Australia bày tỏ sự lo ngại về nguy cơ xung đột tại Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Dennis Richardson ngày 2/6 nhận định có tồn tại một nguy cơ xung đột liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Phát biểu tại Thượng viện, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Australia cho biết căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc với các nước Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei.
Tàu Trung Quốc vây hãm và phun vòi rồng vào tàu Việt Nam ngay tại vùng biển của Việt Nam.
Việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam hồi tuần trước là động thái mới nhất trong một loạt cuộc đối đầu trong vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông. Không nước nào muốn xung đột xảy ra, nhưng điều đó là có thể.
Video đang HOT
Bộ trưởng Richardson cũng nhận định Australia có lợi ích quốc gia tại các vùng biển này. 52% hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển của Australia là đi qua Biển Đông, vì vậy Australia rất quan tâm tới khả năng giải quyết các tranh chấp.
Theo ông Richardson, Australia gần đây đã tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, nhưng điều đó không ảnh hưởng tới hợp tác quân sự với Trung Quốc. Ông Richardson cũng chia sẻ mối quan ngại của Mỹ trước những hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông./.
Theo Vietnam
Chuyên gia Úc: "Vị thế của Trung Quốc không mạnh như họ nghĩ"
Tướng Martin Dempsey, Tổng Tham mưu Trưởng liên quân Mỹ, nhận định rằng Thái Bình Dương đang trở nên bất ổn hơn bởi "hành vi cưỡng ép và khiêu khích" của Trung Quốc.
Tại Đối thoại Shangri-La cuối tuần qua, Phó Tổng tham mưu Trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung đã lớn tiếng chỉ trích Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sau khi ông Hagel cáo buộc Trung Quốc có những "hành động đơn phương, gây mất ổn định" ở biển Đông, bao gồm cả việc hạ đặt (trái phép) giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam.
Phó Tổng tham mưu Trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung
Tướng Vương tức giận phản bác rằng bài phát biểu của ông Hagel "sặc mùi bá chủ, đầy những từ ngữ đe doạ và doạ nạt" và "khiêu khích Trung Quốc". Luận điệu tương tự như thế này cũng được các quan chức Trung Quốc khác sử dụng khi nói về Mỹ.
Ông Vương còn trắng trợn tuyên bố rằng: "Trung Quốc chưa bao giờ kích động rắc rối. Trung Quốc chỉ bị buộc phải phản ứng lại những hành động khiêu khích của những bên khác".
Wall Street Journal (Mỹ) đánh giá, ngôn từ cứng rắn của Trung Quốc là minh chứng cho quan điểm của Bắc Kinh rằng quyền lực của Washington trong khu vực đang suy yếu, ngay cả khi cách tiếp cận ngày càng hung hăng của Trung Quốc đang khiến các quốc gia khác gần nhau hơn trong nỗ lực đối phó với quân đội ngày càng gia tăng và ảnh hưởng kinh tế của nó.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cũng cho rằng, Trung Quốc đang cảm thấy ngày càng thoải mái với suy nghĩ mình là cường quốc hàng đầu và đang khoe khoang rằng Mỹ gần như, hoặc không thể làm gì được để ngăn chặn mình.
Tờ này dẫn lời một học giả giấu tên nhận định, ấn tượng của các quốc gia khác về Trung Quốc đã thay đổi rõ ràng trong chỉ vài năm: "Bạn có thể nói rằng, giờ đây, Trung Quốc đang hành xử như một cường quốc lớn, có quyền lực và ngoại lệ..., như thể các luật lệ không được áp dụng cho họ".
Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, Trung Quốc cũng đang quá liều lĩnh khi chỉ trích một cách mạnh mẽ Mỹ và những đồng minh của nước này. Tờ này dẫn lời ông Rory Medcalf, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy (Úc) cho rằng: "Vị thế của Trung Quốc không mạnh như họ nghĩ".
Theo Tri Thức Trẻ
"Biển Đông có thể biến Trung Quốc thành kẻ thù của Mỹ" Thiếu tướng Trung Quốc Zhu Chenghu tuần vừa rồi đã nói với tờ Thời báo Phố Wall rằng, ông tin Mỹ đang "mắc những sai lầm rất rất nghiêm trọng" liên quan đến các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và việc chính quyền Tổng thống Barack Obama tiếp tục theo đuổi con đường đó sẽ buộc Trung Quốc phải trở...