Australia nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 2015 để kiềm chế lạm phát
Ngân hàng Dự trữ Australia ( Ngân hàng Trung ương – RBA) ngày 6/9 công bố tăng lãi suất từ 1,85% lên 2,35%, mức cao nhất kể từ năm 2015.
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Australia ở Sydney. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu sau phiên họp Hội đồng quản trị RBA, Thống đốc Philip Lowe cho biết việc tăng lãi suất đã được báo trước, phù hợp với xu thế lạm phát tăng cao, vượt ngưỡng 5,9% ghi nhận trong quý II/2022.
Tiến sĩ Lowe nhấn mạnh mục tiêu của RBA là giữ cho nền kinh tế phát triển đồng đều và đưa lạm phát trở lại giữa biên độ mục tiêu từ 2 – 3%. Điều đó có nghĩa là lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục được nâng lên trong những tháng tới, có thể đạt đỉnh vào cuối năm nay hoặc nửa đầu năm sau, khi lạm phát chạm ngưỡng dự báo là 7,8% và bắt đầu hạ xuống.
Thống đốc RBA phân tích việc điều tiết lãi suất sẽ được thực hiện dựa trên nhiều yếu tố kinh tế ngoài lạm phát, bao gồm cả thị trường việc làm, các vấn đề liên quan đến nguồn cung toàn cầu, sự giảm giá gần đây của một số hàng hóa và tác động của việc tăng lãi suất.
Video đang HOT
Nhận định về thông tin tăng lãi suất, Bộ trưởng Ngân khố Jim Chalmers cho biết thị trường đã dự đoán trước rằng RBA sẽ có động thái siết chặt hơn nữa chính sách tiền tệ, nhưng đây vẫn là một thông tin “hết sức khó khăn” đối với các hộ gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh chi phí sinh hoạt đang tăng cao. Ông nói lãi suất tăng đồng nghĩa với việc các hộ gia đình sẽ phải “thắt lưng buộc bụng” nhiều hơn trong chi tiêu. Nó cũng đồng nghĩa với việc chính phủ sẽ đối mặt với những quyết định khó khăn hơn về tài chính.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Chalmers khẳng định Canberra không can thiệp vào các quyết định độc lập của RBA, nhưng sẽ nỗ lực một cách có trách nhiệm để giúp người dân Australia ứng phó với những áp lực nảy sinh trong thời gian tới và tiếp tục xây dựng một nền kinh tế linh hoạt hơn trong tương lai.
Trước đó, các chuyên gia kinh tế của Australia dự đoán lãi suất sẽ chạm ngưỡng 3,2% vào cuối năm nay, trước khi đạt đỉnh 3,8% vào tháng 7/2023. Chuyên gia Sean Langcake, trưởng bộ phận dự báo kinh tế vĩ mô của Công ty phân tích BIS Oxford Economics cho biết RBA đã loại bỏ các tham chiếu đến việc tăng lãi suất như là một chính sách “bình thường hóa”, báo hiệu rằng cơ quan này sẽ có các đợt tăng lãi suất bổ sung, nhằm thắt chặt hơn nữa thị trường tiền tệ.
Theo chuyên gia Langcake, lãi suất sẽ tiếp tục tăng, nhưng với tốc độ chậm, kéo dài tới nửa đầu năm 2023, để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Tương tự, các nhà kinh tế của Ngân hàng Westpac dự báo lãi suất sẽ tăng lên 3,1% vào cuối năm nay, trước khi đạt mức cao nhất là 3,35% vào tháng 2/2023.
Nhà kinh tế Eleanor Creagh của Công ty PropTrack nhận định mặc dù RBA bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất từ tháng 5/2022, nhưng chưa có tác động tiêu cực nào được ghi nhận trên thị trường, ngoài việc giá nhà ở đang giảm mạnh. Niềm tin của người tiêu dùng Australia giảm, nhưng thị trường lao động vẫn thắt chặt với tỷ lệ thất nghiệp ở mức đặc biệt thấp, chi tiêu không có dấu hiệu chững lại và các điều kiện kinh doanh vẫn lành mạnh. Những điều kiện này cho phép RBA tiếp tục tăng lãi suất, hướng tới mục tiêu đưa lạm phát về mức trung lập 2 – 3%.
Dự kiến, ngày 7/9, Bộ Ngân khố Australia sẽ công bố bản cập nhật số liệu kinh tế quốc gia, trong đó ghi nhận nền kinh tế đã tăng trưởng thêm 1% trong quý II/2022, nâng tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 3,3% lên 3,5%.
Chile tiếp tục đối mặt với 'vòng xoáy' lạm phát
Trong vòng 12 tháng qua, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Chile đã tăng 13,1%, mức cao nhất kể từ năm 1994.
Quang cảnh bên ngoài Ngân hàng Trung ương Chile. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo báo cáo của INE, nhóm mặt hàng tăng giá nhiều nhất trong tháng trước tiếp tục là nhiên liệu. Giá xăng dầu tại Chile trong tháng 7/2022 tăng trung bình 3,4% so với tháng trước đó.
Sau khi đạt mức tăng trưởng kỷ lục vào năm 2021, ở mức 11,7%, nền kinh tế Chile đang bắt đầu có dấu hiệu phát triển chậm lại. Chile khép lại năm 2021 với lạm phát lên tới 7,2%, mức cao nhất trong vòng 14 năm trở lại đây, khiến Ngân hàng trung ương Chile (BCCH) phải rút lại các biện pháp kích thích tiền tệ mà nước này đã áp dụng khi đại dịch bùng phát hồi tháng 3/2020.
Để kiềm chế lạm phát, ngân hàng này vào tháng 6/2022 đã buộc tăng lãi suất từ 8,25% lên 9%, mức cao nhất trong vòng 20 năm qua.
Vào đầu tháng này, nhằm đẩy mạnh hỗ trợ cho người lao động trước đà tăng của giá cả tiêu dùng, Chính phủ Chile đã chính thức triển khai biện pháp tăng lương tối thiểu từ mức 380.000 peso (khoảng 426 USD) lên 400.000 peso (450 USD).
Tổng thống Chile Gabriel Boric cho biết diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế toàn cầu, bao gồm khả năng suy thoái kinh tế cả ở châu Âu và Mỹ, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Chile trong thời gian gần đây.
Tuy nhiên, ông Boric khẳng định quyết tâm đưa mức lương tối thiểu tại Chile đạt mức 500.000 peso (560 USD) trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình, đồng thời yêu cầu sự ủng hộ của người lao động và người sử dụng lao động đối với biện pháp này.
Theo Bộ trưởng Tài chính Chile Mario Marcel, biện pháp tăng lương tối thiểu vừa có hiệu lực sẽ mang lại lợi ích cho hơn 1 triệu người lao động Chile. Biện pháp này cũng bao gồm các gói trợ cấp cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) dùng để trang trải cho việc tăng lương tối thiểu.
FED ủng hộ tiếp tục tăng lãi suất mạnh Ngày 18/6, thành viên ban điều hành Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Christopher Waller đã thể hiện sự ủng hộ đối với việc tăng mạnh lãi suất vào tháng tới. Trụ sở của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ở Washington. Ảnh: Kyodo/TTXVN Trước đó, vào ngày 15/6, FED đã công bố mức tăng lãi suất mạnh nhất...