Australia cảnh báo khả năng số ca mắc COVID-19 tăng cao tại Sydney
Nhà chức trách Australia ngày 17/8 cảnh báo nguy cơ số ca mắc mới COVID-19 tăng cao ở thành phố Sydney trong những tuần tới, theo đó kêu gọi người dân đi tiêm vaccine để tránh phải nhập viện, tử vong.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Sydney, Australia, ngày 9/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phát biểu với báo giới, Thủ hiến bang New South Wales (NSW), bà Gladys Berejiklian cho biết: “Chúng tôi dự báo số ca nhiễm trong 2 – 3 tuần tới có thể tăng đáng kể. Bà Berejiklian kêu gọi mọi người đi tiêm chủng nhanh hơn để tăng tỷ lệ tiêm phòng đầy đủ ở người trưởng thành của bang này từ 27% lên 70%, nhấn mạnh khi đó “cuộc sống sẽ tự do hơn nhiều so với hiện nay”.
Theo các số liệu thống kê, trong đợt bùng phạt dịch mới nhất ở Sydney từ ngày 11/7, có 57 người đã tử vong do COVID-19, hầu hết chưa tiêm phòng.
Thành phố Sydney thủ phủ bang NSW đã siết chặt các quy định phong tỏa để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan, theo đó dựng các rào chắn ở nhiều nơi trong thành phố, tăng mức phạt đối với các vi phạm quy định phòng dịch. Tuy nhiên, số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng do biến thể siêu lây nhiễm Delta. Bang NSW ngày 17/8 đã ghi nhận 452 ca nhiễm mới và 1 ca tử vong. Biến thể Delta hiện đã khiến một nửa dân số Australia ở trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt.
Liên quan việc tiêm chủng phòng COVID-19, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 16/8 quyết định rằng hầu hết người Mỹ cần tiêm mũi nhắc lại sau 8 tháng hoàn tất tiêm chủng và kế hoạch tiêm nhắc lại sẽ bắt đầu từ giữa tháng 9 tới. Việc tiêm mũi vaccine nhắc lại nhằm tăng cường chống biến thể Delta. Nhân viên y tế có thể sẽ là nhóm đầu tiên được tiêm nhắc lại, sau đó là người cao tuổi đã tiêm mũi thứ hai hồi mùa Đông năm ngoái. Dự kiến vaccine tiêm nhắc lại cùng loại 2 mũi vaccine đã tiêm trước đó.
Video đang HOT
Có thể xuất hiện biến thể COVID-19 siêu đột biến, khiến 1/3 số người mắc tử vong
Nhóm Cố vấn Khoa học Khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh vừa cảnh báo về một loại biến thể mới của SARS-CoV-2 trong tương lai, có thể giết chết 1/3 số người mắc.
Theo tờ Dailymail, cảnh báo trên được SAGE đưa ra trong một tài liệu đăng ngày 30/7. Các nhà khoa học SAGE cho rằng biến thể tương lai có thể gây chết người như MERS - hội chứng hô hấp Trung Đông có tỷ lệ tử vong lên tới 35%.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
SAGE cho rằng khả năng virus SARS-CoV-2 biến đổi cao nhất khi virus này hoành hành mạnh nhất, giống như ở Anh hiện nay.
Theo các nhà khoa học, để ngăn chặn virus đột biến, cần tiêm liều vaccine tăng cường vào mùa đông, giảm thiểu biến thể mới xâm nhập từ nước ngoài và cân nhắc tiêu hủy một số loài động vật có thể mang virus.
Cảnh báo về biến thể siêu đột biến được đưa ra khi các nhà khoa học xem xét các kịch bản tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai không xa.
Biến thể tương lai này có thể kháng vaccine nếu nó kết hợp các đặc điểm kháng vaccine của biến thể Beta (nguồn gốc Nam Phi) và đặc điểm lây nhanh của biến thể Alpha hay Delta.
Quá trình tái kết hợp này có thể làm xuất hiện một chủng virus mới hoành hành dữ dội hơn, gây chết người nhiều hơn.
SAGE cho rằng các vaccine có thể hiệu quả, trừ khi có đột biến bất thường khiến các mũi tiêm kém hiệu quả hẳn trong ngăn chặn ca bệnh nặng. Khả năng này ít xảy ra.
Dù vậy, giới khoa học cho rằng biến thể mới có thể nguy hiểm hơn ngay cả khi đã tiêm chủng, vì vaccine không giúp người tiêm có miễn dịch hoàn toàn.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các biến thể mới. WHO cho biết số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã tăng 8% và số ca tử vong tăng 21% chỉ trong 1 tuần. Trong tuần qua, số ca mắc biến thể Delta đã tăng trung bình lên 540.000 ca/ngày và gần 70.000 ca tử vong/tuần trên toàn cầu. Sự gia tăng này xảy ra trong các điều kiện tương tự như tại đỉnh dịch vào năm ngoái - thời điểm xuất hiện 4 biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Giáo sư Nick Loman tại Đại học Birmingham (Anh) cho biết virus SARS-CoV-2 đã tiến hóa đáng kinh ngạc với khả năng xâm nhập vào tế bào người và thích ứng trên các vật chủ mới. Ông cho rằng không ai có thể tự tin dự đoán sẽ xảy ra chuyện gì trong tương lai.
Các nhà virus học cho biết virus SARS-CoV-2 có thể đã phát triển thành nhiều biến thể nguy hiểm hơn, song cho đến nay chưa được phát hiện do mức độ lây nhiễm trong cộng đồng chưa đủ lớn.
Một nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Áo công bố ngày 30/7 cho thấy, ngoài việc lây lan tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, các chủng kháng vaccine có nguy cơ xuất hiện cao hơn khi hơn 60% dân số của một cộng đồng được tiêm chủng và các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Nghiên cứu cho biết việc hình thành một biến thể kháng vaccine vào thời điểm đó có thể dẫn đến các vòng tiến hóa của biến chủng đó.
"Những biến thể đáng quan ngại" theo phân loại của WHO, được đặt tên theo các chữ cái Hy Lạp Alpha, Beta, Gamma và Delta, đều xuất hiện vào nửa cuối năm 2020, mặc dù phải mất một thời gian để chúng lây lan rộng hơn. Danh sách "những biến thể cần quan tâm" tiếp theo, được cho là có khả năng lây lan hoặc kháng vaccine cao hơn, gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda.
Trong số các biến thể hiện nay, Delta có khả năng lây truyền cao gấp đôi so với Alpha được phát hiện lần đầu tiên ở Anh - biến thể có khả năng lây lan cao hơn 40% so với chủng virus lần đầu được phát hiện ở Trung Quốc. Trong khi đó, Beta, xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi, dường như có khả năng tái nhiễm bệnh cao nhất.
Các nhà khoa học cho rằng hiện chưa rõ virus SARS-CoV-2 có thể phát triển tới mức độ nào khi thích nghi với cộng đồng đã miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh, và cảnh báo một số chủng virus corona, vốn đang chỉ gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh nhẹ, đã bắt đầu gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn.
Nhà dịch tễ học Kerkhove của WHO cảnh báo khi virus lây lan càng nhiều thì sẽ càng biến đổi. Delta sẽ không phải là biến thể cuối cùng, và bảng chữ cái có thể không đủ để đặt tên cho các biến thể mới.
Mỹ quy định đeo khẩu trang trong khuôn viên kín tại các điểm nóng dịch bệnh Ngày 28/7, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết có tới 66,6% số các hạt ở Mỹ hiện đang có mức độ lây nhiễm COVID-19 đủ cao để người dân cần đeo khẩu trang trong các không gian kín. Theo cơ quan trên, biện pháp này cần được thực hiện ngay lập tức. Người dân đeo...