Australia dành 700 triệu USD bảo vệ rạn san hô Great Barrier
Australia ngày 28/1 công bố kế hoạch 9 năm trị giá 1 tỷ AUD (700 triệu USD) nhằm bảo vệ rạn san hô Great Barrier đang bị đe dọa do tình trạng biến đổi khí hậu, với hy vọng ngăn chặn nguy cơ quần thể san hô rộng lớn này bị xóa tên khỏi danh sách Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Rạn san hô Great Barrier ở Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Scott Morrison thông báo kế hoạch trên vài tháng sau khi rạn san hô này vừa thoát khỏi nguy cơ bị UNESCO đưa vào danh sách “có nguy cơ” bị hủy hoại. Ông Morrison cho biết: “Chúng tôi ủng hộ bảo vệ rạn san hô và tương lai kinh tế của các hãng du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ khách sạn và các cộng đồng dân cư ở Queensland vốn rất gắn bó với nền kinh tế san hô”.
Khi UNESCO cảnh báo về tình trạng của Di sản Thế giới này năm 2015, Australia đã lập một kế hoạch mang tên “San hô 2050″ và chi hàng tỷ AUD để bảo vệ quần thể thiên nhiên này. Các biện pháp trên được cho là đã giúp làm chậm đà xuống cấp của rạn san hô nhưng nhiều phần trong quần thể này đã bị hư hại. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện tình trạng san hô bị tẩy trắng đã ảnh hưởng đến 98% rạn san hô Great Barrier từ năm 1998, chỉ còn một phần nhỏ không bị ảnh hưởng.
Động thái trên được đưa ra trước thềm cuộc tổng tuyển cử tại Australia vào tháng 5 tới. Trong một cuộc thăm dò dư luận năm 2021 của Viện Lowy ở Sydney, 60% người dân cho rằng “sự ấm lên toàn cầu là một vấn đề nghiêm trọng và nguy cơ”. Cứ 10 người được hỏi thì có 8 người ủng hộ mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050.
Video đang HOT
Là một trong những nhà xuất khẩu than đá và khí đốt lớn nhất thế giới, nền kinh tế Australia phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Nhóm Hội đồng Khí hậu cho biết gói hỗ trợ nói trên của chính phủ như “muối bỏ bể”. Ông Lesley Hughes, một giáo sư sinh học tại Đại học Macquarie và là thành viên hội đồng trên, cho biết: “Nếu không cắt giảm mạnh khí thải trong thập kỷ này, tình hình tại rạn san hô sẽ tiếp tục xấu đi”.
Trung Quốc: Dỡ bỏ phong tỏa tại thành phố Tây An
Truyền thông Trung Quốc cho biết giới chức nước này đã quyết định dỡ bỏ lệnh phong tỏa kéo dài 1 tháng tại thành phố Tây An, thuộc tỉnh Thiểm Tây kể từ ngày 24/1 do tình hình dịch COVID-19 tại đây đã cải thiện.
Động thái này diễn ra trước thềm Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 dự kiến khai mạc vào tháng sau.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Cụ thể, chính quyền Tây An đã hạ cảnh báo dịch bệnh trên toàn bộ thành phố xuống mức nguy cơ thấp và tất cả người dân có thể đi lại tự do sau khi khai báo y tế qua điện thoại thông minh. Nhà chức trách xác nhận hoạt động giao thông trong thành phố, khu công sở, các cơ sở sản xuất và cơ quan các cấp đã hoạt động bình thường trở lại.
Theo thống kê, Tây An đã ghi nhận trên 2.000 ca mắc COVID-19 kể từ đầu tháng 12/2021. Dịch bệnh phức tạp đã buộc chính quyền phải áp đặt lệnh phong tỏa tại thành phố 13 triệu dân này kể từ giữa tháng đó.
Liên quan đến công tác phòng dịch cho sự kiện Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cho biết ban tổ chức Olympic đã nới lỏng tiêu chuẩn để xác định một người dương tính với virus SARS-CoV-2. Thời gian cách ly đối với người tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19 cũng được rút ngắn từ 14 ngày xuống còn 7 ngày. Những thay đổi trên có hiệu lực ngay lập tức. IOC khẳng định việc điều chỉnh các biện pháp nhằm thích ứng với tình hình mới và hỗ trợ những người tham gia sự kiện thể thao này.
Cùng ngày, ban tổ chức Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 cho biết đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên trong đoàn thể thao tham gia tranh tài tại sự kiện này. Hiện chưa rõ quốc tịch của bệnh nhân. Ngoài ra, còn 3 ca dương tính khác được phát hiện tại sân bay và 2 ca dương tính trong "vòng tròn khép kín".
Theo thống kê, trong giai đoạn từ ngày 4 - 23/1, ban tổ chức đã ghi nhận 177 ca mắc COVID-19 liên quan đến Olympic mùa Đông Bắc Kinh.
* Tại Australia, số ca tử vong do COVID-19 tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh liên quan biến thể Omicron tại quốc gia này có dấu hiệu đã đạt đỉnh. Nhà chức trách cảnh báo số ca nhiễm vẫn có thể tăng cao hơn khi các trường học mở cửa trở lại vào cuối tuần tới.
Australia đang tìm cách cân bằng giữa việc mở cửa trở lại sau 2 năm áp đặt quy định hạn chế nhập cảnh nghiêm ngặt và việc đối phó với số ca nhiễm và số ca tử vong do COVID-19 tăng cao nhất kể từ đầu đại dịch.
Trong ngày 24/1, Australia đã ghi nhận 40.681 ca mắc mới, thấp hơn khoảng 3 lần so với mức đỉnh hồi đầu tháng này. Số ca tử vong trong 24 giờ qua là 58 ca, hầu hết tại 3 bang đông dân nhất là New South Wales (NSW), Victoria và Queensland. Mặc dù số ca tử vong này không cao hơn so với những ngày trước đây, song vẫn ở mức cao nhất kể từ đầu đại dịch.
Giới chức y tế bang NSW đánh giá virus SARS-CoV-2 đang có dấu hiệu lây lan chậm và tình hình dịch đã ổn định trở lại. Tuy nhiên, số ca nhiễm vẫn có nguy cơ tăng lên khi học sinh quay lại trường và việc tiêm mũi tăng cường sẽ giúp giảm bớt nguy cơ này.
Hơn 90% dân số Australia trên 12 tuổi đã được tiêm hai mũi vaccine cơ bản - biện pháp mà các chuyên gia y tế cho rằng đã giúp giữ tỷ lệ tử vong ở nước này ở mức tương đối thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân Australia đã tiêm mũi vaccine tăng cường - biện pháp được cho là bảo vệ cơ thể trước biến thể Omicron - vẫn ở mức tương đối thấp.
Mặc dù tất cả các bang của Australia không có kế hoạch tái áp đặt lệnh phong tỏa, song hầu hết các địa phương đều đã ban hành các biện pháp giãn cách xã hội và bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang nhằm hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh. Các bang vẫn đang chia rẽ về các biện pháp mở cửa lại trường học. Học sinh ở bang NSW và Victoria sẽ phải đeo khẩu trang và thường xuyên xét nghiệm nhanh kháng nguyên khi trở lại lớp vào tuần tới, trong khi bang Queensland trì hoãn việc mở cửa trở lại trường học cho đến ngày 7/2 tới nhằm tránh nguy cơ số ca nhiễm tăng cao.
Australia, New Zealand điều máy bay khảo sát thiệt hại do núi lửa phun trào tại Tonga Ngày 17/1, Australia và New Zeland đã huy động các máy bay tuần tra tiến hành các chuyến bay khảo sát để đánh giá thiệt hại do núi lửa phun trào ở Tonga, trong bối cảnh đảo quốc Thái Bình Dương này đã bị cô lập hoàn toàn vì mất điện và đường truyền internet gián đoạn. Máy bay P-8 Poseidon của Không...