Australia nhượng bộ Google và Facebook trong việc trả phí cho nội dung tin tức
Google và Facebook sẽ không phải trả phí cho các hãng tin tức nội địa Australia cho các tin trên Google Search và Facebook Newsfeed nếu thuyết phục các hãng ký hợp đồng.
Đề xuất này được coi là một sự nhượng bộ lớn của Chính phủ Australia liên quan đến Bộ quy tắc thương lượng truyền thông được trình lên Quốc hội trong tuần này và dự kiến sẽ được ban hành một tuần sau đó.
Trong một loạt các cuộc thảo luận với Google và Facebook trong hai tuần qua, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Bộ trưởng Ngân sách Josh Frydenberg đã hối thúc Google và Facebook ký các thỏa thuận hợp tác với các hãng tin tức nội địa bên ngoài khuôn khổ bộ quy tắc trên. Theo hai quan chức này, nếu hai bên đạt được các thỏa thuận, Chính phủ Australia sẽ sẵn sàng cho phép các tập đoàn công nghệ trên không phải trả tiền cho các tin bài được tìm kiếm trên Google Search hoặc Facebook Newsfeed.
Nhật báo The Sydney Morning Herald của Austrlia dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, tại các cuộc thảo luận, Chính phủ Australia đã phát đi tín hiệu sẽ tạo điều kiện để Google và Facebook có thêm thời gian ký các thỏa thuận thương mại với các hãng tin tức trong nước về việc tham gia các sản phẩm tin tức của Google News Showcase và Facebook News.
Video đang HOT
News Showcase là ứng dụng tin tức mới của Google, trong đó Google trả phí cho các tin bài của các hãng tin tức xuất hiện trên nền tảng này. Trong khi đó, sản phẩm Facebook News của Facebook cũng hoạt động theo cách tương tự. Google đã ra mắt News Showcase tại Australia hai tuần trước đây với sự tham gia của một số công ty truyền thông như Crikey, The Saturday Paper, The Conversation và Australian Community Media. Theo Brad Bender, Phó Chủ tịch toàn cầu về quản lý sản phẩm tin tức của Google, các công ty truyền thông nội địa của Australia “rất hài lòng” với sự ra mắt của sản phẩm News Showcase. Trong 8 ngày đầu tiên ra mắt, đã có hơn 1 triệu lượt xem nội dung tin tức trên ứng dụng này.
Cũng theo tờ The Sydney Morning Herald, các hãng truyền thông lớn khác của Australia cũng đang có các cuộc đàm phán cuối cùng với Google và Facebook về việc tham gia các sản phẩm tin tức nêu trên với các mức phí phù hợp, có thể lên tới hàng chục triệu USD. Tuy nhiên, hầu hết các bản dự thảo thỏa thuận này đều có điều khoản cho phép Google và Facebook chấm dứt các thỏa thuận nếu Chính phủ Australia không sửa đổi các quy định về thương lượng truyền thông.
Google và Facebook từng khẳng định Bộ quy tắc đề xuất các tập đoàn công nghệ này phải trả phí cho việc sử dụng nội dung tin tức là “không khả thi”, thậm chí đe dọa sẽ ngừng một số dịch vụ chính, bao gồm cả tính năng tìm kiếm ở Australia, tuy nhiên người đứng đầu bộ phận đối tác sản phẩm tin tức, web và xuất bản của Google Kate Beddoe, cho hay các hãng tin tức đã đồng ý sử dụng sản phẩm News Showcase và đây có thể là một giải pháp khả thi, đáp ứng các mục tiêu của bộ quy tắc trên.
EU dự định nối gót Australia: Google, Facebook cần trả tiền cho tin tức
Trước đó, để phản đối chính sách yêu cầu thanh toán qua phương tiện truyền thông của Australia, Google đã dọa rút khỏi thị trường nước này.
Các nhà lập pháp EU đang có ý định noi gương Australia, yêu cầu Google và Facebook trả tiền cho những tin tức được tổng hợp miễn phí trong quá khứ. Vụ việc này làm dấy lên sự bất mãn ở Thung lũng Silicon và sự chú ý của ngành công nghiệp Internet toàn cầu.
Các thành viên của Nghị viện Châu Âu từng tiết lộ, hai đạo luật quan trọng của EU về Internet, Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số và Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, hiện đang trong quá trình xây dựng và thông qua. Hai luật sẽ được sửa đổi để bổ sung nội dung tương tự như việc Úc yêu cầu Internet công ty phải trả phí sử dụng tin tức.
Những điều khoản được bổ sung bao gồm: trọng tài ràng buộc về các thỏa thuận cấp phép tin tức và các công ty Internet phải thông báo ngay cho giới truyền thông khi thuật toán xếp hạng tin tức thay đổi.
Thành viên Nghị viện châu Âu Alex Saliba nhận định, các hành động của Australia chống lại Google và Facebook đã giải quyết được sự mất cân bằng nghiêm trọng trong sức mạnh đàm phán mà các nhà xuất bản tin tức phải đối mặt.
Theo Stéphanie Yon-Courtin, một thành viên của Nghị viện châu Âu, bây giờ là lúc gây áp lực lên các nền tảng trực tuyến để cung cấp bồi thường tài chính cho giới truyền thông thông qua các cuộc đàm phán công bằng, đồng thời thông báo những thay đổi ảnh hưởng đến thuật toán xếp hạng tin tức.
Ở góc độ toàn cầu, Liên minh châu Âu rất coi trọng quyền bản quyền của các nhà xuất bản truyền thông, Google và các gã khổng lồ Internet khác của Mỹ cũng đã gặp phải một số lượng lớn các vụ kiện hoặc tranh chấp về bản quyền tin tức trong quá khứ.
Vào năm 2019, Liên minh Châu Âu đã thực hiện những thay đổi lớn đối với luật bản quyền và các nhà xuất bản có quyền hưởng lợi từ nội dung tin tức (ngay cả khi chỉ là một bản tóm tắt ngắn) xuất hiện trên các nền tảng trực tuyến. Kể từ đó, Google Facebook đã đẩy nhanh tốc độ và ký các thỏa thuận cấp phép với nhiều phương tiện truyền thông hơn.
Mặc dù các nghị sĩ ủng hộ việc thông qua phí tin tức của Australia, nhưng vẫn có sự khác biệt trong cách thức cải cách. Theo hệ thống của EU, nếu ý kiến cuối cùng của các nghị sĩ muốn được thực hiện thành luật, thì chúng vẫn cần được các nước thành viên EU thông qua.
Có thông tin cho rằng, các kế hoạch do các thành viên của Nghị viện châu Âu đưa ra là một đòn giáng mạnh vào Google và Facebook. Trước đó, để phản đối chính sách yêu cầu thanh toán qua phương tiện truyền thông của Australia, Google đã dọa rút khỏi thị trường nước này (bao gồm cả công cụ tìm kiếm). Facebook cho biết, nếu luật có hiệu lực sẽ cấm người dùng Australia chia sẻ tin tức.
Mới đây, Google vừa ký thỏa thuận cấp phép với giới truyền thông tại Pháp, một trong những lý do là sự can thiệp của tòa án. Trước đó, Google đã thông báo rằng, họ sẽ chi 1 tỷ USD để cấp phép nội dung tin tức trong 3 năm tới. Công ty nói rằng, luật bản quyền của EU trước đây nhằm tạo ra sự cân bằng hợp lý giữa các nhà xuất bản và các nền tảng trực tuyến.
Google cho biết: "Mọi người tin tưởng Google và sử dụng Google để tìm kiếm thông tin có liên quan và đáng tin cậy từ một số lượng lớn các trang web. Quá trình này giúp các nhà xuất bản mang lại lưu lượng truy cập có giá trị. Chúng tôi sẵn sàng trả tiền để tiếp tục hỗ trợ báo chí. Chúng tôi đang làm điều này trên toàn thế giới".
Google dọa đi, Microsoft đã vội đến Australia Công cụ tìm kiếm của Microsoft đang thua xa Google về lượng người dùng toàn cầu, nhưng công ty này tự tin tuyên bố có thể hạ bệ Google ở ít nhất một khu vực. Chính phủ Australia đã thiết kế bộ quy tắc có thể buộc Facebook, Google trả phí cho các nhà xuất bản tin tức địa phương vì lưu trữ...