Australia kêu gọi giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông
Australia khuyến khích Việt Nam củng cố vai trò trong vấn đề an ninh khu vực giữa những bất hòa Việt-Trung liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Biển Đông tiếp tục là một đề tài nóng tại châu Á, với các tranh chấp ngày càng leo thang giữa những nỗ lực ngoại giao nhằm xoa dịu căng thẳng. Tiếp sau Mỹ, Australia vừa lên tiếng kêu gọi một giải pháp ôn hòa cho vùng biển giàu tài nguyên này và thúc giục các bên nhanh chóng tiến tới một thỏa thuận chung. Australia cũng khuyến khích Việt Nam củng cố vai trò trong vấn đề an ninh khu vực giữa những bất hòa Việt-Trung liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Đài phát thanh Australia ngày 30/8 trích phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith nhân chuyến công du Việt Nam nhấn mạnh Australia muốn nhìn thấy các tranh chấp được hòa giải theo đúng tinh thần luật quốc tế và luật biển, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith
Lời kêu gọi của Australia được đưa ra giữa lúc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tiến hành chuyến công du 6 nước châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 30/8 để thảo luận về những căng thẳng ở Biển Đông và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta sẽ tới Bắc Kinh vào giữa tháng 9 tới. Chuyến đi của bà Hillary Clinton và ông Leon Panetta một lần nữa làm nổi bật sự quan tâm của Mỹ đối với châu Á trong lúc quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và một số nước trong khu vực đang căng thẳng vì tranh chấp ở Biển Đông.
Mỹ-Trung đang bất đồng về cách xử lý các tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Mỹ đang nỗ lực cổ vũ cho một giải pháp đa phương và khuyến cáo Trung Quốc chớ nên dùng sách lược “chia để trị” trong vấn đề Biển Đông. Ngược lại, Trung Quốc nhất mực theo đuổi cách giải quyết song phương với từng nước một có tranh chấp và liên tục có các hành động bị coi là “gây hấn” ở Biển Đông.
Video đang HOT
Mới đây, Washington đã chính thức chỉ trích Bắc Kinh khi Trung Quốc đơn phương thành lập thành phố Tam Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đáp lại, Trung Quốc không ngừng sử dụng các phương tiện truyền thông đả kích và cảnh cáo Mỹ không được can thiệp vào vấn đề Biển Đông. Tân Hoa Xã ngày 29/8 đăng bài xã luận tiếp tục tố cáo Mỹ dùng các phương tiện ngoại giao, kinh tế và chiến lược để gây xáo trộn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và gây chia rẽ Trung Quốc với các nước xung quanh Biển Đông nhằm kiềm hãm sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc để giành lại bá quyền trong khu vực.
Tân Hoa Xã khuyến cáo Mỹ rằng cản chân Bắc Kinh và xem Trung Quốc là đối thủ là một việc làm thiếu khôn ngoan. Ngày 30/8, “Thời báo Hoàn Cầu” cáo buộc rằng hai yếu tố đang gây tác động xấu cho tranh chấp Biển Đông là các nước tranh chấp trong khu vực cứ tiếp tục xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc và sự can thiệp tích cực của các thế lực bên ngoài. “Thời báo Hoàn Cầu” cũng kêu gọi cần có sự ngoại giao tích cực để bảo đảm hòa bình cho các “quần đảo của Trung Quốc” ở Biển Đông.
Cùng với lời kêu gọi đó, “Thời báo Hoàn Cầu” cũng cho biết Trung Quốc đang dự tính triển khai máy bay không người lái trên biển giữa lúc tranh cãi về lãnh hải với các nước láng giềng tiếp tục tăng cao. Báo này dẫn lời lời ông Vũ Thanh Tùng, giới chức thuộc Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, cho biết kế hoạch này cũng bao gồm việc xây dựng 11 căn cứ máy bay không người lái (UAV) do các cơ quan hàng hải cấp tỉnh phụ trách. Quan chức này không tiết lộ chi tiết nhưng cho biết ít nhất mỗi căn cứ sẽ có một UAV. Giới chuyên môn Trung Quốc nói việc thành lập các căn cứ UAV dọc bờ biển có thể giúp Bắc Kinh bảo vệ lãnh hải về lâu dài./.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thượng viện Philippines "truy" Ngoại trưởng: Có vay tiền TQ nữa không?
Loren Legarda "truy" tiếp, liệu Philippines có ý định trả Trung Quốc khoản vay 200 triệu USD đầu tư cho các dự án xây dựng đường sắt miền bắc đã bị thất bại hay không
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã do dự trước yêu cầu công khai thảo luận về mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc trong phiên điều trần hôm 14/8 trước Thượng viện nước này.
Đây là phiên điều trần về ngần sách 11,7 tỷ USD dự kiến dành cho Bộ Ngoại giao (DFA) trong năm tới nhưng nhiều Thượng nghị sỹ lại quan tâm, truy vấn về quan hệ Philippines - Trung Quốc bởi có những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trở nên nghiêm trọng.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario
Đánh giá trên được Thượng nghị sĩ Philippines Manuel Villar đưa ra sau cuộc họp. Trong đó Ngoại trưởng Del Rosario đã lảng tránh trả lời cho câu hỏi của ông về việc liệu tranh chấp lãnh hải giữa Manila và Bắc Kinh có ảnh hưởng gì tới các lĩnh vực khác như hợp tác kinh tế song phương hay không.
Ông Villar đặt câu hỏi này vì Trung Quốc đã áp đặt một loạt động thái xử phạt và đe dọa về kinh tế với Philippines kể từ khi bùng phát căng thẳng trong việc tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough hồi tháng 4 vừa qua.
Thượng nghị sĩ Villar cho rằng, Nội các Philippines cần phải đảm bảo rằng các động thái gần đây của Trung Quốc như cấm nhập khẩu chuối từ Philippines và hoãn các chuyến du lịch tới nước này không phải là một phần của những biện pháp Bắc Kinh chống lại Manila.
Ông Villar cũng cho biết trong phiên điều trần, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Franklin Drilon "truy" ông Ngoại trưởng, sau những gì đã xảy ra liệu Philippines "có tiếp tục nhận hoặc vay tiền của Trung Quốc hay không?"
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Philippines Loren Legarda
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Philippines Loren Legarda "truy" tiếp, liệu Philippines có ý định trả Trung Quốc khoản vay 200 triệu USD đầu tư cho các dự án xây dựng đường sắt miền bắc đã bị thất bại hay không.
Ngoại trưởng Del Rosario đã "lái" câu trả lời chuyển hướng sang "các vấn đề tranh cãi liên quan tới Biển Đông và sự cần thiết của việc đàm phán song phương". Ông tỏ ra hứng thú với chủ đề này và diễn thuyết sôi nổi hơn.
"Chúng tôi xem Trung Quốc như một người bạn, như một người hàng xóm, một đối tác. Chúng tôi chào đón sự hiện diện của họ như một quốc gia thịnh vượng với nền kinh tế mạnh mẽ, quân đội mạnh mẽ nhưng đồng thời chúng tôi cũng phải xem xét tới sự nổi lên của Trung Quốc với hy vọng rằng sự họ xuất hiện với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm" - Ngoại trưởng Del Rosario nói.
Ông Del Rosario giải thích, DFA vẫn duy trì cách tiếp cận "3 con đường" trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông đó là chính trị, pháp lý và ngoại giao. Chiến lược này dựa trên luật quốc tế và phù hợp với luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, đồng thời nhấn mạnh cách tiếp cận đa phương để giải quyết bất đồng.
Thượng nghị sĩ Manuel Villar
Theo ông Del Rosario, trong cách tiếp cận về về mặt chính trị, Philippines sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp Quốc. Về cách tiếp cận pháp lý, Manila sẽ tìm kiếm các cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. Còn cách tiếp cận thứ 3, bằng con đường ngoại giao, Philippines sẽ tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc.Ngoại trưởng Del Rosario cho rằng người dân Philippines nên có lập trường thống nhất về vấn đề này và nên có niềm tin vào chính phủ.
Thượng nghị sĩ Villar sau đó nói với các phóng viên ông muốn DFA đưa ra tuyên bố dứt khoát. Ông nói: "Cho dù Trung Quốc đã ngừng các hoạt động leo thang của họ đối với những bất đồng lãnh thổ với Philippines, nhưng vẫn còn có những trừng phạt kinh tế? Họ vẫn gửi lính tới vùng biển tranh chấp? Đây là những vấn đề đòi hỏi câu trả lời. Tôi muốn nghe cho dù Trung Quốc đã chỉ ra rằng đây là tạm thời hoặc họ sẽ lặp đi lặp lại".
Theo GDVN
Iran sẽ kiện Mỹ và EU lên Tòa án quốc tế Hiện chưa rõ Iran sẽ kiện Mỹ và phương Tây lên Toà án quốc tế nào. Các quan chức Trung tâm các vấn đề luật quốc tế thuộc phủ Tổng thống Iran cho biết, Iran sẽ kiện lên Toà án quốc tế việc Mỹ và EU đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nước này khi chưa được Hội...