Australia bắt người Việt trộm nhiều hàng hiệu
Cảnh sát Australia bắt Trung Bao Le, một thanh niên người Việt nổi tiếng trên mạng xã hội về thời trang, với cáo buộc trộm nhiều túi xách hàng hiệu.
Cảnh sát bắt Trung Bao Le, 25 tuổi, hôm 7/8 tại thành phố Sydney, trước khi khám xét nhà của thanh niên này và phát hiện nhiều túi xách đắt tiền. Họ cáo buộc số túi xách trị giá 50.000 AUD (gần 36.000 USD, 830 triệu đồng) thuộc các thương hiệu xa xỉ như Dior, Bally, Chloe, Louis Vuitton, được anh này đánh cắp từ các cửa hàng cao cấp ở Sydney và Melbourne.
Trung Bao Le chụp ảnh cùng một chiếc túi xách hàng hiệu. Ảnh: Instagram/TrungBaoLe.
Trung thường xuyên khoe bộ sưu tập túi xách hàng hiệu trên tài khoản Instagram có hơn 50.000 người theo dõi. Trung, người tốt nghiệp ngành kinh doanh thời trang, đã ra tòa hôm 8/8.
Luật sư Paul Johnson thừa nhận thân chủ của mình “mê muội” thời trang, là người có ảnh hưởng trên mạng và được hình dung sở hữu những “tài sản đắt tiền”. Luật sư cũng nói rằng Trung mắc chứng “nghiện không thể kiểm soát” đối với đồ thiết kế riêng. Ông lập luận vì toàn bộ số túi đã bị tịch thu nên Trung được tại ngoại và anh ta đang rất hoảng loạn về những gì đã xảy ra.
Cơ quan công tố kiên quyết phản đối đơn xin tại ngoại của Trung.
“Nếu đây gần như là một sự tôn sùng thì làm thế nào chúng ta đối phó được với một người nghiện loại hành vi này?”, thẩm phán Chris McRobert hỏi bị cáo, nhận xét đó là “nỗi ám ảnh không thể kiểm soát được”.
“Nếu các ông cho tôi tại ngoại, tôi sẽ xóa tài khoản Instagram, mạng xã hội, xóa mọi thứ”, Trung nói.
Thẩm phán McRobert chấp nhận đề nghị và cho Trung tại ngoại với loạt điều kiện nghiêm ngặt cấm anh ta sử dụng mạng xã hội và vào các cửa hàng bán lẻ. Trung cũng đã được yêu cầu trình diện cảnh sát hàng ngày.
Vụ án sẽ tiếp tục được xét xử vào ngày 14/8 tại tòa án địa phương.
Cảnh sát Australia xông vào tang lễ, bị tố 'vô cảm' thực thi lệnh cách ly xã hội
Công dân Australia bức xúc khi cảnh sát xông vào đám tang của người cha để thực thi biện pháp cách ly xã hội, không dành sự tôn trọng cho người quá cố.
Khi 2 sỹ quan cảnh sát mang theo súng bước vào nhà thờ để đếm số người tham dự đám tang của bố mình, Helen Kolovos nói rằng, cô thấy đau lòng và có cảm giác "mình như một tên tội phạm".
Các đám tang ở Australia bị giới hạn 10 người tham dự kể từ tháng 3, như một phần trong nỗ lực của chính phủ để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Người phụ nữ Australia bức xúc khi cảnh sát có các biểu hiện không tôn trọng khi tới đám tang của cha mình. (Ảnh: Shutterstock)
Gia đình của Kolovos cũng phải tuân thủ yêu cầu này. Trong đám tang người cha, cô và thành viên trong gia đình ngồi trên những chiếc ghế riêng biệt để đảm bảo giãn cách xã hội. Thời điểm nghi lễ kết thúc, quan tài được khiêng đi cũng là lúc cảnh sát tiến vào.
"Khi thấy họ tiến vào lúc đó, tôi thực sự thấy đau đớn. Thật vô lễ khi mang súng vào nhà thờ, điều đó chống lại tôn giáo của chúng tôi. Khi bước vào, họ không cúi đầu hay làm bất cứ điều gì. Họ bắt đầu nói chuyện với một số người làm việc tại nhà thờ và ghi chép. Và k hoảnh khắc tiễn đưa cha tôi bị tước mất", Kolovos nói.
Từ tháng 2, chính quyền Australia áp dụng hàng loạt các biện pháp mạnh tay để thực hiện cách ly xã hội, trao thêm quyền cho cảnh sát để giám sát việc thực thi các biện pháp này.
Tuy nhiên, các chuyên gia tư pháp cho rằng, một số sỹ quan đang thi hành luật một cách không nhất quán và tùy tiện.
Ở hầu hết các bang, các sỹ quan có quyền phạt tiền hoặc bắt giữ những người tập trung trên 2 người hoặc xuất hiện ngoài đường mà không có lý do hợp lý.
Nhiều tuần qua, tỷ lệ các ca mắc COVID-19 tại Australia giảm và tỷ lệ nghịch với số tiền phạt mà cảnh sát thu về.
Tính tới 5/4, cảnh sát Victoria phạt tiền 199 trường hợp và có thêm 931 giấy phạt 8 ngày sau đó. Trong khi, tiểu bang này ghi nhận thêm 146 ca nhiễm mới.
Video: Cảnh sát Mỹ kéo người không đeo khẩu trang ra khỏi xe buýt
Tại New South Wales, cảnh sát phạt 464 người và ra trát hầu tòa với 57 trường hợp vì vi phạm các hạn chế đi lại. Hơn 155 người trong số đó vi phạm vào tuần lễ Phục sinh.
Chính quyền các bang nói rằng, các biện pháp là cần thiết để kiểm soát sự lây lan của virus. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cảnh sát ở một số bang bị tố mạnh tay, áp dụng không nhất quán so với các biện pháp ban hành.
Tuần trước, tờ News Corp đăng tải đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông bị còng tay cùng 10 cảnh sát xuất hiện bên cạnh.
Luật sư Peter O hèBrien, người chuyên về các vụ án dân sự ở thành phố Sydney nói rằng, việc trao cho cảnh sát toàn quyền đôi khi khiến việc thi hành án của họ trở nên tùy tiện.
SONG HY
Trung Quốc thử vaccine ngừa virus corona trên người 108 người trong độ tuổi 18-60 từ Vũ Hán được tiêm vaccine ngừa virus corona chủng mới do một công ty dược phẩm Trung Quốc phối hợp quân đội phát triển. Ba ngày sau khi công ty dược phẩm CanSino Biologics được chính phủ "bật đèn xanh", thử nghiệm vaccine ngừa nCoV được thực hiện tại Vũ Hán. Theo thông tin trên tài...