Australia công bố mô hình khí hậu cho ‘mục tiêu phát thải ròng bằng 0′
Thủ tướng Scott Morrison ngày 12/11 đã công bố mô hình kế hoạch hành động nhằm hỗ trợ “mục tiêu phát thải ròng bằng 0″ vào năm 2050 mà Australia đã cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).
Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo thế giới trong khuôn khổ Hội nghị COP26 ở Glasgow, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Mô hình này, do công ty tư vấn McKinsey thực hiện, chỉ ra rằng cam kết về khí hậu mới sẽ giúp nền kinh tế Australia tạo thêm 100.000 việc làm trong các ngành công nghiệp tiềm năng như sản xuất khí hydro, năng lượng tái tạo, thép xanh và alumin, giúp tăng thu nhập quốc gia thêm 2.000 AUD/người (1.400 USD/người) vào giữa thế kỷ này.
Báo cáo thuyết trình của mô hình trên phân tích tổng lượng phát thải khí nhà kính ở Australia sẽ giảm xuống mức 253 megaton/năm, ít hơn 105 megaton so với con số 358 megaton/năm nếu không có mục tiêu nào được thông qua.
Video đang HOT
Trong tình huống không thay đổi cam kết, lượng khí thải của Australia sẽ giảm xuống mức 51% vào năm 2050 so với mức của năm 2005, song với cam kết mới, nếu áp dụng công nghệ tiên tiến và tập trung vào các ngành công nghiệp xanh, Australia ít nhất sẽ giảm được tới 85% lượng khí thải và hoàn toàn có thể đạt mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050 nếu đẩy mạnh hơn nữa việc cải tiến công nghệ.
Tuy nhiên, báo cáo lưu ý điều này phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động thu giữ và lưu trữ carbon, khai thác khí hydro sạch, sản xuất thép và nhôm ít phát thải, và lưu trữ carbon trong đất. Bên cạnh đó, báo cáo cũng dự đoán việc phát triển nhanh chóng lĩnh vực khai thác khí hydro để cung cấp khoảng 10% nguồn cung toàn cầu vào năm 2050 sẽ giúp tăng gấp 3 lần giá trị hàng xuất khẩu của Australia.
Theo báo cáo, nhờ cải thiện công nghệ, năng suất năng lượng trên toàn nền kinh tế Australia sẽ được cải thiện trong vòng 30 năm tới với chi phí tiêu thụ năng lượng tính trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người giảm một nửa vào năm 2050. Ngoài ra, khả năng tự cung cấp năng lượng của nước này cũng sẽ tăng đáng kể, giúp giảm chi phí năng lượng trong tỷ trọng GDP từ mức 8% xuống 2%.
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố mô hình kế hoạch nêu trên, ông Morrison nhấn mạnh Australia sẽ đạt mục tiêu khí hậu vào năm 2050 bằng một kế hoạch về công nghệ và mục tiêu này là sự lựa chọn, chứ không phải nhiệm vụ. Tuyên bố này của Thủ tướng Australia đã khẳng định những vấn đề được ông đề cập đến tại COP26 và các hội nghị quốc tế về khí hậu trước đó.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Năng lượng Australia Angus Taylor, việc lập mô hình chi tiết kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu khí hậu sẽ hỗ trợ cho các ngành công nghiệp của nước này trong việc thực hiện theo định hướng và mục tiêu của Chính phủ Australia. Ông đánh giá mô hình trên đã minh chứng rõ ràng rằng việc tập trung công nghệ sẽ cho phép Australia đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 mà không gây ra rủi ro đáng kể nào cho các ngành công nghiệp hoặc việc làm của người lao động.
Hội nghị COP26: Indonesia kêu gọi đồng bộ hóa chính sách chống biến đổi khí hậu
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) ngày 1/11 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đồng bộ hóa chính sách chống biến đổi khí hậu giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc họp bên lề Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Tổng thống Jokowi nói: "Tất cả chúng ta, kể cả các nước phát triển, cần có những bước đi cụ thể hơn trong việc kiểm soát khí hậu, nhất là hỗ trợ kinh phí cho các nước đang phát triển nhằm chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo".
Tổng thống Jokowi bày tỏ hy vọng rằng nguồn tài trợ thích ứng trị giá 100 tỷ USD từ các nước phát triển cần được đáp ứng ngay lập tức nhằm thúc đẩy các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông Jokowi cũng cho biết trong những năm gần đây, Indonesia đã có những bước đi cụ thể về mặt kiểm soát khí hậu. Tỷ lệ phá rừng đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm qua và tỷ lệ cháy rừng giảm tới 82%. Indonesia cũng sẽ khôi phục 64.000 ha đất ngập mặn - điều rất quan trọng do rừng ngập mặn lưu trữ carbon gấp 3-4 lần so với đất than bùn.
Bày tỏ tin tưởng rằng Indonesia có thể thực hiện cam kết của mình theo Thỏa thuận Paris vào năm 2030, cụ thể là cắt giảm 29% lượng khí thải một cách vô điều kiện, Tổng thống Jokowi cho hay quốc gia này đã thông qua Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và carbon thấp tới năm 2050, cũng như lộ trình chi tiết nhằm đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 hoặc sớm hơn.
Tổng thống Jokowi cho rằng vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt là làm thế nào để có thể nhanh chóng vượt qua đại dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế, đồng thời cho biết tình hình dịch COVID-19 tại Indonesia đã được cải thiện rất nhiều.
Cụ thể, số ca mắc mới hàng ngày đã giảm từ mức đỉnh hơn 56.000 ca vào ngày 15/7 xuống xuống còn 400-700 ca trong những tuần gần đây. Indonesia cũng đã tiêm hơn 187 triệu liều vaccine và đặt mục tiêu hơn 50% dân số được tiêm liều thứ hai vào cuối năm nay.
Saudi Arabia tuyên bố mục tiêu không phát thải carbon vào năm 2060 Ngày 23/10, giới chức Saudi Arabia cho biết quốc gia xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này đặt mục tiêu phát thải ròng carbon bằng 0 vào năm 2060. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman phát biểu tại diễn đàn "Sáng kiến xanh Saudi" ở Riyadh ngày 23/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên bố được ghi âm và được đọc tại...