Australia đề xuất số hóa chứng nhận tiêm chủng COVID-19
Ngày 25/1, Bộ trưởng Giáo dục Australia Alan Tudge cho rằng việc số hóa chứng nhận tiêm vaccine phòng COVID-19 có thể mở đường cho sinh viên quốc tế trở lại nước này.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer. Ảnh: AFP
Theo đề xuất của ông Tudge, những người đã tiêm vaccine COVID-19 đến Australia sẽ không phải cách ly 14 ngày. Tuy nhiên, biện pháp này có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cách chính phủ kết nối chứng nhận tiêm chủng vaccine với hệ thống tờ khai nhập cảnh điện tử dự kiến được triển khai từ năm 2021.
Bộ trưởng Tudge nhấn mạnh: “Mục tiêu của chúng tôi là khi đó sẽ có thể đính kèm chứng nhận tiêm phòng vaccine xác thực và được kết nối về mặt sinh trắc học với tờ khai nhập cảnh điện tử”. Ông Tudge lưu ý nếu tìm được giải pháp, chứng nhận điện tử tiêm phòng có thể thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến Australia.
Video đang HOT
Trước đó vài ngày, ông Tudge cho biết Australia khó có thể tiếp nhận một số lượng lớn du học sinh tới học tập trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trước khi đại dịch bùng phát, hơn 400.000 sinh viên quốc tế theo học tại các trường đại học Australia. Theo Cục Thống kê Australia, mảng đào tạo sinh viên nước ngoài đóng góp vào ngân sách khoảng 32 tỷ AUD (25,3 tỷ USD) trong tài khóa 2017 – 2018.
Tàu vũ trụ Hayabusa2 mang mẫu khí đầu tiên từ vũ trụ sâu thẳm về với Trái Đất
Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ngày 15/12 cho biết khoang chứa của tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa2 vừa trở về Trái Đất tuần trước đã mang theo mẫu vật chất đầu tiên trên thế giới trong trạng thái khí từ vũ trụ sâu thẳm.
Sự tách ra của một khoang nhỏ (bên trái) từ tàu thăm dò vũ trụ Hayabusa2 (phải), chở mẫu đá và bụi của tiểu hành tinh Ryugu, quay trở về Trái đất, ngày 6/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã xác nhận sự hiện diện của một "lượng lớn" mẫu đất từ tiểu hành tinh Ryugu - cách Trái Đất hơn 300 triệu km, trong hộp chứa.
Theo JAXA, sau khi tháo ốc vít ra khỏi hộp chứa bên trong khoang, các nhà khoa học đã phát hiện một lượng nhỏ bụi của tiểu hành tinh ở vỏ ngoài. Nó không phải là những hạt mịn như bột, nhưng có rất nhiều mẫu có chiều ngang vài mm. Một bức ảnh được JAXA công bố cho thấy các hạt có cùng màu đen với bề mặt của tiểu hành tinh Ryugu.
Phát biểu với báo giới, người đứng đầu dự án Hayabusa2 của JAXA Yuichi Tsuda khẳng định tàu Hayabusa2 đã hoàn thành sứ mệnh một cách xuất sắc. JAXA sẽ tiếp tục mở hộp chứa và phân tích chi tiết thành phần phân tử và đồng vị của mẫu khí thu thập được.
Bộ trưởng Khoa học Nhật Bản Koichi Hagiuda bày tỏ hy vọng sứ mệnh này sẽ làm sáng tỏ bí ẩn nguồn gốc sự sống do khoang của Hayabusa2 có thể chứa các mẫu dưới bề mặt từ tiểu hành tinh Ryugu, qua đó, cho thấy dấu vết của hệ Mặt Trời lúc mới hình thành.
Sứ mệnh của tàu Hayabusa2 là lần đầu tiên thu thập các mẫu lớp dưới bề mặt tiểu hành tinh Ryugu. Con tàu này được phóng lên vũ trụ vào năm 2014 và đã chạm vào tiểu hành tinh Ryugu hồi tháng 2 và tháng 7. Các mẫu vật trên tiểu hành tinh Ryugu được đưa trở lại Trái Đất trong một hộp kim loại kín đặt bên trong khoang mà tàu thám hiểm thả xuống một sa mạc của Australia ngày 6/12 vừa qua.
Hộp kín này, được cho là chứa hơn 0,1 g vật chất thu thập, đã được đem về Nhật Bản ngày 8/12 để mở ra tại JAXA ở tỉnh Kanagawa phía Tây thủ đô Tokyo, trong môi trường chân không tại một cơ sở đặc biệt để ngăn sự xâm nhập của vật chất bên ngoài.
Một nửa số mẫu vật mà Hayabusa2 thu thập được sẽ được JAXA, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cùng các tổ chức quốc tế khác chia sẻ. Phần còn lại sẽ được lưu giữ để nghiên cứu thêm trong tương lai.
Tuy nhiên, sứ mệnh của Hayabusa2 chưa kết thúc, và con tàu này sẽ bắt đầu mở rộng sứ mệnh thăm dò sang 2 tiểu hành tinh mới.
Cháy rừng giảm số lượng nhưng tăng về quy mô Dù năm 2020 chứng kiến những thảm họa cháy rừng lịch sử ở Australia và bang California (Mỹ), số lượng các vụ cháy rừng xảy ra năm nay ít hơn mức trung bình so với các năm trước. Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tại Jamul, California, Mỹ, ngày 6/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus...