Australia chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ hiếm thấy
Bộ trưởng Tài chính Australia cáo buộc Trung Quốc đã có hành động gây ảnh hưởng tới kinh tế của Canberra nhằm tạo “áp lực chính trị”, và động thái này đã làm thiệt hại 4 tỷ USD thương mại song phương.
Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg (Ảnh: ABC).
Trong bài phát biểu ngày 6/9, Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg cáo buộc Trung Quốc gây “áp lực chính trị” sau khi căng thẳng giữa 2 nước leo thang từ tháng 4/2020 vì Thủ tướng Australia Scott Morrison kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc của Covid-19.
Trung Quốc tỏ ra không hài lòng về động thái trên của Canberra và đã áp hàng loạt các lệnh cấm, đòn thuế quan lên sản phẩm nhập khẩu từ Australia từ đó tới nay.
Ông Frydenberg nhận định rằng, Australia dường như đang ở trên “tiền tuyến” của một kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc và rõ ràng Bắc Kinh cố gắng “gây thiệt hại cho nền kinh tế của Canberra vì những bất đồng về mặt quan điểm chính trị”.
Video đang HOT
Theo giới quan sát, đây được xem là một trong những bình luận sử dụng ngôn từ mạnh nhất mà một quan chức chính phủ Australia từng sử dụng kể từ khi căng thẳng giữa họ và Trung Quốc leo thang dồn dập hơn một năm trước.
Tuy nhiên, ông Frydenberg cho biết, dù căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia gây ra thiệt hại 4 tỷ USD thì “các biện pháp trừng phạt xuất khẩu của Bắc Kinh đã không thành công trong việc tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Canberra”.
“Tôi không làm giảm nhẹ tác động của các hành vi từ Trung Quốc. Họ đã gây ảnh hưởng tới các ngành và khu vực nhất định của Australia. Tuy nhiên, tác động tổng thể đối với nền kinh tế của chúng ta cho đến nay là không quá nghiêm trọng”, ông Frydenberg nói.
Trong khi thương mại giữa Trung Quốc và Australia giảm khoảng 5,4 tỷ đô la Australia (4 tỷ USD) trong nửa đầu năm 2021 nếu so với cùng kỳ năm ngoái, thì ông Frydenberg nói rằng, phần lớn thiệt hại trên đã được thiệt bù đắp bởi mức tăng 4,4 tỷ đô la Australia (3,27 tỷ USD) doanh thu khi Canberra giao thương với phần còn lại của thế giới.
Đa dạng hóa thị trường, không phụ thuộc vào một quốc gia
Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Australia về xuất khẩu và tổng kim ngạch thương mại. Thương mại giữa hai nước đạt hơn 185 tỷ USD trong năm tài chính 2019/20, gấp hơn 3 lần so với đối tác thương mại lớn thứ hai của Australia là Nhật Bản.
Ông Frydenberg cho biết, các đối tác khác đã bắt đầu lấp vào khoảng trống mà Trung Quốc để lại sau hàng loạt các biện pháp thương mại của Bắc Kinh hồi năm ngoái. Ví dụ, trong khi xuất khẩu than tới Trung Quốc giảm 33 triệu tấn năm ngoái, doanh thu từ xuất khẩu mặt hàng này tới các đối tác khác tăng 30,8 triệu tấn.
“Than Australia không xuất sang Trung Quốc đã tìm được người mua ở các thị trường khác bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan”, ông Frydenberg nói, nhấn mạnh rằng lúa mạch Canberra đã tìm thấy thị trường mới ở những nơi như Ả Rập Xê út.
Bộ trưởng Australia vẫn hy vọng về một “mối quan hệ mang tính xây dựng” với Trung Quốc vì chúng sẽ giúp đôi bên cùng có lợi, nhưng ông cũng cảnh báo các doanh nghiệp Australia rằng họ cần nhận thức rằng “thế giới đã thay đổi”.
Ông nói: “Điều này tạo ra sự không chắc chắn, cũng như rủi ro lớn hơn. Về mặt này, các doanh nghiệp nên tìm cách đa dạng hóa thị trường và không quá phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào”.
Trung Quốc tức giận vì cáo buộc tấn công mạng toàn cầu
Trung Quốc chỉ trích cáo buộc của Mỹ và đồng minh "hoàn toàn vô căn cứ, vô trách nhiệm" sau khi bị quy đứng sau chiến dịch tin tặc toàn cầu.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia, New Zealand và Na Uy hôm nay đồng loạt ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc tấn công các máy chủ quan trọng toàn cầu. Đại sứ quán Trung Quốc tại New Zealand mô tả các cáo buộc "hoàn toàn vô căn cứ, vô trách nhiệm" và là "sự bôi nhọ ác ý".
Đại sứ quán ở Australia cáo buộc Canberra chỉ biết "nhại lại" luận điệu của Mỹ và mô tả Washington là "nhà vô địch thế giới về các cuộc tấn công mạng độc hại".
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra, Australia. Ảnh: AAP .
Đại sứ quán tại Na Uy nói rằng Oslo bất ngờ tuyên bố vụ tấn công mạng hồi tháng 3 vào hệ thống email của Storting bắt nguồn từ Trung Quốc mà không liên lạc trước để xác minh thông tin liên quan với phía Trung Quốc.
"Trong khi đó, một nhóm các quốc gia và tổ chức phương Tây cũng đưa ra cáo buộc liên quan an ninh mạng nhằm vào Trung Quốc. Có lý do để đặt câu hỏi và nghi ngờ liệu đây có phải hành động thao túng chính trị thông đồng hay không", đại sứ quán Trung Quốc tại Na Uy cho hay, đồng thời yêu cầu phía Na Uy cung cấp bằng chứng.
Phản ứng đồng loạt của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ cùng các đồng minh gồm NATO, Liên minh châu Âu, Anh, Australia, Nhật Bản, New Zealand và Canada cáo buộc Trung Quốc "hành động vô trách nhiệm, gây rối loạn và bất ổn trên không gian mạng, đặt ra mối đe dọa lớn với nền kinh tế và an ninh quốc gia".
Bộ Tư pháp Mỹ trước đó cho biết 4 công dân Trung Quốc, gồm ba quan chức ngoại giao và một tin tặc dân sự, bị cáo buộc liên quan chiến dịch tấn công mạng toàn cầu nhằm vào hàng chục cơ quan chính phủ, trường đại học và doanh nghiệp ở Mỹ cùng nhiều nước. Những hoạt động này diễn ra trong giai đoạn 2011-2018, tập trung vào những thông tin có thể làm lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Mỹ và đồng minh cũng cáo buộc "các tin tặc có liên hệ với Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc" đứng sau vụ xâm nhập máy chủ email Exchange của Microsoft được công bố hồi tháng 3. Truyền thông Mỹ cho biết hàng chục nghìn máy chủ email bị tấn công do lỗ hổng từ hệ thống Exchange, trong khi Microsoft nghi ngờ thủ phạm nhóm tin tặc Hafnium có trụ sở tại Trung Quốc.
Australia chính thức kiện Trung Quốc lên WTO Australia đã nộp đơn khiếu kiện Trung Quốc tên Tổ chức Thương mại Thế giới WTO liên quan tới mặt hàng rượu vang xuất khẩu của Canberra, trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước chưa giảm nhiệt. Thủ tướng Australia Scott Morrison (Ảnh: AFP). AFP đưa tin, Australia ngày 19/6 thông báo đã đệ đơn khiếu nại chính thức lên WTO về...