Australia hợp nhất hai tòa nhà chọc trời
Các kiến trúc sư tìm cách cải tạo và tái sử dụng hai công trình tồn tại từ những năm 1970 thay vì phá sập rồi xây mới.
Hai tòa nhà đang được ghép nối tại Brisbane. Ảnh: Fender Katsalidis.
Hai tòa nhà cao tầng có địa chỉ 155 phố Charlotte và 150 phố Mary ở Brisbane sẽ được sáp nhập, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường, BBC hôm 17/6 đưa tin. Đây được coi là dự án đầu tiên nhằm ghép hai tòa nhà văn phòng tách rời nhau tại Australia.
Theo cách truyền thống, hai tòa nhà tồn tại từ những năm 1970 này sẽ bị phá sập rồi xây mới. Tuy nhiên, việc sáp nhập chúng giúp tiết kiệm chi phí và giảm đến 11.000 tấn khí thải carbon. Một lý do khác là chính phủ Australia cũng đang khuyến khích thực hiện các “dự án xanh”.
“Đây là một dự án khả thi, hoàn toàn có thể thực hiện về mặt kiến trúc. Nó cũng đem lại nhiều lợi ích để phát triển bền vững. Chúng tôi không vứt bỏ toàn bộ các cấu trúc và lượng bê tông cũ. Thực chất chúng tôi tái sử dụng đến 90%”, Mark Curzon, giám đốc công ty kiến trúc Fender Katsalidis, cho biết.
Để thực hiện dự án, các chuyên gia dỡ bỏ mặt ngoài của hai tòa nhà, sau đó bắt đầu xây sàn nối giữa các tầng. “Về cơ bản, chúng tôi khâu hai tòa nhà lại. Đó không phải những cây cầu bình thường. Chúng tôi nối sàn của hai tòa nhà với nhau”, Curzon giải thích.
Công trình hợp nhất sẽ mang tên trung tâm Midtown, diện tích 44.000 m2. Trung tâm Midtown gồm 26 tầng, cao hơn 6 tầng so với hai tòa nhà cũ. Quá trình xây dựng dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2021.
“ Thế giới đã có sẵn rất nhiều tòa nhà. Việc tái sử dụng và chuyển đổi mục đích của chúng theo cách tích cực mang đến lợi ích môi trường to lớn. Tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều dự án như vậy”, Curzon nhận định.
Video đang HOT
Hệ thống tàu điện trên cao độc đáo ở thành phố kỳ lạ nhất Trung Quốc
Việc các đoàn tàu đi qua những thắng cảnh độc đáo hay xuyên qua những tòa nhà đã thúc đẩy sự phát triển của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Ảnh: Baidu
Người ta thường nói "đừng bao giờ tới thăm Trùng Khánh, bởi chẳng bao giờ bạn có thể tìm thấy đường về đâu", để miêu tả hệ thống giao thông kỳ lạ mà độc đáo của một thành phố gần như dựng đứng trên vách núi này của Trung Quốc.
Khi đến thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc), ấn tượng đầu tiên đập vào mắt chính là cảnh tượng, đường chồng đường, cầu chồng cầu, nhà chồng nhà.
Các công trình chồng chéo lên nhau ở Trùng Khánh. Ảnh: Baidu
Hệ thống cầu đường khiến mọi ứng dụng chỉ đường phải bất lực. Ảnh: Baidu
Do địa hình đồi núi nên xây dựng hệ thống đường sắt phù hợp là một thách thức với chính quyền thành phố. Giải pháp đặt ra là xây đường ray tàu hỏa chạy qua tòa nhà, thay vì đi vòng quanh công trình, hoặc buộc phải phá hủy để nhường lối cho công trình công cộng.
Tuy nhiên, không ai ngờ rằng, sản phẩm của sự "tranh chấp đất đai trong hòa bình" này lại tạo một nét độc lạ nổi tiếng cho thành phố Trùng Khành.
Trùng Khánh hiện xếp thứ 7 Trung Quốc về lộ trình đường sắt tàu điện, chỉ xếp sau Bắc Kinh, Thượng Hải và một số thành phố lớn khác.
Hình ảnh đoàn tàu phi ra từ tòa nhà dân cư chỉ có nhìn thấy ở Trùng Khánh. Ảnh: Baidu
Mặc dù sở hữu hệ thống đường ray rất dài, nhưng tàu điện ở Trùng Khánh vẫn không thể so sánh với các thành phố khác ở Trung Quốc về lưu lượng hành khách. Đó là bởi tàu điện của thành phố này thuộc loại nhẹ, toa tàu ngắn và tốc độ hơi chậm.
Tuy nhiên, không ở đâu mà tàu điện trên cao trở nên phổ biến như ở Trùng Khánh. Đây là một phương tiện giao thông công cộng gắn liền với nhiều thế hệ cư dân ở thành phố này.
Có hai loại phương tiện giao thông đường sắt chính ở Trùng Khánh, một là hệ thống tàu điện truyền thống và loại còn lại là hệ thống tàu một ray (chỉ có 2 tuyến là Tuyến 2 và Tuyến 3).
Tuyến 2 là tuyến đường sắt một ray đầu tiền ở Trung Quốc, cũng là tuyến đường sắt trong thành phố đầu tiên ở miền Tây nước này. Tuyến 3 được coi là tuyến đường sát một ray dài nhất thế giới, với lộ trình lên tới 67,09 km.
Tàu điện trên cao là loại hình giao thông phổ biến đối với người dân Trùng Khánh. Ảnh: Baidu
Hệ thống vận chuyển đường sắt đô thị của Trùng Khánh đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Việc các đoàn tàu đi qua những thắng cảnh độc đáo hay xuyên qua những tòa nhà đã thúc đẩy sự phát triển của thành phố.
Ngoài ra khi thiết kế, bên thi công sớm trang bị thiết bị giảm tiếng ồn để không ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của người dân. Bởi vậy, khi đoàn tàu đi qua chỉ gây nên âm lượng tương đương với một máy rửa chén.
Cũng nhờ sự độc lạ mà lại tiện lợi này, giá trị của căn hộ chung cư tại các tòa nhà có tàu xuyên qua đều sốt giá và rất khó mua.
Một khúc cua dựng tóc gáy. Ảnh: Baidu
Ngoài tàu điện, cáp treo cũng là một loại hình di chuyển phổ biến ở Trùng Khánh. Ảnh: Baidu
Thiên thạch to bằng ngọn núi đang lao tới Trái Đất với tốc độ 67.000 km/h NASA theo dõi một thiên thạch có kích thước ngang với một ngọn núi đang tiến gần tới Trái đất với tốc độ di chuyển là hơn 67.000 km/h. Theo NASA, thiên thạch 1997 BQ sẽ bay sượt qua Trái đất vào khoảng 16h45 chiều 21/5 ở một khoảng cách an toàn là 6,1 triệu km, gấp 16 lần khoảng cách giữa Trái...