Australia không muốn phải lựa chọn Trung Quốc hay Mỹ
Đại sứ Australia tại Trung Quốc cho biết, Canberra không muốn rơi vào tình huống phải lựa chọn đứng về phía Washington hay Bắc Kinh.
Sự trỗi dậy của Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn về kinh tế cho Australia.
Bình luận của Đại sứ Frances Adamson được đưa ra sau khi Australia công bố Sách trắng hôm 28.10, phác thảo những chiến lược của nước này trong việc đối phó với sự lớn mạnh về kinh tế và chính trị ở Châu Á. Bà đại sứ Adamson cho rằng, sự trỗi dậy của Châu Á- đặc biệt là Trung Quốc- sẽ đem lại nhiều cơ hội hơn về kinh tế cho Australia.
Video đang HOT
Trước đó, trong buổi công bố Sách trắng “Australia trong thế kỷ Châu Á”, Thủ tướng Jullia Gillard nhấn mạnh: “Châu Á đang gây kinh ngạc cả về quy mô và tốc độ lớn mạnh. Tương lai của Australia sẽ được định đoạt bởi những lựa chọn và cách thức Australia hòa nhập với khu vực Châu Á. Khi Châu Á đang ở giai đoạn trở thành nơi tập trung phần lớn tầng lớp trung lưu của thế giới trong 20 năm tới, thì đây là thời điểm lịch sử để nắm lấy cơ hội”.
Cũng trong Sách trắng, Australia đưa ra sáng kiến cho tất cả sinh viên nước này được tiếp tục tiếp cận với các ngôn ngữ Châu Á, với ưu tiên hàng đầu là tiếng Trung Quốc, Hindi, Bahasa Indonesia và Nhật Bản.
Để hỗ trợ các lợi ích của Australia tại Châu Á, nước này cũng có kế hoạch thiết lập thêm các văn phòng lãnh sự trong khu vực, cụ thể là thêm 2 văn phòng ở Trung Quốc, 1 ở Indonesia, 1 ở Thái Lan và đại sứ quán ở thủ đô Ulaan Bator của Mông Cổ khi điều kiện cho phép.
Khi nói tới ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc trong khu vực và làm thế nào để cạnh tranh với các lợi ích của Mỹ, Sách trắng nói rằng Australia sẽ duy trì quan hệ đồng minh với Mỹ.
“Chúng tôi rất hoan nghênh sự tiếp tục hiện diện của Mỹ trong khu vực. Đồng thời, chúng tôi công nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc và ủng hộ nền quân sự đang ngày càng mạnh lên của Trung Quốc” – bà đại sứ cho hay.
Bên cạnh đó, bà Adamson cũng nói rằng Australia có lượng thông thương, trao đổi hàng hóa lớn đi qua biển Đông. “Do vậy, cùng với một số nước trong khu vực và toàn thế giới, chúng tôi có sự quan tâm rất rõ ràng trong việc duy trì hòa bình, ổn định khắp khu vực, bất kể ở biển Đông hay Hoa Đông”.
Australia kêu gọi tất cả các nước có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ giải quyết bất đồng phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh, chắc chắn những mối quan tâm và khả năng phòng thủ trong khu vực cũng sẽ mở rộng, dẫn đến một mối quan hệ cạnh tranh với Mỹ. Tuy nhiên, trong Sách trắng, Australia nói rằng nước này tin tưởng cả Mỹ và Trung Quốc có thể kiểm soát được sự thay đổi chiến lược, bởi cả hai chính phủ đều tuyên bố muốn xây dựng quan hệ hợp tác, tránh xung đột.
Theo laodong
Công bố Sách trắng "Úc trong thế kỷ châu Á"
Ngày 28.10, Thủ tướng Úc Julia Gillard công bố Sách trắng mang tựa đề Úc trong thế kỷ châu Á, nhằm đưa ra chiến lược giúp nước này phát triển mạnh mẽ trong 13 năm tới.
Theo đó, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Úc sẽ thuộc nhóm 10 quốc gia đứng đầu thế giới, tăng từ vị trí thứ 13 trong năm 2011. Sách trắng nêu rõ hơn: "GDP bình quân đầu người thực tế sẽ đạt 73.000 AUD (hơn 75.000 USD/người) vào năm 2025 so với mức 62.000 AUD (hơn 64.000 USD) của năm 2012". Ngoài ra, Úc đề ra mục tiêu được xếp vào nhóm 5 quốc gia có điều kiện giao dịch kinh doanh cởi mở nhất thế giới. Về giáo dục, Úc muốn thuộc nhóm 5 quốc gia có hệ thống đại học dẫn đầu thế giới, tăng từ vị trí thứ 10 hiện nay.
Đặc biệt, Sách trắng này nhấn mạnh đến việc Úc tăng cường hợp tác với châu Á. Theo đó, quan hệ mậu dịch của Úc với châu Á sẽ đạt ít nhất 1/3 GDP nước này, tăng đáng kể so với mức 1/4 hiện nay. Tối thiểu, 1/3 thành viên ban giám đốc của 200 công ty và các cơ quan liên bang hàng đầu của Úc là những người có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc về châu Á. Canberra đề ra mục tiêu tăng cường quan hệ ngoại giao với nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, việc Úc cùng Nhật Bản chia sẻ nhiều lợi ích và giá trị chung cũng được khẳng định khi hai bên đều là đồng minh thân cận của Mỹ. Sách trắng nêu rõ: "Quan hệ của chúng tôi với Nhật có thể sẽ trở nên quan trọng hơn trong thập niên tới trong việc xây dựng an ninh bền vững trong khu vực".
Theo TNO
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quần đảo Điếu Ngư/Senkaku Chính phủ Trung Quốc ngày 25/9 đã công bố Sách Trắng về quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku), trong đó khẳng định các tài liệu lịch sử nói rằng Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên và khai thác quần đảo này. Quần đảo Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Sách...