Australia phê chuẩn sản xuất vaccine AstraZeneca trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các cơ quan y tế Australia cho biết giai đoạn hai của chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 sẽ bắt đầu từ ngày 22/3, với khoảng 6 triệu người dân nước này được tiêm liều vaccine đầu tiên.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Sydney, Australia, ngày 21/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Giai đoạn hai của chiến dịch tiêm chủng sẽ được tiến hành cho các đối tượng từ 70 tuổi trở lên, thổ dân và người dân Đảo Torres từ 55 tuổi trở lên, người chưa đến 70 tuổi mắc các bệnh nền và các nhân viên y tế tuyến đầu.
Ngày 21/3, Cục Quản lý sản phẩm trị liệu Australia (TGA) thông báo đã phê chuẩn việc sản xuất trong nước vaccine AstraZeneca và dự kiến các liều vaccine đầu tiên sẽ được cung cấp trong vài ngày tới, giúp Australia tránh phải phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn truyền thông sở tại, Thư ký Bộ Y tế Australia Brendan Murphy bày tỏ hy vọng du lịch quốc tế có thể được khôi phục trong năm tới và chế độ cách ly tại khách sạn đang được áp dụng có thể được thay đổi. Ông Murphy cho rằng, khi ngày càng nhiều người dân Australia được tiêm chủng và ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới triển khai chương trình tiêm chủng, chính phủ có thể xem xét việc giảm thời gian cách ly hoặc cho phép cách ly tại nhà nhiều hơn, đặc biệt là đối với những người đã được tiêm chủng, vào nửa cuối năm nay.
Video đang HOT
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN
Cùng ngày, hãng dược phẩm AstraZeneca tuyên bố vaccine ngừa COVID-19 của hãng này không chứa các thành phần có nguồn gốc từ thịt lợn.
Trong một tuyên bố, người ngôn viên của hãng AstraZeneca ở Indonesia, ông Rizman Abudaeri nhấn mạnh: “Trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, vacicne này không sử dụng cũng như không liên quan tới các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn hoặc các sản phẩm động vật khác”.
Tuyên bố trên được đưa ra khi ngày 19/3 vừa qua, Hội giáo đồng Ulema Indonesia (MUI) – cơ quan Hồi giáo hàng đầu tại Indonesia – cho rằng vaccine AstraZeneca là “thứ cấm kỵ” đối với người Hồi giáo vì quy trình sản xuất sử dụng “trypsin từ tụy lợn” (trypsin là một dạng enzym trong hệ tiêu hóa của động vật có vú và cả con người, thường được sử dụng trong nuôi cấy tế bào, sản xuất vaccine…). Tuy nhiên, hội đồng này vẫn đồng ý cho phép sử dụng vaccine của AstraZeneca tại quốc gia có người Hồi giáo đông nhất thế giới trong trường hợp khẩn cấp.
Australia, Canada trấn an về vaccine AstraZeneca
Australia, Canada khẳng định vaccine AstraZeneca an toàn và sẽ tiếp tục được sử dụng, trong bối cảnh nhiều nước châu Âu ngừng tiêm vì lo nguy cơ đông máu.
"Chúng tôi không có kế hoạch ngừng sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca và sẽ tiếp tục chương trình tiêm chủng loại vaccine này", Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg nói hôm 16/3, thêm rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã xác nhận vaccine AstraZeneca có hiệu quả và an toàn.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng cho biết giới chức y tế nước này bảo đảm mọi loại vaccine Covid-19 đang triển khai đều bảo đảm an toàn, trong đó có vaccine AstraZeneca. "Chúng tôi đang theo dõi tình hình với một lô vaccine cụ thể ở châu Âu và có thể bảo đảm với người dân Canada rằng không có liều vaccine AstraZeneca nào nằm trong lô đó", ông cho hay hôm 15/3.
Vaccine AstraZeneca được chuẩn bị tại một phòng tiêm ở Pháp hôm 12/3. Ảnh: AFP .
Phát biểu được đưa ra sau khi Đức, Pháp, Italy và nhiều nước châu Âu đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca do lo ngại tình trạng đông máu được báo cáo ở Đan Mạch và Na Uy.
WHO khẳng định loại vaccine này vẫn an toàn và khuyến cáo các nước tiếp tục sử dụng, thêm rằng các chuyên gia vaccine đang xem xét dữ liệu và sẽ họp trong hôm nay. EMA dự kiến tổ chức cuộc họp đặc biệt về vaccine AstraZeneca ngày 18/3.
Giới chức Australia cho biết phần lớn trong 25 triệu dân sẽ được tiêm vaccine AstraZeneca và nước này đã đặt mua gần 54 triệu liều, cùng khoảng 50 triệu liều được sản xuất trong nước từ cuối tháng 3. Australia khởi động chương trình tiêm chủng toàn quốc hồi tháng trước, trong đó vaccine AstraZeneca được sử dụng từ tuần trước. Canberra đặt mục tiêu toàn bộ dân số sẽ được tiêm ít nhất một liều vaccine trước tháng 10.
Canada phê chuẩn vaccine AstraZeneca hồi tháng 2 và đã đặt mua 20 triệu liều, cùng hai triệu liều thông qua thỏa thuận với Viện Huyết thanh Ấn Độ.
Vaccine Covid-19 do hãng AstraZeneca hợp tác phát triển với Đại học Oxford đã được phê duyệt sử dụng khẩn cấp hoặc lưu hành trên thị trường tại hơn 50 quốc gia, bao gồm cả Anh và Liên minh châu Âu (EU). Tính đến ngày 10/3, khoảng 5 triệu người ở châu Âu đã được tiêm loại vaccine này. Công ty dược AstraZeneca khẳng định vaccine Covid-19 của họ an toàn, dựa trên kết quả tiêm chủng cho 17 triệu người ở Anh và Liên minh châu Âu.
Đức, Pháp, Italy ngừng tiêm vaccine AstraZeneca Indonesia hoãn tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca WHO điều tra máu đông sau khi tiêm vaccine AstraZeneca AstraZeneca tuyên bố vaccine không tăng nguy cơ đông máu
Đan Mạch ghi nhận 1 ca tử vong, 1 ca bệnh nặng sau tiêm vaccine AstraZeneca Hai nhân viên tại một bệnh viện ở Đan Mạch đã xuất hiện chứng cục máu đông và xuất huyết não sau khi được tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca. Một người sau đó đã tử vong. Các lọ vaccine phòng bệnh COVID-19 của hãng AstraZeneca tại Milan, Italy, ngày 19/3. Ảnh: Reuters Theo hãng tin RT (Nga), hôm 20/3...