Australia lên kế hoạch xuất khẩu năng lượng sạch
Thủ tướng Australia Scott Morrison đang chuẩn bị một kế hoạch tổng thể về biến đổi khí hậu để đẩy nhanh việc xuất khẩu năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang các công nghệ phát thải thấp mới và các nguồn năng lượng sạch để hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trước thềm hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Glasgow (Anh) vào tháng 11 tới và trong bối cảnh Canberra đang chịu áp lực phải thông qua mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050, Thủ tướng Morrison cho biết Australia muốn đưa ra các “kế hoạch hành động thực tế”, thay vì chỉ đưa ra con số mục tiêu và thời hạn. Ông nhấn mạnh kế hoạch khí hậu mới của Australia sẽ nhằm vào hai mục tiêu: mục tiêu môi trường là cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mục tiêu kinh tế là tích hợp công nghệ năng lượng mới của Australia vào sự phát triển ở châu Á.
Nhà lãnh đạo Australia thừa nhận, vai trò của Canberra trong việc cung cấp các nguồn năng lượng cho châu Á sẽ không kéo dài và cần phải có một sự chuyển đổi cơ bản sang nền kinh tế phát thải thấp trong khi các động lực đang thúc đẩy sự thay đổi này ở cấp độ toàn cầu không chỉ là môi trường mà còn là kinh tế và tài chính.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu trước Đại Hội đồng Liên hợp quốc cuối tuần trước, Thủ tướng Morrison khẳng định Australia là một đối tác đáng tin cậy trong quá trình chuyển đổi sang tương lai năng lượng sạch và cho biết chính phủ của ông sẽ đưa ra chiến lược giảm phát thải dài hạn trước hội nghị thượng đỉnh Glasgow. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng thế giới đang chuyển đổi sang một nền kinh tế năng lượng mới. Vấn đề hiện không còn là nếu hay thậm chí là khi nào, mà là ở cách thức chuyển đổi. Và câu trả lời chính là công nghệ – những công nghệ thực tế, có thể áp dụng rộng rãi và khả thi về mặt thương mại”.
Ngày 24/9, tại Washington, lãnh đạo các nước Nhóm “Bộ tứ” gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia đã có cuộc họp trực tiếp đầu tiên, nhất trí với mục tiêu đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 “tốt nhất là vào năm 2050″ và giúp tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow. Các nhà lãnh đạo cũng đưa ra cam kết làm sạch chuỗi cung ứng cho các khoáng sản quan trọng được sử dụng trong công nghệ hiện đại để giúp giảm lượng khí thải carbon.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn được công bố ngày 27/9, Thủ tướng Morrison cho biết hiện ông chưa quyết định có tham dự COP26 hay không.
Australia tin tưởng vào triển vọng của tiến trình đàm phán FTA với EU
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Thương mại Australia Dan Tehan ngày 20/9 bày tỏ tin tưởng rằng tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Canberra và Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiếp tục diễn ra, bất chấp những nỗ lực cản trở của Pháp.
Ông Dan Tehan, Bộ trưởng Thương mại Australia. Ảnh: The Islander/TTXVN
Phát biểu trước chuyến công du châu Âu để thảo luận về FTA vào ngày 12/10 tới, ông Tehan cho rằng "không có lý do gì" để không tiếp tục tiến trình đàm phán vì "lợi ích chung" của cả hai bên.
Pháp đang tìm cách cản trở đàm phán FTA giữa EU và Australia, yêu cầu các quốc gia châu Âu "xem xét lại" thỏa thuận này để trả đũa chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison hủy hợp đồng đóng tàu ngầm trị giá hàng chục tỷ USD đã ký với Paris. Đại diện Chính phủ Pháp cũng đề nghị các quốc gia thành viên EU cùng với Paris rút khỏi tiến trình đàm phán FTA kéo dài 3 năm giữa Brussels và Canberra.
Bảo vệ quyết định hủy hợp đồng đóng tàu ngầm với tập đoàn Naval của Pháp, Bộ trưởng Tehan tái khẳng định Thủ tướng Morrison đưa ra quyết định này vì lợi ích quốc gia của Australia.
Trước đó, ngày 19/9, Thủ tướng Scott Morrison cũng tuyên bố Australia nói đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu để giải thích cho việc hủy hợp đồng tàu ngầm trị giá 40 tỉ USD với Pháp, đồng thời cho biết cChính phủ Australia đã nêu quan ngại với Paris trong nhiều tháng.
Australia đã từ bỏ thỏa thuận năm 2016 với Tập đoàn Naval Group của Pháp để đóng một hạm đội tàu ngầm thông thường. Ngày 16/9, Australia công bố kế hoạch đóng ít nhất 8 tàu ngầm hạt nhân sau khi cùng Mỹ và Anh thông báo thành lập liên minh AUKUS mới, theo đó Mỹ và Anh sẽ chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân cho Australia. Động thái này khiến Pháp - một đồng minh NATO của Mỹ và Anh - tức giận và triệu hồi các đại sứ của mình từ Washington và Canberra.
Thỏa thuận ba bên AUKUS mới đã đặt Washington vào một cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có với Paris mà các nhà phân tích cho rằng có thể gây thiệt hại lâu dài cho các liên minh của Mỹ với Pháp và Liên minh châu Âu.
"Cú rẽ ngang" quyết liệt của Australia trong cán cân Mỹ - Trung Trong nhiều năm, Australia luôn cố gắng cân bằng mối quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng thỏa thuận an ninh với Mỹ - Anh cho thấy những thay đổi mạnh mẽ từ Canberra. Các tàu ngầm lớp Collins của Australia (Ảnh: AFP). Hai mươi năm qua, Australia đưa ra hàng loạt chính sách nhằm mục tiêu cân bằng trong quan...