Australia bác cảnh báo Trung Quốc về ‘phân biệt chủng tộc’
Australia bác bỏ cảnh báo về phân biệt chủng tộc, và cho rằng việc Bắc Kinh khuyên sinh viên cân nhắc đến Australia học tập sau là không hợp lý.
Bộ trưởng Giáo dục Australia Dan Tehan hôm 10/6 tuyên bố: “Thành công của chúng tôi trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 cho thấy Australia là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới đối với sinh viên quốc tế. Chúng tôi bác bỏ cảnh báo của Trung Quốc rằng, Australia là điểm đến không an toàn cho sinh viên quốc tế”.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành của nhóm 8 trường đại học danh tiếng của Australia, bà Vicki Thomson cũng bày tỏ quan ngại nếu cảnh báo của Bắc Kinh ngăn cản sinh viên đến nước này học tập.
“Không có bằng chứng về những vấn đề phân biệt chủng tộc xảy ra trong các cơ sở của chúng tôi”, bà Vicki Thomson cho hay.
Bộ trưởng Giáo dục Australia Dan Tehan. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Các trường đại học Australia phải đối mặt với tổn thất nặng nề trước việc chính phủ nước này đóng cửa biên giới vô thời hạn để ngăn chặn lây lan của dịch bệnh. Việc này khiến sinh viên nước ngoài không thể đến Australia học tập. Đây là đối tượng đóng góp hàng tỷ USD vào ngành giáo dục nước này mỗi năm.
Hôm 9/6, Bộ Giáo dục Trung Quốc cảnh báo sinh viên nước này “ cần đánh giá cẩn thận về những rủi ro, đồng thời thận trọng về việc lựa chọn đến Australia, hoặc quay trở lại Australia để học tập“. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, trong thời điểm COVID-19 có nhiều vụ phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Á tại quốc gia này.
Cảnh báo của Trung Quốc đối với sinh viên nước này có thể ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của Australia trong lĩnh vực giáo dục.
Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu dịch vụ giáo dục lớn nhất của Australia, có trị giá 7 tỷ USD trong năm 2017 và năm 2018. Hiện có hơn 200.000 sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Australia.
Cảnh báo của Bộ Giáo dục Trung Quốc được đưa ra vài ngày sau khi Bộ Văn hóa và Du lịch nước này khuyên công dân không nên tới Australia do phân biệt chủng tộc và bạo lực do bùng phát dịch trong dịch COVID-19.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước đang trở nên căng thẳng sau đại dịch khi Thủ tướng Scott Morrison kêu gọi cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của dịch COVID-19.
Trung Quốc khuyến cáo công dân không đến Australia
Trung Quốc kêu gọi công dân tránh đến Australia do lo ngại tình trạng "phân biệt chủng tộc nhằm vào người Trung Quốc và châu Á".
"Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng hành động bạo lực và phân biệt chủng tộc nhằm vào người Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung tại Australia. Chúng tôi khuyến cáo khách du lịch Trung Quốc nâng cao nhận thức về an toàn và tránh đến Australia", Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc hôm qua ra thông báo cho hay.
Bộ trưởng Du lịch Australia Simon Birmingham sau đó lên tiếng phản đối, cho rằng thông tin của chính quyền Trung Quốc là không chính xác.
"Chúng tôi bác bỏ tuyên bố không có cơ sở thực tế của Trung Quốc. Australia đang thành công trong ngăn chặn Covid-19 lây lan và mong được chào đón du khách từ mọi quốc gia đến đất nước an toàn, hiếu khách của chúng tôi. Australia cũng là quốc gia đa văn hóa thành công nhất thế giới, cộng đồng người Hoa đóng vai trò đáng kể trong nỗ lực làm nên điều này", Bộ trưởng Birmingham cho hay.
Khách du lịch bên ngoài nhà hát Opera Sydney hôm 20/3. Ảnh: AFP.
Đây được coi là biện pháp tiếp theo của Bắc Kinh nhằm đáp trả việc Canberra kêu gọi điều tra nguồn gốc nCoV. Trung Quốc hôm 12/5 dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn của Australia, trích dẫn những vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch. 5 ngày sau, nước này áp thuế hơn 80% với lúa mạch nhập khẩu từ Australia với lý do bán phá giá.
Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Canberra, chiếm 30% nguồn xuất khẩu thịt bò và cũng là khách hàng mua lúa mạch lớn nhất của Australia. Quan hệ song phương bắt đầu rạn nứt hồi năm 2017 khi Australia đưa ra luật an ninh mới nhằm ngăn sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị trong nước. Trung Quốc cho rằng luật này nhắm thẳng vào họ, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên lạnh nhạt.
Giữa lúc căng thẳng chưa được giải quyết, Ngoại trưởng Australia Marise Payne hôm 19/4 kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc nCoV. Không lâu sau, Thủ tướng Australia Scott Morrison trở thành lãnh đạo quốc tế đầu tiên ngoài Mỹ thúc đẩy vấn đề này.
Theo bình luận viên Ben Westcott của CNN, chủ đề nguồn gốc nCoV ngày càng bị chính trị hóa khi cả Washington và Bắc Kinh đều cố gắng lợi dụng nó để phân tán sự chú ý khỏi những vấn đề kinh tế trong nước. Lời kêu gọi của Australia càng khiến hiềm khích giữa nước này với Trung Quốc leo thang.
Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye từng cảnh báo Australia có thể đối mặt làn sóng tẩy chay của Trung Quốc trong lĩnh vực du lịch, xuất khẩu rượu, thịt bò và nhiều sản phẩm khác nếu Canberra cố theo đuổi một cuộc điều tra về Covid-19.
Thành phố ở Australia hủy kết nghĩa thành phố của Trung Quốc Thành phố ở bang New South Wales của Australia hủy kết nghĩa với Côn Minh, Trung Quốc, cho rằng đây là nơi phải chịu trách nhiệm về Covid-19. Hội đồng thành phố Wagga Wagga, bang New South Wales tối 14/4 đã bỏ phiếu thông qua việc cắt quan hệ với thành phố kết nghĩa, Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc,...