Australia bổ sung trừng phạt đối với các ngân hàng và giới tài phiệt Nga
Chính phủ Australia vừa quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với tất cả các tổ chức tài chính chịu trách nhiệm phát hành và quản lý nợ của Nga, bao gồm Quỹ Của cải quốc gia, Bộ Tài chính và các nhà tài phiệt đang kinh doanh tại Australia.
Trong thông báo sáng 18/3, Ngoại trưởng Marise Payne cho biết, Australia đến nay đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với 11 ngân hàng và tổ chức tài chính của chính phủ Nga, trong đó Quỹ Của cải quốc gia và Bộ Tài chính là các thực thể mới được đưa vào danh sách trừng phạt.
Tỷ phú Oleg Deripaska là một trong hai nhà tài phiệt Nga vừa bị Australia đưa vào danh sách trừng phạt tài chính và cấm đi lại. Ảnh Igor Russak
Theo Bộ Ngoại giao Australia, các ngân hàng vừa được bổ sung vào danh sách trừng phạt gồm Sberbank, Gazprombank, VEB, VTB, Rosselkhozbank, Sovcombank, Novikombank, Alfa-Bank và ngân hàng tín dụng Moscow (Credit Bank of Moscow) hiện quản lý khoảng 80% tổng tài sản ngân hàng ở Nga.
Video đang HOT
Việc áp dụng lệnh trừng phạt bổ sung đối với các tổ chức tài chính và nhà tài phiệt đang nắm giữ khối tài sản có ý nghĩa kinh tế và chiến lược đối với Nga là nhằm gây sức ép đối với chiến dịch quân sự mà Nga đang tiến hành tại Ukraine.
Cùng ngày, Australia đã ban hành các biện pháp trừng phạt tài chính và cấm đi lại đối với 2 tỷ phú của Nga đang kinh doanh tại Australia bao gồm các ông Oleg Deripaska và Viktor Vekselberg.
Ông Deripaska là Chủ tịch Công ty nhôm Rusal và công ty này đang nắm giữ 20% cổ phần của nhà máy tinh lọc nhôm ở bang Queensland (QAL). Trong khi đó, ông Vekselberg cũng có cổ phần tại công ty Origin Energy ở Lãnh thổ phía Bắc của Australia.
Cho đến nay, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, các thành viên Hội đồng An ninh liên bang Nga, các thành viên chính phủ và Quốc hội Nga, Australia cũng đã công bố các hình thức trừng phạt tài chính và cấm đi lại đối với 41 nhà tài phiệt Nga cùng với các thành viên gia đình và hơn 20 doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nga.
Australia tăng chi 1,4 tỷ USD chống lại sự lây lan của biến thể Omicron và cúm mùa
Chính phủ Australia sẽ chi thêm 2 tỷ AUD (1,4 tỷ USD) để tăng cường sự chuẩn bị cho làn sóng lây nhiễm bệnh COVID-19 biến thể Omicron có khả năng lan rộng trong mùa Đông sắp tới ở nước này, trùng với thời điểm mùa dịch cúm nghiêm trọng đã được dự báo sẽ xuất hiện.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Melbourne, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong những ngày gần đây, số lượng ca nhiễm mới bệnh COVID-19 tại Australia đã tăng vọt lên tới vài chục nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Nghiên cứu từ Đại học New South Wales cho thấy số ca nhiễm mới bệnh COVID-19 có thể "tăng hơn gấp đôi" trong vòng sáu tuần tới. Các chuyên gia lo lắng về một biến chủng Omicron mới, biến thể BA.2, hay còn gọi là "biến thể tàng hình", có khả năng lây nhiễm cao hơn so với bản gốc, cũng như sự đe dọa xuất hiện của các biến thể đáng lo ngại khác.
Dự kiến Nội các Australia sẽ nhóm họp trong hôm nay, ngày 11/3, để xem xét kế hoạch đối phó với virus SAR-CoV-2 vào mùa Đông, cũng như tìm giải pháp ngăn ngừa dịch cúm, với trọng tâm là thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa việc tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 và tiêm phòng cúm sẽ bắt đầu trong vòng vài tuần tới.
Thông tin từ truyền thông Australia cho biết Chính phủ của Thủ tướng Scott Morrison đang nỗ lực hết sức để giữ cho sự phục hồi kinh tế quốc gia đi đúng hướng, giảm thiểu tình trạng thiếu lao động và làm chậm quá trình lây nhiễm virus trong các trường học và xã hội.
Để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, Canberra đã thông báo tiếp tục gia hạn các gói tài chính nhằm ứng phó với đại dịch thêm ba tháng nữa, đến hết ngày 30/9/2022. Hơn 9,9 tỷ AUD (6,9 tỷ USD) đã được chi cho hệ thống bệnh viện và tài trợ y tế bổ sung. Khoản tiền này thuộc gói tài chính tăng cường năng lực ngành y tế và nguồn cung cấp vaccine, trị giá 41 tỷ AUD (28,7 tỷ USD) mà chính phủ Australia đã nhất trí thông qua.
Thời tiết tại Australia trái ngược với phần lớn các quốc gia khác trên thế giới, với mùa Đông thường bắt đầu từ khoảng tháng Sáu và kéo dài tới hết tháng Chín. Trước khi xuất hiện dịch bệnh COVID-19, các ca mắc bệnh cúm vào mùa Đông ở Australia đã đạt mức cao bất thường trong năm 2019, với hơn 313.000 ca bệnh được xác nhận trên toàn quốc và hơn 950 ca tử vong.
Tỷ lệ nhiễm cúm của năm này cao hơn khoảng 2,7 lần so với mức trung bình trong 5 năm gần nhất, tuy nhiên trong năm 2020 và 2021, chính sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 cùng với các lệnh phong tỏa, hạn chế và đóng cửa biên giới quốc tế đã góp phần giảm thiểu sự lây lan của dịch cúm.
Các chuyên gia và quan chức y tế Australia mới đây đã cảnh báo về sự gia tăng số ca mắc mới bệnh COVID-19 vào khoảng giữa năm nay, và dự đoán khả năng lây truyền đáng kể ở những trẻ em chưa từng tiếp xúc với các mùa cúm nghiêm trọng trước đó.
Cái chết bí ẩn của người giàu số 3 thế giới bị rơi khỏi máy bay riêng Tài phiệt người Bỉ Alfred Loewenstein là người giàu thứ ba thế giới khi ông rơi khỏi máy bay riêng vào ngày 4/7/1928, trong một sự cố kỳ lạ khiến các chuyên gia hàng không không thể lý giải. Alfred Loewenstein đã rơi khỏi máy bay một cách bí ẩn vào năm 1928. Ảnh: Getty Images Cái chết của Alfred Loewenstein là một...