Australia lùi thời hạn kết luận về chống bán phá giá dây đai thép từ Việt Nam
Vụ việc vẫn tiếp tục được điều tra đối với các doanh nghiệp còn lại của Trung Quốc và Việt Nam.
ADC sẽ đệ trình kết luận lên Bộ trưởng Công nghiệp, Khoa học và Kỹ thuật chậm nhất ngày 26/10/2021.
Cục Phòng vệ thương mại ( Bộ Công Thương) cho biết, Ủy ban Chống bán phá giá Australia (ADC) đã có thông báo gia hạn lần thứ 5 về thời gian ban hành kết luận cuối cùng và chấm dứt điều tra với Công ty TNHH Sam Hwan Vina trong vụ việc điều tra chống bán phá giá dây đai thép phủ màu từ Trung Quốc và Việt Nam, mã vụ việc 553. Theo đó, thời hạn mới ban hành kết luận cuối cùng và chấm dứt điều tra vụ việc này là ngày 26/10/2021.
Australia lùi thời hạn kết luận cuối cùng về chống bán phá giá đai thép từ Việt Nam. Ảnh: minh hoạ
Đồng thời, ADC cũng chính thức kết luận rằng Công ty TNHH Sam Hwan Vina – nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong vụ việc, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,6 triệu USD, chiếm 83% tổng kim ngạch của Việt Nam, bán phá giá không đáng kể, thấp hơn 2% nên quyết định chấm dứt điều tra với doanh nghiệp này.
Nguyên đơn có thể đề nghị rà soát lại quyết định này trong vòng 30 ngày kể từ ngày ADC công bố thông báo.
Theo Cục Phòng vệ thương mại, vụ việc vẫn tiếp tục được điều tra đối với các doanh nghiệp còn lại của Trung Quốc và Việt Nam. ADC sẽ đệ trình kết luận lên Bộ trưởng Công nghiệp, Khoa học và Kỹ thuật chậm nhất ngày 26/10/2021.
Video đang HOT
Trước đó, tại kết luận điều tra sơ bộ được ban hành vào ngày 23/4/2021, ADC cho rằng Việt Nam không can thiệp vào thị trường nguyên liệu để doanh nghiệp xuất khẩu bán phá giá; biên độ bán phá giá của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không đáng kể và không gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Australia./.
Thị trường Hoa Kỳ: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ phòng vệ thương mại
Hoa Kỳ vốn là thị trường xuất khẩu tiềm năng bậc nhất của nước ta. Tuy nhiên, thị trường này cũng đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thách thức phía trước khi có rất nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nằm trong tầm ngắm phòng vệ thương mại của nước này.
Mỹ cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Ảnh: TL
Ngành gỗ đứng đầu trong danh sách cảnh báo có thể "gặp nạn"
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) vừa cập nhật Danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại. Đáng chú ý, cả 10 sản phẩm trong danh sách cảnh báo đều đối diện nguy cơ tại thị trường xuất khẩu lớn bậc nhất là Hoa Kỳ với nhiều sản phẩm thuộc mặt hàng gỗ.
Bên cạnh các sản phẩm trong ngành gỗ nêu trên, thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại còn có một số sản phẩm khác đang trong "tầm ngắm" phòng vệ thương mại là đá nhân tạo xuất khẩu có mã HS 6810.99; gạch men với các mã HS 6907.21, 6907.22, 6907.23, 6907.30, 6907.40; ống đồng với mã HS 7411.10; 7407.10; 7419.99; 8415.90; vỏ bình ga với mã HS 7311.00; ghim đóng thùng với mã HS tham khảo: 7317.00, 8305.20; xe đạp điện với mã HS 8711.60.
Cụ thể, đầu tiên là gỗ dán từ nguyên liệu gỗ cứng với mã HS 4412.31, 4412.32, 4412.33, 4412.34, 4412.94, 4412.99. Theo thống kê của Bộ Công thương, trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 6/2020 - 5/2021, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của các mặt hàng này đạt 407,3 triệu USD - chiếm tới 25% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ.
Sản phẩm thứ hai là tủ gỗ với mã HS tham khảo: 9403.40, 9403.60. Kim ngạch xuất khẩu tủ gỗ trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 6/2020 - 5/2021 tiếp tục tăng 73% so với cùng kỳ năm trước đó, lên gần 2,8 tỷ USD - chiếm 34% trong tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ.
Trước đó, tháng 10/2020, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đã thông báo khởi xướng điều tra về tình hình nhập khẩu và sử dụng gỗ nguyên liệu được khai thác và buôn bán bất hợp pháp tại Việt Nam. Vụ việc điều tra hiện chưa có kết luận cuối cùng.
Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, bên cạnh cuộc điều tra đang diễn ra, tồn tại khả năng cao Hoa Kỳ có thể khởi xướng các cuộc điều tra khác về phòng vệ thương mại hoặc lẩn tránh thuế đối với mặt hàng tủ gỗ nhập khẩu từ nước ta.
Sản phẩm thứ ba là ghế sofa có khung gỗ có mã HS 9401.61. Theo thống kê, trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 6/2020 - 5/2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên đến 2,87 tỷ USD, tăng 73,7% so với cùng kỳ năm trước - chiếm 39,3% trong tổng nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, tháng 10/2020, USTR đã thông báo khởi xướng điều tra về tình hình nhập khẩu và sử dụng gỗ nguyên liệu được khai thác và buôn bán bất hợp pháp tại Việt Nam. Vụ việc điều tra của Hoa Kỳ chưa có kết luận cuối cùng. Ngoài ra hiện vẫn tồn tại khả năng Hoa Kỳ khởi xướng các cuộc điều tra khác về phòng vệ thương mại hoặc lẩn tránh thuế đối với mặt hàng ghế sofa nhập khẩu từ Việt Nam.
Ngoài ra còn có gỗ thanh và viền dải gỗ được tạo dáng liên tục với mã HS 4409.10, 4409.22, 4409.29 - Mặt hàng này mới được bổ sung vào Danh sách cảnh báo. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu tăng từ tháng 11/2020. Trong giai đoạn 12 tháng từ tháng 6/2020 - 5/2021,kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,6 triệu USD, tăng 315,6% so với cùng kỳ năm trước - chiếm 1,42% trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Chủ động đối phó rủi ro, không tiếp tay cho gian lận xuất xứ
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, nhờ tăng cường công tác kiểm tra giám sát, thiết lập Danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại, nước ta đã kịp thời ngăn chặn, né tránh được nhiều rủi ro khi xuất khẩu cũng như ngăn ngừa được một số trường hợp doanh nghiệp gian lận về xuất xứ hàng hóa...
Được biết, các sản phẩm được gọi tên trong Danh sách cảnh báo sản phẩm có nguy cơ bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp hoặc biện pháp phòng vệ thương mại nêu trên hiện Hoa Kỳ đã áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các thị trường nhập khẩu khác, điển hình là Trung Quốc.
Đáng chú ý, đối với mặt hàng gỗ, Bộ Công thương đã nhận định, xu hướng dịch chuyển đơn hàng, đầu tư của ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam phần lớn là có mục đích để né tránh mức thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ. Điều này sẽ đẩy nước ta vào tình thế bị vạ lây bởi Hoa Kỳ sẽ áp thuế đối với hàng Việt.
Vì vậy, theo các chuyên gia, song song với việc chủ động đối phó rủi ro, các doanh nghiệp và ngành hàng cần đặc biệt chú ý giám sát việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ và khai báo xuất xứ để ngăn chặn các hành vi gian lận có thể xảy ra nhằm hưởng lợi từ chênh lệch thuế. Đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Về lâu dài, để xuất khẩu bền vững, các doanh nghiệp nước ta cần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, gia tăng chế biến sâu, xây dựng thương hiệu để vừa tăng giá trị, vừa tránh các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp. Ngoài ra, hàng hóa xuất khẩu nước ta cũng cần hướng đến đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường, trong đó có Hoa Kỳ.
Nhôm Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá từ 25/4 Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 1282/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), ngày 20/4, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BCT về kết quả...