Australia chi 50 tỷ USD mua 12 tàu ngầm Pháp
Hãng đóng tàu DCNS của Pháp sẽ chế tạo 12 tàu ngầm điện-diesel tối tân cho Hải quân Australia, dự kiến bàn giao sau năm 2030.
Các tàu ngầm đóng mới cho Australia được coi là mạnh nhất trong khu vực. Ảnh: ABC.
Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã ký hợp đồng đóng 12 tàu ngầm tối tân cho Hải quân Australia. Hợp đồng có tổng trị giá 50 tỷ USD, toàn bộ các tàu ngầm dự kiến được biên chế trong thập niên 2030, Sputnik ngày 20/12 đưa tin.
Video đang HOT
Hồi tháng 4, DCNS đã đánh bại các đối thủ từ Đức và Nhật trong cuộc đấu thầu đóng tàu ngầm do Australia tổ chức khi giới thiệu mẫu tàu ngầm phiên bản diesel-điện cải tiến lớp Barracuda Shortfin, được phát triển trên nền tảng tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda.
Thông số chính xác của Barracuda Shortfin vẫn là bí mật. Nhà sản xuất cho biết tàu dài khoảng 97 m, giãn nước khi lặn 4.000 tấn, sử dụng động cơ điện 9.400 mã lực và 4 máy phát diesel dự phòng. Hệ thống đẩy dựa vào phản lực dòng nước (pump-jet) sẽ thay thế cho chân vịt truyền thống.
Quá trình đóng tàu sẽ diễn ra tại thành phố Adelaide, miền nam Australia. Ngoài việc tăng cường tiềm lực hải quân, dự án 50 tỷ USD này còn nhằm mục đích phát triển nền công nghiệp đóng tàu quân sự cho Australia. Bên cạnh đó, ít nhất 2.800 việc làm mới sẽ được tạo ra tại Adelaide nhờ thỏa thuận này.
Theo sách trắng quốc phòng năm 2016, Australia dự kiến tăng ngân sách quân sự thêm 15% trong 10 năm tới.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Nga trang bị mắt thần khiến mọi loại tàu ngầm đều bị lộ tẩy
Tập đoàn "Trực thăng Nga" vừa chuyển cho Không quân Hải quân Nga máy bay trực thăng đa dụng Ka-27M đầu tiên sau khi nâng cấp có khả năng phát hiện tất cả các loại tàu nổi và tàu ngầm hiện đại.
Công việc hiện đại hóa máy bay trực thăng Ka-27 theo đơn đặt hàng quốc phòng của nhà nước đã được thực hiện tại xí nghiệp chế tạo máy bay Kumertausk. Những máy bay trực thăng mới sẽ được vận hành tại hạm đội Biển Đen và hạm đội Biển Bắc, cũng như ở Trung tâm đào tạo phi công của Không quân Hải quân ở thành phố Yeisk.
"Với hệ thống chỉ huy chiến thuật mới, phiên bản Ka-27 hiện đại có khả năng quan sát rộng, phát hiện tất cả các loại tàu chiến và tàu ngầm, tăng phạm vi phát hiện và phá hủy mục tiêu", thông tin cho biết.
Dịch vụ báo chí giải thích rõ, khác với cấu hình cơ bản Ka-27, phiên bản nâng cấp được trang bị các hình thức truyền thông tin thời gian thực cả trên mặt đất hoặc trên tàu trực chiến và các máy bay trực thăng khác. "Ka-27 được sử dụng thành công trong Không quân Hải quân, thực hiện một loạt các nhiệm vụ vì lợi ích của Hải quân.
Trực thăng Ka-27M mới sẽ cho phép Không quân Hải quân hoạt động hiệu quả ở những vùng biển gần. Chúng tôi sẽ hoàn thành việc chuyển giao lô tám chiếc Ka-27M cho Bộ Quốc phòng vào cuối năm nay", Phó tổng giám đốc Tập đoàn "Trực thăng Nga" Vladislav Savelyev nhấn mạnh.
Theo Danviet
Sự cố khiến tàu ngầm Nga xé rách bụng tàu ngầm hạt nhân Mỹ Những hạn chế về công nghệ thủy âm khiến hai chiếc tàu ngầm hạt nhân Nga và Mỹ không thể phát hiện ra nhau ở vùng biển nông nên đâm vào nhau. Tháp chỉ huy của Kostroma sau vụ va chạm. Ảnh: Reddit. Ngày 11/1/1992, hai tháng sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Mỹ muốn giám sát chặt chẽ Hải quân...