Australia điều tra vụ việc phóng viên bị tấn công tại Mỹ
Bộ Ngoại giao Australia ngày 2/6 cho biết nước này đang mở cuộc điều tra vụ việc hai nhà báo thuộc kênh truyền hình 7News của nước này bị cảnh sát tấn công khi đang đưa tin về vụ biểu tình bên ngoài Nhà Trắng.
Một người biểu tình giơ tay khi cảnh sát chống bạo động tiến hành các biện pháp mạnh buộc họ phải rời khỏi khu vực quanh Nhà Trắng ở Washington vào đêm 29, rạng sạng 30/5/2020. Ảnh: Reuters
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Australia, hiện Đại sứ quán nước này tại Mỹ đã được giao nhiệm vụ tiến hành cuộc điều tra này, cùng với xem xét để đưa ra khiếu nại chính thức đối với phía Mỹ.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, cuộc điều tra được tiến hành theo yêu cầu của Thủ tướng Australia Scott Morrison. Lãnh đạo Công đảng đối lập tại Australia, ông Anthony Albanese đã kêu gọi Canberra lên tiếng và đề nghị Đại sứ Australia tại Mỹ có ý kiến chính thức lên Chính phủ Mỹ. Ông cho rằng hành động tấn công các nhà báo là không thể chấp nhận được.
Vụ việc xảy ra vào lúc 18 giờ 25 phút (giờ Mỹ) khi phóng viên thường trú kênh 7News tại Mỹ Amelia Brace và quay phim Tim Myers đang đưa tin về cuộc biểu tình bên ngoài Nhà Trắng trước thời điểm giới nghiêm 19 giờ. Cảnh quay của hai phóng viên ghi lại cho thấy, khi đang đưa tin về cuộc biểu tình, một nhân viên cảnh sát đã đẩy quay phim Myers bằng khiên trước khi tấn công anh này. Sau đó một nhân viên cảnh sát khác đã dùng gậy tấn công hướng về các phóng viên khi họ cố gắng bỏ chạy. Sau vụ việc, phóng viên Brace cho biết cô và quay phim Myers không bị thương nặng nhưng bị ảnh hưởng khá nhiều vì tác động của hơi cay.
Australia tái cơ cấu vốn viện trợ để hỗ trợ các nước đối phó Covid-19
Hôm nay (29/5), Bộ Ngoại giao Australia vừa công bố kế hoạch Đối tác phục hồi nhằm hỗ trợ các nước đối phó với dịch Covid-19.
Kế hoạch này được là sẽ đặt nền tảng cho chương trình viện trợ phát triển của Australia trong hai năm tới. Trong tuyên bố chung đưa ra ngày 29/5, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne và Bộ trưởng Phát triển quốc tế, Thái Bình Dương Alex Hawke cho biết, dịch Covid-19 đang đặt các quốc gia đối mặt với nhiều thách thức.
Dịch Covid-19 khiến Australia tái cơ cấu vốn viện trợ phát triển để hỗ trợ các nước đối phó với tình hình mới. Nguồn: ABC News.
Thông qua kế hoạch Đối tác phục hồi, Australia mở ra một lĩnh vực hợp tác mới nhằm hỗ trợ các đối tác ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á đảm bảo an ninh y tế, phục hồi kinh tế và đảm bảo sự ổn định trong khu vực giai đoạn dịch Covid-19.
Để đạt được mục tiêu này, Australia sẽ tái cơ cấu nguồn vốn viện trợ phát triển, cắt giảm tiền dành cho các chương trình đòi hỏi phải có sự gặp mặt trực tiếp như các chương trình học bổng, thể thao, tình nguyện viên không thực hiện được do các nước không cho công dân ra nước ngoài để dành tiền cho lĩnh vực hợp tác mới.
Cụ thể, Australia sẽ sử dụng 280 triệu AUD từ nguồn vốn tái cơ cấu để hỗ trợ các nước Thái Bình Dương, Timor Leste và các đối tác khác tại Đông Nam Á giải quyết các thách thức về y tế, nhân đạo xuất hiện trong lúc phải đối phó với dịch Covid-19.
Papua New Guinea là được cho là quốc gia nhận được nhiều viện trợ nhất trong chương trình nhằm giúp quốc đảo này đối mặt với những vấn đề y tế, kinh tế, xã hội nảy sinh do đại dịch Covid-19. Ngoài Papua New Guinea, các quốc đảo Thái Bình Dương, Timor Leste và Indonesia được cho là những quốc gia sẽ được Australia ưu tiên đưa vào chương trình này.
Theo kế hoạch của Bộ Ngoại giao Australia, trong năm tài chính 2019-2020, nước này dự kiến chi 4 tỷ AUD cho nguồn vốn viện trợ phát triển. Trong đó, Việt Nam dự kiến nhận được 78,2 triệu AUD trong khuôn khổ chương trình này.
Nguồn cơn Trung Quốc đáp trả Australia Vài ngày sau khi Ngoại trưởng Australia lần đầu kêu gọi điều tra nguồn gốc nCoV, đại sứ Trung Quốc tại nước này cảnh báo về làn sóng tẩy chay. "Có lẽ người dân Trung Quốc sẽ tự hỏi rằng tại sao phải uống rượu Australia hoặc ăn thịt bò của họ", đại sứ Trung Quốc tại Australia Thành Cạnh Nghiệp trả lời...