Australia: Mũi vaccine tăng cường giúp nâng cao hiệu quả chống biến thể Omicron
Mũi tăng cường vaccine COVID-19 có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng miễn dịch chống lại các triệu chứng của biến thể Omicron và nhiều khả năng biến thể này sẽ trở thành biến thể chủ đạo tại Australia.
Đây là cảnh báo của các nhà virus học thuộc Viện Kirby đưa ra ngày 15/12.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Dubbo, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo số liệu, số ca mắc COVID-19 tại bang New South Wales (NSW), Australia lại tăng trở lại vào ngày 15/12 với 1.360 ca mắc mới và 25 ca trong số này nhiễm biến thể Omicron, nâng tổng cố ca mắc biến thể tại New South Wales lên 89 ca.
Video đang HOT
Các nhà khoa học ở Viện Kirby đã đưa ra cảnh báo trên sau khi tiến hành thử nghiệm biến thể Omicron để tìm hiểu cách biến thể này phản ứng với các mẫu của những người đã tiêm đủ liều, những người đã khỏi bệnh nhưng chưa tiêm vaccine và những người từng mắc COVID-19 và được tiêm 2 mũi vaccine. Theo Phó Giáo sư Stuart Turville thuộc Đại học NSW, các nhà khoa học đã lấy mẫu dịch của 2 trường hợp đầu tiên mắc biến thể Omicron tại Australia để thực hiện nghiên cứu này. Cả hai người này đều đã tiêm chủng đầy đủ, trở về Sydney từ Doha, Qatar.
Ông Turville nhấn mạnh trước kia, Beta được biết đến là biến thể có khả năng cao nhất lẩn tránh hệ miễn dịch. Tuy nhiên, đối với Omicron, hiệu quả của 2 mũi vaccine trong việc phòng chống biến thể này gần như bằng 0, bất kể là loại vaccine nào. Ông cho rằng có khả năng hai du khách trên mắc biến thể Omicron có phản ứng miễn dịch kém, song điều này không có nghĩa là 2 mũi vaccine không hiệu quả trong việc ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm Omicron. Dữ liệu do Nam Phi công bố mới đây cho thấy những người tiêm đủ liều ghi nhận mức độ hiệu quả là 33% trong việc chống nguy cơ mắc Omicron, mức này gần như tương đương với tỷ lệ 37% mà Viện Kirby dự báo.
Trong khi đó, nhà dịch tễ học, Giáo sư Deborah Cromer cho rằng dù mức độ hiệu quả của vaccine trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc Omicron bị hạn chế, song việc tiêm chủng vẫn giúp người bệnh tránh được nguy cơ chuyển nặng và nhập viện. Theo bà Cromer, việc tiêm mũi tăng cường vaccine theo công nghệ mRNA như vaccine của Pfizer hay Moderna sẽ giúp tăng mức kháng thể trung hòa, qua đó nâng mức độ hiệu quả của hệ miễn dịch lên 85% trong việc ngăn chặn bệnh có triệu chứng và 98% đối với bệnh nặng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng mô phỏng sự tác động của mũi tăng cường chống lại biến thể Omicron bằng cách nghiên cứu phản ứng của biến thể này đối với các mẫu lấy từ hai nhóm: nhóm có kháng thể tự nhiên sau khi khỏi bệnh và nhóm cũng từng mắc bệnh và sau đó tiêm đủ liều. Các nhà khoa học nhận thấy có sự phản ứng miễn dịch chống lại virus ở hai nhóm này, song mức độ bảo vệ các tế bào trước nguy cơ lây nhiễm giảm tới 22 lần.
Bà Cromer nhận định với kết luận này, tốt nhất các mũi tăng cường nên được tiêm 6 tháng/lần để nâng mức độ hiệu quả chống lại biến thể Omicron.
Chủ tịch Hiệp hội y khoa Australia, Giáo sư Omar Khorshid cảnh báo chương trình tiêm mũi tăng cường tại nước này đang diễn ra chậm trong bối cảnh biến thể Omicron có khả năng lây lan mạnh. Ước tính, đến cuối tháng 12, gần 4 triệu người dân Australia được tiêm mũi tăng cường. Ông nhấn mạnh biến thể Omicron đang gây ra rủi ro lớn đối với người dân và dường như biến thể này lây lan với tốc độ nhanh hơn so với các biến thể khác.
WHO cập nhật thông tin về hiệu quả của vaccine đối với biến thể Omicron
Trong bản cập nhật dịch tễ học hằng tuần, ngày 15/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bằng chứng ban đầu cho thấy các loại vaccine hiện nay có thể kém hiệu quả trong việc ngăn ngừa biến thể Omicron và biến thể này cũng có nguy cơ gây tái nhiễm cao hơn.
Vì vậy, WHO đánh giá rủi ro tổng thể từ biến thể mới Omicron "vẫn còn rất cao".
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Dubbo, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, WHO cho rằng cần thêm dữ liệu để đánh giá rõ hơn về mức độ biến thể Omicron có thể lẩn tránh hệ miễn dịch của người đã tiêm vaccine hay từng nhiễm virus.
Theo WHO, lần đầu tiên kể từ khi Delta được xếp vào loại biến thể đáng lo ngại (VOC) hồi tháng 4, tỷ lệ % trình tự gene của Delta được ghi nhận trên cơ sở dữ liệu khoa học toàn cầu GISAID trong tuần này đã giảm so với các VOC khác. Tuy nhiên, cần hiểu thông tin này một cách thận trọng bởi nhiều nước có thể tiến hành giải trình tự gene đối với biến thể Omicron, vì vậy ít cập nhật hơn các biến thể khác, trong đó có Delta.
WHO khẳng định Delta vẫn là biến thể chủ đạo, chiếm 99,2% trong gần 880.000 trình tự gene được cập nhật lên GISAID với các mẫu thu được trong vòng 60 ngày qua. Mặc dù vậy, xu hướng này đang giảm xét về tỷ lệ của các biến thể Alpha, Beta và Gamma, và với sự xuất hiện của biến thể Omicron. Tổng cộng khoảng 3.775 mẫu (tức 0,4%) là biến thể Omicron, trong khi 3 biến thể VOC khác chiếm gần 0,1% mỗi loại.
Cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cũng cảnh báo Omicron có thể trở thành biến thể phổ biến nhất tại châu Âu, muộn nhất vào giữa tháng 1/2022, sau khi số ca nhiễm Omicron tại châu lục này tăng gấp đôi sau mỗi 2-3 ngày.
Australia thêm 1.115 ca mắc, 5 ca tử vong do COVID-19 Sáng 14/11, Australia ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 theo ngày ở mức thấp nhất trong nhiều tuần trở lại đây, trong bối cảnh quốc gia châu Đại Dương này đang nỗ lực ứng phó với làn sóng dịch thứ ba. Theo đó, có thêm 1.115 ca mắc mới trong cộng đồng và 5 ca tử vong tại Australia trong 24 giờ...