Australia không dung túng công dân là chiến binh Nhà nước Hồi giáo
Quốc hội Australia bắt đầu thảo luận dự thảo luật cấm những công dân của nước này từng đầu quân cho tổ chức “ Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng trở về nước trong vòng tối đa 2 năm.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Australia ở Canberra. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 23/7, Quốc hội Australia bắt đầu thảo luận dự thảo luật cấm những công dân của nước này từng đầu quân cho tổ chức “ Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng trở về nước trong vòng tối đa 2 năm.
Dự luật này nếu được thông qua sẽ cho phép Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton ban hành các chỉ thị đặc biệt nhằm ngăn chặn những nghi phạm khủng bố quay trở về nước.
Ông Dutton là người có quan điểm ủng hộ các biện pháp cứng rắn nhằm vào những đối tượng từng tham gia thánh chiến.
Dự luật này được xây dựng trên nền tảng một đạo luật tương tự của Vương quốc Anh, cho phép một thẩm phán quyết định liệu có áp dụng chỉ thị đặc biệt ngăn chặn công dân trở về trong trường hợp đặc biệt hay không.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng Bảy này, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Dutton cho biết dự luật sẽ tác động tới 230 công dân Australia đã tới Syria và Iraq để chiến đấu cho IS, 80 người trong số này hiện vẫn lưu lại các khu vực xung đột vũ trang.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều luồng dư luận quan ngại dự luật này có thể vi hiến và trao quá nhiều quyền lực vào tay bộ trưởng.
Công đảng đối lập đã kêu gọi chuyển lại dự luật này tới Ủy ban An ninh và Tình báo để cân nhắc thêm. Đây là một trong số những dự luật gây tranh cãi hiện đang được thảo luận trong phiên làm việc đầu tiên của Quốc hội Australia kể từ khi chính phủ bảo thủ tái đắc cử hồi tháng Năm vừa qua.
Các đề xuất khác bao gồm việc hủy bỏ luật mang tên “Medevac” cho phép người tị nạn hoặc di cư ốm yếu ở các trại tị nạn Thái Bình Dương được đưa tới Australia chữa trị./.
Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnam )
Cáo buộc Australia thiển cận khi 'vào hùa' với Mỹ và EU, Nga tuyên bố sẽ đáp trả
Bộ Ngoại giao Nga khẳng định sẽ có động thái đáp trả sau khi Australia tuyên bố trừng phạt Matxcơva liên quan tới vụ Nga bắt giữ tàu hải quân Ukraine.
"Đưa ra quyết định phá hoại tương tự giống như Mỹ và EU thể hiện tinh thần đoàn kết của phương Tây, Australia đang thiển cận khi phá hoại mối quan hệ song phương. Nga sẽ không chấp nhận hành động không thân thiện này và sẽ đưa ra biện pháp đáp trả", Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố đưa ra hôm 20/3.
Theo Bộ này, Nga đã nhiều lần nhấn mạnh rằng hành động bắt giữ 3 tàu hải quân Nga vào tháng 10/2018 hoàn toàn tuân thủ luật pháp Nga và quy tắc của luật pháp quốc tế được cả thế giới công nhận.
Nga khẳng định hành động bắt giữ tàu hải quân Ukraine hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế. (Ảnh: Spuntik)
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi Canberra tuyên bố áp đặt một số biện pháp cấm vận tài chính và cấm nhập cảnh đối với 7 cá nhân người Nga do liên quan tới vụ Nga bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine ở eo biển Kerch hôm 25/11/2018.
Australia lên án hành động của Matxcơva, kêu gọi Nga thả thủy thủ cũng như các tàu của Ukraine đang bị bắt giữ, đồng thời yêu cầu Nga cho phép các tàu Ukraine và tàu quốc tế di chuyển không bị cản trở qua eo biển Kerch và Biển Azov.
Trước đó, Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu cũng đồng loạt công bố các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và tổ chức Nga liên quan tới vụ bắt giữ ở eo biển Kerch.
Trong tuyên bố đưa ra sau đó, Nga khẳng định các lệnh trừng phạt mới sẽ chỉ làm tổn hại các mối quan hệ song phương vốn đã ở trong một tình trạng tồi tệ khi mà hội chứng bài Nga càn quét qua phương Tây.
"Họ đang cố gắng một lần nữa biện minh cho các hạn chế mới bằng các hành động mà họ cáo buộc là hung hăng của Nga chống lại Ukraine, "sáp nhập bất hợp pháp Crưm" và lần này là những cáo buộc vô căn cứ về việc sử dụng vũ lực ở eo biển Kerch", Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt dù bao nhiêu đi chăng nữa sẽ không mang lại kết quả mà Mỹ và đồng minh mong muốn.
Bộ này cũng khẳng định Nga sẽ luôn đứng vững, không thấy có gì phải lo sợ và thậm chí còn trở nên vô cảm với những diễn biến mới này trong khi Mỹ đang chứng minh rằng họ đang phá vỡ các quy chuẩn, nguyên tắc và truyền thống của luật pháp quốc tế.
Ngày 25/10, Nga bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine với cáo buộc xâm phạm lãnh hải. Vụ việc được cho là nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ban đầu dự kến diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 đầu tháng 12/2018.
(Nguồn: Spuntik)
SONG HY
Theo VTC
Liên minh Mỹ-Australia có dễ sụp đổ trước tham vọng của Trung Quốc? Là đối tác quan trọng giúp Mỹ thực hiện các chiến lược tại châu Á, nhưng Australia vẫn chuẩn bị trước kịch bản một ngày nào đó bị Washington bỏ rơi. Để tăng cường tiềm lực quân sự của Australia, thượng nghị sỹ bang Queensland, Pauline Hanson đã đề xuất mua khoảng 100 hoặc 200 chiếc tiêm kích F-35, đóng 36 tàu ngầm,...