Australia làm lộ thông tin cá nhân một loạt lãnh đạo thế giới
Cơ quan nhập cư Australia vô tình tiết lộ thông tin cá nhân của 31 lãnh đạo các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi ( G20), tổ chức tại thành phố Brisbane cuối năm ngoái.
Các lãnh đạo thế giới chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức cuối năm ngoái tại thành phố Brisbane, Australia. Ảnh: Reuters.
Một nữ nhân viên cơ quan nhập cư Australia vô tình gửi số hộ chiếu, thị thực và những chi tiết nhận diện của tất cả các lãnh đạo thế giới từng tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tới một đơn vị tổ chức giải vô địch bóng đá châu Á AFC 2015, Guardian đưa tin.
Trong số những người bị tiết lộ thông tin có Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Anh David Cameron.
Giám đốc bộ phận dịch vụ thị thực thuộc Bộ Nhập cư và Bảo vệ Biên giới Australia đã liên hệ với ủy viên về quyền riêng tư Australia để thông báo sự cố xảy ra ngày 7/11/2014 này và xin lời khuyên khẩn cấp.
Video đang HOT
Trong thư gửi đến văn phòng ủy viên, nhân viên cơ quan nhập cư gửi nhầm thông tin cá nhân các lãnh đạo tới một thành viên hội đồng địa phương tham gia tổ chức AFC 2015, diễn ra tại Australia hồi tháng 1.
“Thông tin cá nhân bị lộ gồm tên, ngày sinh, chức danh, quốc tịch, số hộ chiếu, thị thực liên quan đến 31 lãnh đạo quốc tế (gồm thủ tướng, tổng thống và chức danh tương đương) tham dự hội nghị thượng đỉnh G20″, quan chức trên viết. “Nguyên nhân là lỗi con người. (Người viết thư) không kiểm tra chức năng tự động điền trong chương trình Microsoft Outlook khi nhập thông tin người nhận vào mục ‘gửi đến’, dẫn đến bức thư tới sai địa chỉ”.
Ông đã chú ý đến vấn đề này ngay sau khi nhận được thông báo từ người gửi. “Không có tính hệ thống hay tổ chức trong vụ việc”, ông này nói.
Quan chức trên cho biết “thông tin có thể không còn lưu ở khu vực công cộng” và nguy cơ từ sự cố trên được “giới hạn đáng kể” do còn nhiều thông tin nhận diện không bị lộ. Người nhận đã xóa thư điện tử và “xóa tiếp trong thư mục ‘đã xóa’”.
Hội đồng địa phương tổ chức AFC cũng tin bức thư không thể tiếp cận, phục hồi hay lưu trữ trong hệ thống của họ. Nữ nhân viên cơ quan nhập cư khuyến nghị không nên để các lãnh đạo thế giới biết thông tin cá nhân của họ bị tiết lộ.
Văn phòng Bộ trưởng Nhập cư Australia Peter Dutton hiện chưa có phản ứng nào.
Tháng 2/2014, Bộ phận nhập cư Australia cũng vô tình công bố thông tin cá nhân chi tiết của khoảng 10.000 người bị tạm giữ, trong đó nhiều người xin tị nạn, trong một thư mục công cộng trên website.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Obama khẳng định bất đồng với ông Netanyahu không phải vấn đề cá nhân
Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định bất đồng giữa ông với Thủ tướng Israel Netanyahu không phải vấn đề cá nhân mà do sự khác biệt chính sách nền tảng về hòa bình Trung Đông, theo Reuters ngày 25.3.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjanmin Netanyahu - Ảnh: Reuters
Thời gian qua, mối quan hệ giữa Mỹ và Israel có dấu hiệu xấu đi, nhiều người cho rằng nguyên nhân là do mối quan hệ cá nhân đang không mấy tốt đẹp giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Tuy vậy, ông chủ Nhà Trắng đã chính thức lên tiếng bác bỏ nghi ngờ này.
Tại một cuộc họp báo ngày 24.3, ông Obama khẳng định: "Tôi có quan hệ rất thực tế với ngài thủ tướng (Netanyahu - PV). Ngài ấy đại diện cho lợi ích quốc gia theo cách mà ngài ấy nghĩ là cần, và tôi cũng vậy. Vì thế, đây không phải vấn đề giữa lãnh đạo với nhau", theo AFP.
Ông chủ Nhà Trắng cho rằng giải pháp 2 nhà nước trong quan hệ Israel - Palestine là lối đi tốt nhất cho an ninh của Israel, đồng thời cũng là con đường tốt nhất cho nguyện vọng của người dân Palestine cũng như sự ổn định khu vực. Theo Tổng thống Mỹ, đó vẫn sẽ tiếp tục là quan điểm của Mỹ trong vấn đề này còn ông Netanyahu lại có cách tiếp cận khác.
Ông Obama cũng khẳng định bất đồng nói trên sẽ không thể giải quyết chỉ bằng việc ông, Thủ tướng Israel hay một cá nhân nào khác có thể ngồi xuống rồi hát Kumbaya (tên một bài hát ở Mỹ) mà đó phải là vấn đề đàm phán chính trị.
Sau cuộc bầu cử hôm 17.3 vừa qua, Thủ tướng Netanyahu đã tìm cách rút lại những tuyên bố của ông về giải pháp 2 nhà nước, tuy vậy Tổng thống Obama cho rằng hành động "đính chính" này đi kèm với các điều kiện "sẽ không thể nào đạt được trong tương lai gần" và triển vọng về một thỏa thuận là rất mờ mịt, theo Reuters
Ông Obama cũng cảnh báo căng thẳng trong quan hệ Israel và Palestine có thể leo thang do phản ứng từ cả hai bên, dẫn đến mối nguy hiểm cho mọi người.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tổng thống Nga rời Hội nghị G20 sớm:Phía sau những tính toán Những ngày qua, ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin rời Brisbane (Australia) mà không đợi hội nghị G20 tại đây kết thúc đã làm cho bầu không khí trong môi trường truyền thông thế giới trở nên nóng hơn Việc Tổng thống Nga V.Putin rời hội nghị G20 sớm nằm trong kế hoạch đã được thông báo từ trước đó. Rất...