Trung Quốc: Trùng Khánh chịu trận lụt lớn nhất kể từ năm 1981
Trùng Khánh, đô thị phía Tây Nam Trung Quốc, có thể đang đối mặt với trận đại hồng thủy lớn nhất kể từ tháng 7 năm 1981.
Nước lũ nhấn chìm khu du lịch Hồng Nhai Động ở Trùng Khánh hôm 19/8/2020. Ảnh: China Daily.
Chiều 18/8, lần đầu tiên trụ sở kiểm soát lũ lụt và cứu trợ hạn hán của thành phố nâng cấp ứng phó kiểm soát lũ lụt lên mức cao nhất.
Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết do những trận mưa lớn gần đây ở lưu vực Tứ Xuyên ở thượng nguồn sông Dương Tử, thành phố bị ngập lụt lần thứ năm trong năm nay.
Bộ này đã kêu gọi tăng cường giám sát và cảnh báo sớm cũng như các nỗ lực phòng chống lũ lụt ở hồ chứa Tam Hiệp và các hồ chứa chính khác.
Theo các cơ quan quản lý tài nguyên nước thành phố, trận lụt sắp tới dự kiến sẽ đổ bộ vào thành phố Trùng Khánh từ 18-20/8.
“Nhờ sự phối hợp quản lý của các hồ chứa ở thượng nguồn sông Dương Tử, Gia Lăng và Ngô Giang, quy mô lũ lụt lần này đã được giảm thành công”, ông Xie Fei, Phó Giám đốc Cục Tài nguyên nước Trùng Khánh, nói. “Nếu không, quy mô trận lũ thứ năm này có lẽ đã vượt qua trận lũ kinh hoàng vào tháng 7 năm 1981″.
Thảm họa năm 1981 đã ảnh hưởng đến hơn 15 triệu người và 1,5 triệu người mất nhà cửa. Hơn 8.660 km2 đất canh tác bị ngập lụt. Thiệt hại kinh tế trực tiếp do lũ lụt gây ra là khoảng 2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 289 triệu USD).
Kể từ trận lụt đầu tiên trong năm nay vào ngày 26/3, Trùng Khánh đã phối hợp với Bộ Tài nguyên nước, Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang và các sở liên quan ở các tỉnh Tứ Xuyên và Quý Châu để kiểm soát dòng nước.
Tại thời điểm áp lực, lưu lượng dòng chảy của hồ chứa Tam Hiệp đã tăng từ 42.000 lên 46.000 m3/s, và khối lượng dòng chảy ra của đập Hướng Gia Bá đã giảm từ 6.300 xuống còn 4.000 m3/s để giảm bớt áp lực lũ lụt ở Trùng Khánh.
Một số con đường và ngôi nhà trên bờ sông Dương Tử và Gia Lăng đã bị nước lũ tràn vào.
Dòng nước lũ đục ngầu bên dưới một đoàn tàu đường sắt thành phố ở Trùng Khánh hôm 19/8/2020. Ảnh: China Daily.
Đường Nanbin, điểm đến du lịch nổi tiếng ở bờ nam sông Dương Tử, bị đóng cửa và tất cả các tòa nhà dọc đường đều cắt điện để tránh tai nạn.
Cánh cổng tại cảng Triều Thiên Môn, địa danh thành phố ở điểm nối của hai con sông, bị lũ nhấn chìm.
Trùng Khánh, đô thị Tây Nam Trung Quốc nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử – con sông chảy dài 6.300 km từ các sông băng ở Cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng qua Trùng Khánh, Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc và Nam Kinh của tỉnh Giang Tô, trước khi đến Biển Hoa Đông ở Thượng Hải.
Để đảm bảo an toàn, Cục An toàn Hàng hải Trùng Khánh đã cấm các tàu thuyền đi lại trong vùng biển dài từ hôm 17/8.
Trung Quốc báo động lũ lụt ở mức cao nhất
Giới chức địa phương ở miền trung Trung Quốc đã ban bố báo động lũ lụt ở mức cao nhất sau khi mức nước một con sông lớn lên tới gần 29,7m, cao hơn mức nguy hiểm 2,2m.
Theo Nikkei, Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc dự báo, mưa lớn từ 100-160mm kéo dài trong 3 ngày tới 23/7 sẽ xảy ra ở các tỉnh Tứ Xuyên, An Huy, Hồ Bắc và Hà Nam.
Mưa như trút đã ảnh hưởng tới gần 24 triệu cư dân ở khắp 24 tỉnh của Trung Quốc từ đầu tháng này, Bộ quản lý các vấn đề khẩn cấp cho biết. Nhà chức trách Trung Quốc ước tính thiệt hại kinh tế trực tiếp do lũ lụt gây ra lên tới 64,4 tỷ NDT (tương đương 9,2 tỷ USD).
Nhà chức trách địa phương ở khu vực sông Hoài Hà ngày 20/7 mô tả việc kiểm soát lũ lụt là "u ám" sau khi mức nước sông chạm mốc lịch sử trong năm nay là 29,66m. Họ cũng cảnh báo, mưa lớn còn tiếp diễn và đẩy mức báo động lũ lụt lên "đỏ" - mức cao nhất trong hệ thống cảnh báo 4 bậc. Sông Hoài Hà chảy qua khu vực miền trung gồm các tỉnh An Huy, Hà Nam, Giang Tô và Sơn Đông.
Trong một video đăng tải trên mạng xã hội trong ngày đầu tuần có hình ảnh thành phố Liuan, tỉnh An Huy ngập trong nước, khiến 10.000 cư dân mắc kẹt. Lực lượng cứu hộ tiếp cận những nơi cần ứng cứu bằng thuyền.
Mùa mưa ở Trung Quốc thường bắt đầu vào 1/6 song năm nay diễn ra sớm hơn một tuần, Trung tâm khí hậu quốc gia nước này cho hay. Mưa lớn tập trung chủ yếu ở vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử - con sông dài nhất nước này.
Theo các quan chức Trung Quốc, mưa dông nhiệt đới năm nay là do lượng hơi nước khổng lồ bốc lên từ Vịnh Bengal gặp gió lạnh tới từ phương bắc.
Mưa lớn kéo dài cũng là phép thử đối với đập Tam Hiệp. Con đập lớn nhất thế giới này được xây xong vào năm 2006, bất chấp sự phản đối của cư dân và các chuyên gia môi trường.
Kể từ cuối tuần trước, mức nước tại hồ chứa đập Tam Hiệp đã lên tới 164,18 mét, mức cao kỷ lục trong suốt mùa lũ kể từ lúc con đập này được xây dựng. Giới chức Trung Quốc liên tục bác bỏ những cáo buộc đập Tam Hiệp không thể ngăn chặn lũ lụt ở các thành phố ở hạ nguồn.
Nguy cơ đại hồng thủy, Trung Quốc báo động đỏ Nhiều vùng của Trung Quốc đã phải tăng mức cảnh báo lũ lụt, có nơi lên mức cao nhất khi nước cuồn cuộn dâng lên, tạo thành trận hồng thủy số 2 ở thượng nguồn sông Dương Tử. Nhà chức trách Trung Quốc đã phát đi cảnh báo đỏ, mức cao nhất trong hệ thống 4 thang cảnh báo về lũ lụt ở...