đối, cho rằng thông tin của chính quyền Trung Quốc là không chính xác.
"Chúng tôi bác bỏ tuyên bố không có cơ sở thực tế của Trung Quốc. Australia đang thành công trong ngăn chặn Covid-19 lây lan và mong được chào đón du khách từ mọi quốc gia đến đất nước an toàn, hiếu khách của chúng tôi. Australia cũng là quốc gia đa văn hóa thành công nhất thế giới, cộng đồng người Hoa đóng vai trò đáng kể trong nỗ lực làm nên điều này", Bộ trưởng Birmingham cho hay.
Khách du lịch bên ngoài nhà hát Opera Sydney hôm 20/3. Ảnh: AFP.
Đây được coi là biện pháp tiếp theo của Bắc Kinh nhằm đáp trả việc Canberra kêu gọi điều tra nguồn gốc nCoV. Trung Quốc hôm 12/5 dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn của Australia, trích dẫn những vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch. 5 ngày sau, nước này áp thuế hơn 80% với lúa mạch nhập khẩu từ Australia với lý do bán phá giá.
Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Canberra, chiếm 30% nguồn xuất khẩu thịt bò và cũng là khách hàng mua lúa mạch lớn nhất của Australia. Quan hệ song phương bắt đầu rạn nứt hồi năm 2017 khi Australia đưa ra luật an ninh mới nhằm ngăn sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị trong nước. Trung Quốc cho rằng luật này nhắm thẳng vào họ, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên lạnh nhạt.
Giữa lúc căng thẳng chưa được giải quyết, Ngoại trưởng Australia Marise Payne hôm 19/4 kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc nCoV. Không lâu sau, Thủ tướng Australia Scott Morrison trở thành lãnh đạo quốc tế đầu tiên ngoài Mỹ thúc đẩy vấn đề này.
Theo bình luận viên Ben Westcott của CNN, chủ đề nguồn gốc nCoV ngày càng bị chính trị hóa khi cả Washington và Bắc Kinh đều cố gắng lợi dụng nó để phân tán sự chú ý khỏi những vấn đề kinh tế trong nước. Lời kêu gọi của Australia càng khiến hiềm khích giữa nước này với Trung Quốc leo thang.
Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye từng cảnh báo Australia có thể đối mặt làn sóng tẩy chay của Trung Quốc trong lĩnh vực du lịch, xuất khẩu rượu, thịt bò và nhiều sản phẩm khác nếu Canberra cố theo đuổi một cuộc điều tra về Covid-19.
Sydney ngăn biểu tình vì lo ngại nCoV Giới chức bang NSW sẽ tìm biện pháp pháp lý ngăn cuộc biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" sắp diễn ra do lo ngại Covid-19 bùng phát. "Chính quyền bang New South Wales (NSW) sẽ không bao giờ bật đèn xanh cho hàng nghìn người rõ ràng coi thường các quy định về y tế", Thủ hiến bang NSW Gladys...