Australia mở cửa biên giới cho du khách nước ngoài từ 21/2
Từ 21/2 tới, Australia sẽ mở cửa biên giới cho du khách nước ngoài sau 2 năm đóng cửa thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19.
Hành khách tại sân bay quốc tế Sydney. Ảnh: Reuters
“Điều kiện nhập cảnh vào Australia là phải tiêm đủ hai mũi vaccine”, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố.
Nhà lãnh đạo cho hay do biến thể Omicron đã xuất hiện tại Australia nên những người tiêm đủ hai mũi vaccine cũng không gây ra bất kỳ nguy cơ nào lớn hơn cho những người dân tại nước này.
Video đang HOT
Những du khách nước ngoài chưa tiêm đủ hai mũi vaccine sẽ phải tuân thủ quy định cách ly của từng bang và vùng lãnh thổ.
Sau khi chỉ cho phép công dân Australia nhập cảnh từ tháng 3/2020, chính phủ nước này đã tiến hành mở cửa lại biên giới theo giai đoạn.
Vào tháng 11/2021, lao động lành nghề và du học sinh là những đối tượng tiếp theo được nhập cảnh sau khi tiêm đủ hai mũi vaccine.
Tính đến sáng 7/2, Australia ghi nhận trên 2,7 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 4.200 ca tử vong.
NATO nêu quan điểm về can dự quân sự vào Ukraine
NATO ủng hộ Ukraine, nhưng không can dự vào các hành động thù địch ở nước này.
Theo kênh truyền hình France24.com, với lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Nga và Ukraine, Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoana mới đây cho biết Liên minh này sẽ không can dự quân sự vào Ukraine, nhưng hỗ trợ Ukraine theo nhiều cách khác nhau.
Binh sĩ Nga trong một cuộc tập trận ở khu vực biên giới. Ảnh: Reuters
Trong cuộc phỏng vấn, ông Mircea Geoana nêu rõ, Ukraine sẽ không gia nhập NATO trong thời gian tới do Liên minh không đạt được đồng thuận. "Không ai nói rằng Ukraine sẽ gia nhập NATO trong tương lai gần. Ukraine phải làm rất nhiều để cải cách trong nước. NATO cũng cần có sự đồng thuận - hiện chúng tôi không có sự nhất trí đối với việc Ukraine trở thành thành viên của NATO", ông Geoana nói.
Ông Geoana nhấn mạnh rằng Liên minh Bắc Đại Tây Dương ủng hộ Kiev, nhưng sẽ không tham gia vào các hành động thù địch ở nước này. Về việc Nga triển khai binh sĩ ở biên giới với Ukraine và Belarus, ông Geoana mô tả các động thái này là "đáng ngờ và rất bất thường".
Ông Geoana lưu ý rằng, sau khi Moskva cáo buộc Mỹ tìm cách kích động chiến tranh bằng cách triển khai lực lượng NATO đến "ngưỡng cửa của Nga", chính hành động của Nga đã thúc đẩy NATO triển khai quân đội và vũ khí trong khu vực: "NATO không có bất kỳ sự hiện diện quân sự nào ở sườn phía Đông trước năm 2014, sau khi Crimea bị sáp nhập. [Nga] muốn Ukraine nằm trong phạm vi ảnh hưởng của họ. Đây là kết quả của xung đột kéo dài ở Donbass và việc sáp nhập Crimea cùng mối đe dọa đối với Ukraine? Mười năm trước, chỉ 20% người Ukraine muốn gia nhập NATO và EU, ngày nay con số này là 60%. Vì vậy, theo một cách nào đó, chúng tôi hy vọng rằng Nga sẽ nhận ra rằng họ đang đi ngược lại với ý định của người Ukraine".
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cảnh báo về nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột quy mô lớn ở châu Âu nếu Ukraine gia nhập NATO.
Nữ nhà báo xin Taliban tị nạn được phép trở về New Zealand Nữ nhà báo Charlotte Bellis, người phải nhờ đến sự giúp đỡ của Taliban để ở lại nước này sau khi không được trở về quê nhà New Zealand vì quy định chống dịch nghiêm ngặt, sắp được trở về nước. Bellis ngày 1/2 cho biết cô sẽ trở lại New Zealand vào tháng 3 tới để sinh con (Ảnh: Instagram). Theo Straits...