Australia khiến súng máy M134 Mỹ mất ngôi vương
Với tốc độ kinh hoàng, khẩu Metal Storm của Australia khiến huyền thoại M134 với tốc độ bắn khoảng 6.000 viên/phút của Mỹ mất ngôi vương.
Australia tạo nên huyền thoại
Với thiết kế hết sức đặc biệt, khẩu súng máy gồm 36 nòng Metal Storm thực sự là cỗ máy có tốc độ bắn nhanh nhất trên thế giới hiện nay. Vũ khí ấn tượng này đã chứng minh tốc độ bắn hơn 1 triệu viên đạn mỗi phút trong 180 vòng nạp đạn, tốc độ tối đa theo tuyên bố lên đến tới 1.620.000 viên đạn/phút.
Metal Storm do một công ty chuyên về công nghệ điện tử và điều khiển vũ khí của Australia nghiên cứu và chế tạo. Công ty này hiện đang sở hữu độc quyền phát minh của J. Mike O’Dwyer về công nghệ đạn điện tử được xếp tiếp nối lên nhau trong nòng súng.
Cảnh thử nghiệm khẩu Metal Storm.
Chính công nghệ này là mấu chốt giúp Metal Storm có tốc độ bắn cao khủng khiếp. Công nghệ này được có thể hiểu như sau: Các viên đạn được xếp liên tiếp với nhau trong cùng một nòng súng, ở giữa chúng là các liều phóng.
Trong quá trình bắn, dòng điện cung cấp từ sạc điện nối với các viên đạn sẽ đảm bảo tất cả liều phóng cháy nối tiếp nhau, do đó các viên đạn được bắn ra theo tuần tự từ một lần điểm hỏa duy nhất.
Trên cơ sở công nghệ đó, công ty này đã nghiên cứu các loại vũ khí súng ngắn và súng trường cầm tay khác. Các loại vũ khí này cho phép bắn loạt với một lần bóp cò duy nhất. Với khả năng bắn một lượng cực lớn số lượng đạn trong thời gian rất ngắn, Metal Storm có thể tiêu diệt một lượng lớn quân địch trong chốc lát.
Mỹ mất ngôi đầu
Video đang HOT
Được biết, trước khi khẩu Metal Storm ra đời, khẩu M134 của Mỹ luôn đứng top đầu thế giới về tốc độ bắn. Theo những thông tin được công khai, M134 với tên gọi khác là Minigun hoặc súng Gatling hay súng nòng xoay, loại súng có tốc độ bắn cao (trên 3000 viên/phút) nhờ vào một động cơ điện gắn trực tiếp trên súng.
Mặc dù là vũ khí cầm tay, M134 có sức công phá rất khủng khiếp: ngoài khả năng bắn hạ bộ binh, súng còn có thể tiêu diệt được xe bọc thép hạng nhẹ, chiến hạm nhỏ, trực thăng, phá hủy công sự và máy móc.
Tuy nhiên, không bằng lòng với kết quả 3.000 viên/phút, sau một vài lần cải tiến và nhờ ứng dụng thành tựu của công nghệ hợp kim tỏa nhiệt nhanh, đồng thời phát triển hệ thống làm mát cho súng thành công nên M134 đạt được tốc độ 6.000 phát/phút.
M134 có cấu tạo phức tạp, bên trong có gắn một động cơ chạy điện có tác dụng làm xoay nòng súng đồng thời đẩy đạn lên nòng, đập kíp nổ. Súng dùng năng lượng của động cơ điện gắn ngoài, ngoài động cơ chính cho súng còn có thể có thêm một vài động cơ phụ để tải băng đạn.
M134 sử dụng nhiều trong không quân và phòng không, nhất là đối với các đội trực thăng, đều có 1 đến 2 tay súng. Ngoài ra M134 còn được trang bị cho hải quân, các loại súng Gatling gắn trên boong tàu, đuôi tàu và mũi tàu chiến, được người điều khiển hoặc lập trình tự động.
Tại mỗi khẩu súng có lắp hệ thống cảm ứng nhiệt và/hoặc hồng ngoại giúp nhận biết và tấn công kẻ địch mà không cần có sự điều khiển trực tiếp từ con người. Người Mỹ thường trang bị khẩu M134 trên trực thăng, cano tuần tra cao tốc…
Theo Đan Nguyên
Đất Việt
Vì sao Qatar bị các nước đồng loạt 'từ mặt'?
Một loạt các quốc gia Vùng Vịnh tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc nước này cổ súy chủ nghĩa khủng bố.
Cùng đưa ra quyết định cô lập Qatar trong ngày 5/6 là sáu quốc gia gồm Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE), Ảrập Xêút, Bahrain, Ai Cập, Libya và Yemen.
Doha bị cáo buộc ủng hộ các tổ chức cực đoan để gây bất ổn khu vực. (Ảnh: Sky News)
Lên tiếng đầu tiên về việc phá vỡ mối quan hệ với Qatar là Bahrain. Trong thông báo chính thức, Manama giải thích họ làm như vậy là bởi Doha tiếp nối chính sách làm cho "tình hình an ninh và ổn định ở Vương quốc Bahrain bị chao đảo, đồng thời can thiệp vào công việc nội bộ của Bahrain trong bối cảnh tiếp tục leo thang căng thẳng và khiêu khích truyền thông, hỗ trợ cho hoạt động khủng bố".
Theo hãng tin SPA của Ảrập Xêút, vương quốc này đã đóng cửa biên giới với Qatar, viện dẫn để bảo vệ lợi ích dân tộc khỏi "chủ nghĩa khủng bố và cực đoan". Riyadh thông báo cắt đứt mọi liên lạc đường bộ, đường biển và đường hàng không với Qatar, đồng thời thúc giục các nước đồng minh hành động tương tự.
Phía UAE cáo buộc Qatar "ủng hộ, tài trợ và khuyến khích chủ nghĩa khủng bố, cực đoan", gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình khu vực. Quốc gia này cũng dừng mọi phương tiện và cách thức liên lạc với Qatar.
Đứng về phía UEA và Ảrập Xêút, Bahrain viện lý do Doha "làm mất an ninh và ổn định" của nước mình để cắt đứt quan hệ ngoại giao. Cả ba nước đều đã định ra thời gian để công dân Qatar phải rời khỏi lãnh thổ của mình.
Ai Cập tuyên bố chính sách của Qatar "gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, tạo xung đột và chia rẽ nội bộ vùng Ảrập". Đi kèm với tuyên bố này là quyết định cấm mọi cảng biển và sân bay trong nước tiếp nhận tàu hoặc máy bay Qatar.
Ngay sau các động thái trên, Libya cũng tuyên bố cắt quan hệ với Qatar. Và Yemen trở thành nước thứ 6 trong danh sách "từ mặt" Doha.
Vì sao?
Bộ Ngoại giao Qatar mô tả hành động của các nước kể trên hoàn toàn phi lý và dựa trên những thông tin vô căn cứ. Quốc gia này khẳng định điều này sẽ không ảnh hưởng đến sinh hoạt của công dân mang quốc tịch Qatar.
Quan hệ giữa Qatar và các nước Vùng Vịnh đối mặt với sóng gió liên quan đến lập trường ủng hộ của Qatar đối với nhóm nổi dậy chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad, tổ chức Tình anh em Hồi giáo và phong trào Hamas.
Trước kia, vào năm 2014, quan hệ các nước này từng băng giá suốt 8 tháng khi Ảrập Xêút, Bahrain và UAE rút đại sứ khỏi Doha, cáo buộc Qatar ủng hộ các nhóm phiến quân.
Hãng thông tấn Al-Jazeera ở Qatar cáo buộc mâu thuẫn kể trên tăng vọt, sau khi tin tặc tiết lộ hàng loạt email của Yousef al-Otaiba - Đại sứ UAE tại Mỹ. Và số email bị lộ này cho thấy, ông Otaiba đã bí mật kết hợp với một tổ chức do UAE tài trợ, tham gia chiến dịch hủy hoại hình ảnh và tầm ảnh hưởng của Qatar trong khu vực.
Tuy nhiên, báo Al-Arabiya của Ảrập Xêút lại cho rằng, đó là hành động có chủ đích của Qatar nhằm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Theo hãng tin này, các email của Đại sứ Otaiba chỉ nêu ra các quan điểm công khai của UAE về tham vọng quyền lực của Qatar nhằm chống lại các quốc gia vùng Vịnh khác, đặc biệt là UAE và Ảrập Xêút.
Mỹ khó xử
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người đang có chuyến công du tới Sydney, Australia, đã lên tiếng thúc giục các quốc gia Vùng Vịnh đoàn kết và cùng ngồi vào bàn giải quyết khác biệt.
Căng thẳng mới sẽ khiến cho Washington lâm vào tình thế khó xử, bởi Hạm đội 5 nước này đang đồn trú tại Qatar, trong khi UAE lại cung cấp các căn cứ không quân cho Mỹ.
Các chiến dịch không kích do không quân Ảrập Xêút Bahrain và UAE với nhiệm vụ chống khủng bố sẽ rất khó tiến hành khi đại diện quân sự của họ không còn ở Qatar, nơi có căn cứ chỉ huy của Hạm đội 5.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
IS nhận trách nhiệm vụ bắt cóc con tin làm 2 người chết ở Australia Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ nổ súng và bắt cóc con tin khiến 2 người thiệt mạng tại Melbourne, Australia hôm qua 5/6. Theo AFP, cảnh sát Australia ngày 5/6 đã bắn chết một người đàn ông là nghi phạm bắt cóc một phụ nữ làm con tin trong một căn...