Âu, Mỹ rộ xu hướng phá bỏ đập thủy điện cứu môi trường
Trong khi nhiều nước đang phát triển ở châu Á và châu Phi đầu tư xây dựng vô số đập thủy điện trên sông, các chính phủ ở châu Âu và Mỹ đã bắt đầu cho phá bỏ những công trình kiểu này.
Theo Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia (Mỹ), động thái trái ngược của các quốc gia phát triển ở Âu, Mỹ diễn ra sau khi có nhiều nghiên cứu đánh giá về tác hại của các đập thủy điện với môi trường, hệ sinh thái và những cộng đồng dân cư xung quanh.
Lợi ích
Các chuyên gia cho biết, việc xây dựng các con đập chắn ngang sông từng được tiến hành ồ ạt ở phương Tây trong những thập niên 1920 – 1970, nhằm cung cấp nguồn nước tưới tiêu ổn định cho nông nghiệp, kiểm soát lũ và đặc biệt là khai thác tiềm năng về giao thông cũng như thủy điện dồi dào của các con sông.
Đập thủy điện John Day trên sông Colombia của Mỹ. Ảnh: Wikimedia
Một ví dụ điển hình cho hệ thống phức hợp thủy điện và thủy lộ quy mô như vậy là tổ hợp công trình trên sông Colombia nằm giữa hai bang Washington và Oregon của Mỹ.
Ngoài việc góp phần đáp ứng tới 80% nhu cầu điện năng của vùng đông bắc Mỹ, hệ thống liên hoàn các đập và 8 âu tàu (hệ thống khóa có tác dụng tăng – giảm mực nước để tàu thuyền có thể di chuyển qua các vùng chênh lệch mức nước) trên dòng sông đã được nạo vét này giúp vận chuyển tới hơn 17 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Theo tổ chức Giáo dục về nguồn nước và năng lượng (FWEE), hệ thống cũng tham gia điều tiết dòng lũ và kiểm soát sự di chuyển của các loài cá.
Suốt một thời gian dài, các đập thủy điện được coi là nguồn cung cấp năng lượng tái tạo sạch và rẻ hơn các nhà máy sản xuất điện than hay điện khí.
Cụ thể, do các đập thủy điện không sử dụng nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên…) nên chúng không làm phát thải khí CO2 trong quá trình sản xuất năng lượng và không phải phụ thuộc vào sự biến động giá của những nhiên liệu này. Ngoài ra, chi phí trung bình để xây dựng và duy trì 1 trạm thủy điện công suất trên 10MW chỉ vào khoảng 0,03 – 0,05 USD/kWh. Các nhà máy thủy điện nhìn chung cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện.
Vì các lợi thế trên, thủy điện đã đóng vai trò then chốt cho động lực phát triển kinh tế của nhiều nước. Xét về tỉ lệ, 99% lượng điện tạo ra ở Na Uy là nhờ sức nước, trong khi các thủy điện tại Iceland đáp ứng tới 83% nhu cầu về điện của người dân. Tỉ lệ này ở Canada là hơn 70% và Áo khoảng 67%.
Mặt trái
Ngoài các lợi ích không thể phủ nhận, thế giới đã chứng kiến không ít thảm họa gắn liền với các đập thủy điện, gây tổn thất nặng nề về người và của, chẳng hạn như các vụ vỡ đập Gleno ở Valle di Scalve, Italia năm 1923; Malpasset ở Frejus, Pháp năm 1959; Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc năm 1975; Kelly Barnes ở bang Georgia, Mỹ năm 1977; Machchu-2 tại Morbi, Ấn Độ năm 1979…
Video đang HOT
Các nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng cũng chỉ ra rằng, tính trên quy mô toàn cầu, trong thế kỷ qua có khoảng 472 triệu người phải chuyển nơi ở, mất sinh kế vì các dự án đập thủy điện. Sự cân bằng hệ sinh thái ở nhiều nơi bị phá vỡ do sự thay đổi dòng chảy và hoạt động của máy phát điện. Công tác trữ nước và xả lũ chưa hợp lý có thể gây ngập lụt hoặc hạn hán ở khu vực hạ lưu sông. Nguy cơ xói mòn bờ sông, lở đất và động đất cũng tăng cao.
Ví dụ, ngay sau khi Brazil xây đập thủy điện Tucurui trên sông Amazon, lượng cá đánh bắt được tại đây giảm 60%. Khoảng 100.000 dân ở vùng hạ lưu nghèo đi do mất nguồn cá và đất canh tác bị ngập.
Tam Hiệp (Trung Quốc) – đập thủy điện lớn nhất thế giới. Ảnh: AP
Để xây dựng Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới, từ năm 1994 Trung Quốc đã phải di dời khoảng 1,3 triệu dân (có báo cáo ghi nhận con số thực tế tới 1,9 triệu người) khỏi hơn 1.500 thành phố, thị trấn và làng mạc dọc theo sông Dương Tử vì mực nước dâng cao. Nhiều cảnh quan tráng lệ, vô số địa điểm kiến trúc có giá trị khảo cổ học và văn hóa trong vùng chịu tác động tiêu cực.
Bộ Môi trường sinh thái và Cục Địa chấn Trung Quốc thống kê, có tới 776 trận động đất xảy ra ở khu vực xung quanh sông Dương Tử vào năm 2017, tăng 60% so với một năm trước đó và số trận động đất trong vùng đã tăng gấp 30 lần trong giai đoạn từ năm 2003 – 2009.
Các chuyên gia cảnh báo, sự tích tụ chất cặn gần đập đang đe dọa những nỗ lực kiểm soát lũ lụt. Trong khi, hồ chứa nước khổng lồ của Tam Hiệp có thể đang góp phần làm gia tăng nhiệt độ trong khu vực và cùng với sự phân tán môi trường sinh thái đang đe dọa sự tồn tại của các loài thủy sản ở sông Dương Tử, đặc biệt là cá tầm.
Như vậy, nếu tính tổng các phí tổn, hầu hết các dự án thủy điện không còn rẻ như nhận định ban đầu. Bên cạnh đó, do tuổi thọ trung bình của các đập ngắn, chỉ 30 – 50 năm nên theo thời gian, các công trình trở nên lạc hậu và hoạt động kém hiệu quả hơn nhiều so với thiết kế ban đầu. Chỉ tính riêng ở Mỹ, tạp chí Thủy điện quốc tế ước tính, tới 85% trong tổng số hơn 80.000 đập trên toàn quốc, với đủ kích cỡ khác nhau đã tồn tại hơn 50 năm vào thời điểm năm 2020.
Theo các chuyên gia, chi phí bảo trì thiết bị lỗi thời, nâng cấp máy móc để đáp ứng các yêu cầu vận hành an toàn với đập thủy điện hàng chục năm tuổi tương đối tốn kém. Trong khi đó, việc phá dỡ các đập cũ thường giúp tiết kiệm 10 – 30% chi phí so với việc cố gắng duy trì chúng.
Phá bỏ
Sau khi cân nhắc lợi, hại, Mỹ và nhiều nước ở châu Âu đã quyết định loại bỏ các đập ngăn sông quá lỗi thời, gây hại cho môi trường và ít mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng.
Đập thủy điện khổng lồ Glines Canyon trên sông Elwha, Mỹ bị phá dỡ hoàn toàn vào tháng 8/2014. Ảnh: Reuters
Tổ chức Các dòng sông Mỹ thống kê, trong vòng 30 năm qua, nước này đã phá dỡ tổng cộng gần 1.300 đập thủy điện, trong đó chỉ tính riêng năm 2017 đã loại bỏ 86 công trình kiểu này.
Xu hướng cũng phát triển mạnh ở châu Âu sau khi Liên minh châu Âu (EU) năm 2000 thông qua một chính sách mới về nguồn nước. Chính sách này đặt ra các tiêu chuẩn cụ thể về môi trường, đồng thời yêu cầu các nước thành viên phải đưa các sông, hồ và vùng nước trong lãnh thổ của mình về “tình trạng tốt” vào năm 2027.
Theo tổ chức Wetlands, hơn 60% các sông của châu lục hiện cần được cải thiện dòng chảy và hệ sinh thái để đáp ứng các tiêu chuẩn trên. Các chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận và các nhóm cộng đồng đang cùng chung tay xúc tiến các kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu này.
“Khôi phục 25.000km sông chảy tự do là một bước đột phá, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phá dỡ các đập nhằm hồi sinh cho các dòng sông đang chết dần ở châu Âu. Với phong trào đang phát triển mạnh khắp châu Âu, chúng tôi tin tưởng rằng mục tiêu sẽ sớm được hoàn thành, mang lại lợi ích to lớn cho chính các dòng sông, con người và thiên nhiên”, bà Eva Hernandez, Trưởng nhóm Sáng kiến sông ngòi châu Âu thuộc Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) nhận định.
Các công nhân phá bỏ một đập thủy điện trên sông Tây Ban Nha. Ảnh: phys.org
Theo tổ chức Dam Removal Europe, trong khoảng 20 năm qua, gần 5.000 đập ngăn sông trên khắp châu Âu đã bị loại bỏ. Trong đó, việc phá 2 đập Vezins và Le Roche Qui Boit chắn ngang sông Selune ở Pháp năm 2018 là dự án phá dỡ lớn nhất ở châu lục cho đến thời điểm này. Những nỗ lực được tin đã giúp giải cứu các con sông; trả lại dòng chảy tự nhiên; cải thiện chất lượng nước; khôi phục môi trường sống cho các loài động vật nước ngọt, nhất là những loài quen với cuộc sống di cư như cá hồi; thúc đẩy đa dạng sinh học và tạo ra những cơ hội phát triển mới cho người dân địa phương.
Các nhà quản lý thống nhất rằng, không cần thiết phải đánh đổi quá nhiều về vấn đề môi trường, hệ sinh thái và đời sống dân cư bản địa để phát triển thủy điện. Hội đồng Năng lượng Thế giới (WEC) khuyến nghị, với các đập thủy điện đang tiếp tục vận hành, chính quyền và các nhà quản lý cần phải giám sát chặt chẽ, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa kịp thời khi xảy ra sự cố, đảm bảo quy trình tích nước, xả lũ an toàn cũng như có kịch bản ứng phó trong trường hợp thiên tai, khẩn cấp.
Với các dự án đang và sẽ triển khai, các bên liên quan cần tính toán kỹ lợi – hại, lựa chọn thiết kế tối ưu và đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích giữa nhà đầu tư và các cộng đồng địa phương.
Lợi thế chạy đua thủ tướng với 'cánh tay phải' của Abe
Kể từ tháng 6, Suga, quan chức thân cận với Abe, dự ba bữa tối cấp cao với Nikai, tổng thư ký có ảnh hưởng lớn trong đảng cầm quyền.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga đang được coi là ứng cử viên hàng đầu cho chức thủ tướng, sau khi ông Shinzo Abe từ chức hôm 28/8 vì lý do sức khỏe. Người đắc cử chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền gần như chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng, bởi đảng này chiếm đa số trong hạ viện.
Lý do "cánh tay phải" của Thủ tướng Abe được đánh giá cao là bởi 5/7 phe của LDP tại quốc hội được cho là sẽ ủng hộ ông trong cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 14/9. Nhiều thập kỷ qua, đảng LDP theo xu hướng bảo thủ bị chi phối bởi các phe phái, với những người đứng đầu có tầm ảnh hưởng lớn.
Mặc dù tầm ảnh hưởng bị suy yếu sau các cuộc cải cách chính trị vào những năm 1990, người đứng đầu các phe trong LDP vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phân bổ chức vụ trong đảng và nội các, cũng như quá trình xác định ai sẽ chiến thắng những cuộc đua vào ghế lãnh đạo.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga trong cuộc họp báo tuyên bố ứng cử chủ tịch đảng LDP tại Tokyo hôm 2/9. Ảnh: AFP.
Điều bất thường là bản thân Suga không thuộc bất cứ phe phái nào trong LDP, khiến thế "thượng phong" của ông càng gây chú ý. Đây dường như là kết quả sau những nỗ lực vận động và thỏa thuận ở hậu trường, bắt đầu vài tháng trước khi Abe tuyên bố từ chức. Các cuộc thảo luận về khả năng rời ghế sớm của Thủ tướng Nhật được cho là đã âm ỉ từ lâu, do tỷ lệ tín nhiệm của ông thấp và căn bệnh mạn tính ngày càng tồi tệ.
Các nguồn tin giấu tên trong nội bộ LDP cho biết con đường trở thành ứng viên thủ tướng hàng đầu của Suga được hỗ trợ bởi Tổng thư ký đảng cầm quyền Toshihiro Nikai, người có tầm ảnh hưởng đáng kể, nắm quyền kiểm soát cách đảng phân bổ quỹ vận động tranh cử.
Theo giáo sư Katsuyuki Yakushiji tại Đại học Toyo của Nhật, Nikai là "một chính trị gia kiểu cũ và hoạt động chính trị theo phong cách cũ". "Đối với ông ấy, ý kiến công chúng không quan trọng. Nikai đã bắt tay với Suga để thu hút sự ủng hộ cho Suga, giúp ông ấy trở thành tân thủ tướng", Yakushiji cho hay, nói thêm rằng Nikai sẽ hưởng lợi bởi Suga gần như chắc chắn sẽ để ông tiếp tục giữ chức tổng thư ký LDP.
Hôm 1/9, Suga được trao lợi thế to lớn khi ủy ban các vấn đề chung của LDP quyết định chọn chủ tịch bằng hình thức bầu cử rút gọn, giới hạn phiếu bầu cho 394 nghị sĩ thuộc đảng LDP cùng ba đại diện từ mỗi tỉnh trong 47 tỉnh của Nhật, tổng cộng 535 cử tri.
LDP từ chối lời kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử quy mô đầy đủ, với sự tham gia của toàn bộ đảng viên, giải thích rằng hình thức này sẽ tốn rất nhiều thời gian và để lại khoảng trống chính trị, bất chấp việc Abe vẫn đảm đương công việc cho đến khi lãnh đạo mới được chọn.
Quyết định của LDP được đánh giá tạo điều kiện chiến thắng cho Suga, đồng thời gây bất lợi đối với cựu bộ trưởng quốc phòng Shigeru Ishiba, người cũng tuyên bố ứng cử chủ tịch đảng và chiếm được cảm tình của công chúng, cùng các đảng viên LDP cấp cơ sở.
Những cuộc vận động trong hậu trường và thỏa thuận ngầm khiến nhiều đảng viên LDP và nghị sĩ trẻ bức xúc. "Việc này không nên được bí mật định đoạt. Tôi nghĩ họ làm vậy để loại bỏ Ishiba", Ryusuke Doi, thư ký LDP tại tỉnh Kanagawa, nêu ý kiến.
Cựu bộ trưởng Ishiba là thành viên LDP hiếm hoi chỉ trích Thủ tướng Abe suốt gần 8 năm cầm quyền, lâu nay quay lưng với các phe phái khác trong đảng và đang dẫn đầu một phe chỉ gồm 19 thành viên. Sau khi tuyên bố ứng cử hôm 1/9, Ishiba bày tỏ tiếc nuối trước quyết định về cách bầu chủ tịch LDP, cho rằng điều này gây tổn hại cho cả đảng và nền dân chủ của đất nước.
Những người ủng hộ Suga bao gồm 98 nghị sĩ của phe Hosoda, phe lớn nhất LDP, cùng 54 thành viên thuộc phe của Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, phe lớn thứ hai đảng cầm quyền.
Thủ tướng Abe từ lâu được cho là ủng hộ cựu ngoại trưởng Fumio Kishida, một ứng cử viên khác. Tuy nhiên, Kishida không thu hút được cử tri, xếp hạng thấp trong các cuộc thăm dò dư luận, cũng không được Abe công khai ủng hộ. Do đó, đường tới ghế thủ tướng của Suga càng rộng mở.
Giới phân tích đánh giá ưu thế của Suga chứng minh tầm ảnh hưởng lâu dài của các phe phái trong LDP và phong cách chính trị kiểu cũ, cũng như mức độ quan trọng của những mối quan hệ cá nhân, thay vì các cuộc tranh luận về chính sách. Tuy nhiên, việc vươn lên nhờ vận động hậu trường có thể làm giảm uy tín của Suga với công chúng, trong bối cảnh Nhật sẽ tổ chức tổng tuyển cử bầu lại lãnh đạo vào tháng 9/2021.
Bất chấp điều đó, Gerry Curtis, giáo sư danh dự tại Đại học Columbia của Mỹ, chỉ ra rằng điểm khác biệt của Suga là ông không phải thành viên, cũng không lãnh đạo bất cứ phe nào trong LDP.
"Các phe phái vẫn giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tình hình đã khác so với trước đây, khi ghế thủ tướng là cuộc đua giữa những lãnh đạo phe phái quyền lực. Suga hiện là người quyền lực nhất dù ông không thuộc phe nào", giáo sư nhận xét.
Trump muốn đảo ngược lệnh cấm chặn người chỉ trích trên Twitter Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Tòa án Tối cao nước này xem xét lại quyết định không cho phép Trump chặn người chỉ trích ông trên Twitter. Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 5/2018 bị một nhóm người dùng Twitter kiện với cáo buộc vi phạm hiến pháp khi ông chặn những người chỉ trích mình trong chuỗi bình luận liên...