AUKUS lên kế hoạch cho căn cứ tàu ngầm mới
Tàu ngầm Mỹ và Anh sẽ sớm hoạt động ở ngoài khơi Australia, tạo điều kiện để các quốc gia đồng minh này hiện diện và tiếp cận tốt hơn tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Tàu ngầm USS Asheville của Mỹ ở ngoài khơi Perth (Australia) ngày 15/3. Ảnh: Business Insider
Tháng 9/2021, Nhà Trắng đăng tải thông cáo chung thành lập liên minh 3 bên “ AUKUS” gồm Australia, Anh và Mỹ. Dự án đầu tiên của AUKUS là Mỹ, Anh sẽ chia sẻ công nghệ và chuyên môn để hỗ trợ Australia chế tạo tàu ngầm chạy năng lượng hạt nhân đầu tiên của nước này. Đây là lần đầu tiên trong 50 năm qua Mỹ chia sẻ công nghệ tàu ngầm. Trước đó, Mỹ mới chỉ chia sẻ công nghệ với Anh.
Đến tháng 3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden và những người đồng cấp Anh, Australia đã tuyên bố lộ trình để Canberra sở hữu tàu ngầm mới chạy bằng năng lượng hạt nhân. Giai đoạn đầu là vào đầu những năm 2030 Australia mua tàu do Mỹ đóng và sau đó đến đầu những năm 2040 nhận tàu ngầm do chính nước này sản xuất.
Tờ Business Insider đánh giá trong những năm tới, tàu ngầm của Mỹ và Anh sẽ đến Australia thường xuyên hơn. Đến năm 2027, hải quân hai quốc gia này sẽ bắt đầu đặt căn cứ cho các tàu ngầm tấn công – một của Anh và tối đa là 4 chiếc của Mỹ – tại HMAS Stirling, một căn cứ hải quân của Australia gần thành phố Perth trên bờ biển Ấn Độ Dương.
Các tàu ngầm này sẽ luân chuyển qua HMAS Stirling thay vì được phân công vĩnh viễn. Các quan chức đánh giá sự hiện diện của các tàu ngầm này sẽ giúp phát triển năng lực và khả năng Australia vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Video đang HOT
Trước thông báo ngày 13/3, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Biden cho biết: “Lực lượng luân phiên này sẽ giúp xây dựng vai trò quản lý của Australia. Nó cũng sẽ tăng cường khả năng răn đe với nhiều tàu ngầm của Mỹ và Anh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Chuẩn Đô đốc Jeffrey Jablon, chỉ huy lực lượng tàu ngầm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, cho biết 25 trong số 49 tàu ngầm tấn công của Hải quân nước này đang đóng ở Thái Bình Dương. Theo ông Jablon, lực lượng Hải quân đã di chuyển một số tàu ngầm này ra xa hơn về phía Tây. Vào tháng 11/2021, Chuẩn Đô đốc Jablon thông báo rằng số lượng tàu ngầm tại Guam sẽ tăng từ hai lên năm chiếc và chiếc thứ năm đã đến vào tháng 3/2022. Tháng 11/2021, ông cũng đề cập rằng Hải quân Mỹ sẽ tăng cường đầu tư vào các cơ sở hỗ trợ tàu ngầm ở đảo Guam nhằm mở rộng khả năng hoạt động.
Giống như Guam, hoạt động từ Australia sẽ đưa các tàu ngầm đến gần Tây Thái Bình Dương hơn và tạo điều kiện để những phương tiện này có thêm thời gian trên biển. Ông Bryan Clark tại Trung tâm Công nghệ và Khái niệm Phòng thủ thuộc Viện Hudson (Mỹ) nhận định tàu ngầm hiện diện tại Perth có thể tham gia các đợt triển khai dài hạn hơn, hoạt động trong khu vực lên đến một năm thay vì triển khai thông thường với 6 tháng trong đó mất 1 tháng di chuyển từ Bờ Tây Mỹ.
Ông Harry Harris Jr. -cựu lãnh đạo của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, cho biết có thể tránh được thời gian di chuyển từ Bờ Tây hoặc Bờ Đông nếu xuất phát từ Perth.
Nhưng tham vọng của AUKUS về tăng số lượng tàu ngầm ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vẫn vấp phải trở ngại. Australia sẽ phải phát triển kiến thức thể chế và cơ sở vật chất để duy trì các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, điều mà nước này chưa từng làm trước đây.
AUKUS và bài toán lợi ích
Dự án tàu ngầm hạt nhân theo thỏa thuận Đối tác an ninh ba bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) là dự án khổng lồ.
Nó tiêu tốn hàng trăm tỉ USD của các quốc gia liên quan, nhưng đổi lại cũng có nhiều lợi ích. Phân tích tính kinh tế được đưa ra trong thỏa thuận AUKUS với góc nhìn từ Australia, bên "được" trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong bối cảnh những đánh giá về được và mất từ dự án này vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak công bố thỏa thuận AUKUS.
Chi phí cơ hội là những lợi ích mà Australia sẽ có được từ việc đưa ra một quyết định về một khoản đầu tư (như tàu ngầm) hay một mối quan hệ (như liên minh Australia-Mỹ). Theo Giáo sư Jenny Gordon, chuyên gia kinh tế của Đại học Quốc gia Australia, thông tin chi tiết về ý nghĩa của AUKUS đối với cả khoản đầu tư và mối quan hệ đều hơi sơ sài. Mức giá cho các tàu ngầm dao động từ 268 tỷ AUD đến 386 tỷ AUD, mặc dù theo kinh nghiệm, mức giao động chi phí đối với tàu ngầm hoặc bất kỳ công nghệ phòng thủ tiên tiến nào là điều có thể xảy ra. Ví dụ, thỏa thuận Australia mua tàu ngầm của Pháp đã tăng từ 40 tỷ AUD lên 66 tỷ AUD trước khi Pháp bắt đầu chế tạo tàu ngầm.
Việc tăng chi tiêu quốc phòng lên mức dự kiến 2,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tạo ra một chi phí cơ hội. Một số thông tin rõ ràng hơn về việc liệu AUKUS có được thanh toán thông qua việc tăng thuế, giảm chi tiêu của chính phủ trong các lĩnh vực khác hay vay và nợ cao hơn (phải trả trong tương lai với thuế cao hơn hoặc chi tiêu thấp hơn) sẽ giúp người Australia hiểu được chi phí cơ hội của dự án tàu ngầm AUKUS.
Chi phí cơ hội của các mối quan hệ gắn với AUKUS là một vấn đề phức tạp hơn. Các nhà bình luận, mà gần đây nhất là cựu Ngoại trưởng Gareth Evans, đã đặt ra câu hỏi thỏa thuận này có ý nghĩa gì đối với "năng lực phán quyết vấn đề chủ quyền độc lập" của Australia. So với sự hỗ trợ trước đây của Australia cho các dự án quân sự của Mỹ, AUKUS có thể chỉ làm giảm các lựa chọn của Australia về vấn đề này, thay vì đóng vai trò như là một nhân tố quyết định.
Tuy nhiên, trong phạm vi AUKUS làm giảm chủ quyền đối với các ưu tiên quốc phòng, điều này sẽ tạo ra chi phí cơ hội nếu bỏ qua các vấn đề chiến lược và tài sản quốc phòng thay thế, chẳng hạn như tập trung vào hợp tác quốc phòng khu vực. Trung Quốc gọi thỏa thuận AUKUS là "con đường sai lầm và nguy hiểm" và bày tỏ lo ngại về nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân. Các quốc gia khác trong khu vực cũng bày tỏ quan ngại về AUKUS khi đưa ra những phản ánh khác nhau về mức độ tổn thương về kinh tế và an ninh trước Trung Quốc và Mỹ. Do phần lớn sự thịnh vượng kinh tế hiện nay cũng như trong tương lai của Australia phụ thuộc vào các mối quan hệ thương mại và đầu tư ở châu Á, nên AUKUS có nguy cơ áp đặt chi phí cơ hội ở cấp độ thương mại và đầu tư thấp hơn. Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia sẽ cân nhắc kỹ về việc quản lý rủi ro này.
Tàu ngầm hạt nhân USS Virginia của Mỹ.
Khi phân tích về chi phí-lợi ích, các khoản đầu tư được chứng minh vào các vấn đề an ninh thường tránh được sự giám sát chặt chẽ. Một phân tích về chi phí-lợi ích liên quan tới luật lưu giữ siêu dữ liệu được Australia ban hành vào năm 2015 đã phát hiện rằng chi phí rủi ro đối với quyền riêng tư gia tăng, cùng với chi phí cho các công ty thực thi luật (chỉ một phần trong số đó được bù đắp bởi trợ cấp của chính phủ do người nộp thuế trả), đã vượt giá trị tình báo mà luật này mang lại. Một đánh giá gần đây, trong đó chính phủ Australia cam kết thực hiện phần lớn khuyến nghị đưa ra, đã giải quyết các lo ngại về quyền riêng tư, song coi đó là lợi ích của thông tin tình báo. Một phân tích chi phí-lợi ích phù hợp của luật lưu giữ siêu dữ liệu sẽ yêu cầu về tính hiệu quả và chi phí của thông tin trong việc giải quyết tội phạm so với các nguồn thông tin khác cũng như quy mô của bất kỳ tác động ngăn chặn nào. Mặc dù khó có thể tính các lợi ích bằng đồng USD, nhưng tối thiểu các cơ quan bảo vệ sự cần thiết của các luật này phải đưa ra bằng chứng thuyết phục về hiệu quả chi phí của luật.
Tương tự như vậy, chi tiêu quốc phòng, đặc biệt là những thiết bị do Australia sản xuất, cũng tránh được sự giám sát chặt chẽ mà phân tích chi phí-lợi ích sẽ đặt ra. Theo chính sách phát triển công nghiệp của Australia, hoạt động mua sắm quốc phòng thường gặp phải thách thức về cơ sở giá trị đồng tiền từ Ủy ban Năng suất. Chi phí cho mỗi việc làm trực tiếp được tạo ra từ chế tạo tàu ngầm AUKUS mới được thiết kế ở Australia đã ước tính lên tới 18 triệu AUD.
Theo chuyên gia John Quiggan, các ngành khác cũng đang cần các kỹ năng cần thiết, do vậy, lợi ích ròng trong công việc từ dự án tàu ngầm AUKUS sẽ thấp hơn, làm tăng chi phí cho mỗi việc làm được tạo ra từ dự án này. Lợi ích lan tỏa cho các ngành công nghiệp khác sẽ cần phải rất lớn nếu lợi ích của một công trình địa phương lớn hơn chi phí của nó.
Một phân tích chi phí-lợi ích sẽ buộc chính phủ phải thực hiện một cuộc kiểm tra chi tiết về những lợi ích có thể mang lại. Một phân tích như vậy được chia sẻ giữa các chính phủ và đối tác thương mại chắc chắn sẽ cải thiện cơ hội phát sinh các tác động lan tỏa như đã cam kết. Thỏa thuận AUKUS sẽ mang lại lợi ích nếu được phân tích nhiều hơn. Chẳng hạn như áp dụng tư duy kinh tế nhiều hơn vào đầu tư chứng khoán sẽ là một cách tốt để bắt đầu
Anh bàn giao hạm đội tàu ngầm hạt nhân cho Australia Tờ Daily Mail đưa tin Anh sẽ đưa một hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tới Australia theo khuôn khổ hợp tác an ninh AUKUS. Tàu ngầm lớp Successor của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: Wikipedia Theo báo cáo, dự kiến, Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Anh, Đô đốc Tony Radakin sẽ ký thỏa thuận về vấn...