Australia ban hành Bộ quy tắc chống thông tin sai lệch
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Tập đoàn Công nghiệp Kỹ thuật số (DIGI) của Australia vừa ban hành Bộ quy tắc thực hành về thông tin sai lệch, với sự tham gia của các đại gia công nghệ như Facebook, Google, Microsoft, Tik Tok, Twitter và Redbubble.
Biểu tượng của Google và Facebook trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 22/2, bà Sunita Bose, Giám đốc điều hành của DIGI, cho biết Bộ quy tắc được thiết kế nhằm giảm sự lan truyền thông tin sai lệch và các nội dung độc hại trên Internet, cung cấp cho các công ty công nghệ một khuôn khổ nhất quán và minh bạch, giúp họ nhanh chóng đưa ra cảnh báo thường xuyên đối với người dùng về mức độ đáng tin cậy của các nguồn thông tin báo chí và quảng cáo.
Bà Bose nhấn mạnh các công ty tham gia cam kết thực hiện những biện pháp bảo vệ mạnh mẽ chống lại thông tin độc hại và sai lệch, cũng như bảo vệ quyền riêng tư, tự do ngôn luận và giao tiếp chính trị.
Dựa trên Bộ quy tắc mới, rất nhiều biện pháp cụ thể để chống lại các nguồn tin không chính xác đã được thiết lập, như gắn nhãn nội dung sai sự thật, hoặc sử dụng các chỉ số tin cậy trên các bài báo, giảm mức độ hiển thị nội dung có khả năng khiến người dùng tiếp nhận phải thông tin độc hại và sai lệch, đồng thời, đình chỉ, vô hiệu hóa vĩnh viễn tài khoản người dùng có hành vi phát tán thông tin độc hại, thông tin không xác thực.
Video đang HOT
Tất cả các bên tham gia ký kết được yêu cầu công bố thông tin cho người dùng liên quan đến những biện pháp mà họ thực hiện và sẽ phát hành báo cáo hằng năm về những nỗ lực này. Họ cũng sẽ thiết lập các quy định để xử lý việc không tuân thủ Bộ quy tắc. Bên cạnh đó, các đại gia công nghệ cũng cam kết ưu tiên cho các nguồn tin tức đáng tin cậy, đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác kiểm tra thực tế thông tin…
Giám đốc điều hành DIGI chia sẻ Bộ quy tắc thực hành về thông tin sai lệch triển khai theo yêu cầu của Chính phủ Australia từ tháng 12/2020 và được giám sát bởi Cơ quan quản lý truyền thông Australia.
Chủ tịch Cơ quan Truyền thông và Báo chí Australia Nerida O’Loughlin đã lên tiếng hoan nghênh Bộ quy tắc mới và khuyến khích tất cả các nền tảng công nghệ tham gia. Theo bà, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cho thấy những tổn hại nghiêm trọng mà nguồn thông tin sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội trực tuyến có thể gây ra, đặc biệt là với những nhóm người dễ bị tổn thương.
Sau khi chính thức ban hành Bộ quy tắc, DIGI dự kiến sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến của công chúng, các chuyên gia và chính phủ để hoàn thiện hơn nữa Bộ quy tắc này. Bộ trưởng Truyền thông Paul Fletcher cho biết Canberra sẽ đánh giá cẩn thận xem liệu Bộ quy tắc có hiệu quả trong việc cung cấp các biện pháp bảo vệ chống lại những tác hại nghiêm trọng phát sinh từ việc lan truyền thông tin độc hại và thông tin sai lệch trên các nền tảng kỹ thuật số hay không.
Là hai trong số các đại gia công nghệ đã tham gia ký kết với DIGI, nhưng Google và Facebook đang trong thời gian chờ đợi những điều chỉnh đối với luật quy định việc trả phí nội dung tin tức cho các công ty truyền thông nội địa mà Hạ viện Australia thông qua ngày 16/2.
Liên quan tới luật này, ngày 18/2, gã khổng lồ mạng xã hội Facebook đã bất ngờ hạn chế toàn bộ trang thông tin thuộc các tổ chức báo chí, truyền thông Australia xuất hiện trên nền tảng của mình, ảnh hưởng đến cả một số trang thông tin về tuyên truyền về sức khỏe và đại dịch. Vì vậy, hiện chưa rõ bằng cách nào Facebook có thể đáp ứng các cam kết về Bộ quy tắc chống thông tin sai lệch mới trong trường hợp không cho tin tức xuất hiện trên nền tảng của mình.
Australia triệu đại sứ Myanmar
Canberra triệu tập đại sứ Myanmar sau khi Sean Turnell, cố vấn kinh tế người Australia của Aung San Suu Kyi, cho biết ông đã bị bắt.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne tối 6/2 cho biết chính phủ nước này "quan ngại sâu sắc trước những báo cáo về việc người Australia và các công dân nước ngoài khác bị bắt giam tùy tiện ở Myanmar", nói thêm rằng Australia đang hỗ trợ lãnh sự cho một số công dân của họ tại Myanmar.
"Đặc biệt, chúng tôi vô cùng quan ngại về một công dân Australia bị giam tại đồn cảnh sát. Chúng tôi đã triệu tập đại sứ Myanmar và bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của chính phủ Australia về những sự việc này", Payne cho hay, dường như đề cập đến Turnell.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne phát biểu tại Canberra hồi tháng 12/2020. Ảnh: Reuters .
Ngoại trưởng Australia cho biết đại sứ quán nước này tại Yangon đang tiếp tục kiểm tra công dân Australia ở Myanmar "nhằm đảm bảo an toàn cho họ, trong phạm vi thông tin liên lạc cho phép".
Trong tin nhắn gửi tới hãng Reuters ngày 6/2, Turnell, chuyên gia kinh tế làm việc cho Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, thông báo rằng ông đã bị bắt.
"Tôi bị buộc tội nào đó, nhưng không biết chắc. Tôi ổn, mạnh mẽ và không phạm tội gì cả", giáo sư tại Đại học Macquarie ở Sydney cho hay.
Suu Kyi, lãnh đạo thực tế của đất nước, bị quân đội bắt hôm 1/2 cùng một loạt quan chức cấp cao của chính phủ. Cảnh sát cáo buộc bà nhập trái phép thiết bị liên lạc và quyết định tạm giữ đến ngày 15/2 để điều tra.
Trong khi đó, quân đội cáo buộc có hành vi gian lận trong tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020 mà đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Họ cam kết chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng trong cuộc bầu cử dự kiến được tổ chức sau khi tình trạng khẩn cấp quốc gia kéo dài một năm kết thúc.
Thấy gì từ biến cố của tỷ phú Jack Ma? Các cơ quan quản lý Trung Quốc đang tìm cách để tập đoàn công nghệ tài chính Ant Group - công ty con của Alibaba chia sẻ dữ liệu khách hàng khổng lồ của họ. Cơ quan quản lý Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy Jack Ma làm điều mà vị tỷ phú này dường như chống lại từ lâu: chia sẻ...