AU đình chỉ tư cách thành viên của Sudan
Ngày 27/10, Liên minh châu Phi (AU) cho biết đã đình chỉ tư cách thành viên của Sudan cho đến khi chính quyền dân sự được phục hồi, đồng thời lên án hành động đảo chính của quân đội nước này, coi đó là “vi hiến”.
Người dân Sudan tuần hành phản đối cuộc đảo chính quân sự tại Khartoum, ngày 25/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
AU đã chỉ trích gay gắt cuộc đảo chính tại Sudan, và quyết định đình chỉ việc tham gia của Sudan trong mọi hoạt động của AU cho đến khi quân đội chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Trước đó, AU từng đỉnh chỉ tư cách thành viên của Sudan vào tháng 6/2019 sau khi xảy ra các cuộc biểu tình bạo lực đẫm máu ở Khartoum. Tư cách thành viên AU của Sudan được phục hồi 3 tháng sau đó, sau khi Thủ tướng Sudan khi đó là ông Abdalla Hamdok chính thức công bố nội các đầu tiên kể từ khi Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ.
Cùng ngày, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng tuyên bố đình chỉ hoạt động viện trợ của tổ chức này cho Sudan. Trong một tuyên bố, Chủ tịch WB David Malpass bày tỏ quan ngại về tình hình hiện nay ở Sudan, đồng thời lo ngại rằng diễn biến này có thể tác động nghiêm trọng đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội ở quốc gia Bắc Phi.
Video đang HOT
Ngày 25/10, quân đội Sudan đã bắt giữ hầu hết các thành viên nội các. Binh sĩ đã dùng đạn thật để trấn áp các cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người ủng hộ chính phủ chuyển tiếp, khi họ tới gần Bộ Quốc phòng ở thủ đô Khartoum, khiến nhiều người bị thương. Người đứng đầu Hội đồng tối cao Sudan, Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời thông báo giải tán Hội đồng tối cao và chính phủ chuyển tiếp của nước này.
Sudan đã trải qua quá trình chuyển đổi bấp bênh do những chia rẽ chính trị và tranh giành quyền lực kể từ khi Tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ vào tháng 4/2019. Kể từ tháng 8/2019, Sudan do Hội đồng tối cao gồm các đại diện quân sự – dân sự cùng điều hành đất nước. Ngày 21/9 vừa qua, truyền thông Sudan đưa tin các lực lượng an ninh đã đập tan một âm mưu đảo chính. Tuy nhiên, các thông tin không đề cập đến lực lượng đứng sau âm mưu đảo chính khi đó.
Hội đồng cầm quyền Sudan tuyên bố tình trạng khẩn cấp, giải tán chính phủ chuyển tiếp
Chiều 25/10 (theo giờ Việt Nam), người đứng đầu Hội đồng cầm quyền Sudan - Tướng Abdel Fattah al-Burhan - đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời thông báo giải tán Hội đồng tối cao dân sự và chính phủ chuyển tiếp của nước này.
Lực lượng an ninh Sudan tuần tra tại Khartoum ngày 25/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Abdel Fattah al-Burhan tuyên bố sẽ thành lập một chính phủ "có thẩm quyền", cam kết lập ra các thể chế nhà nước như tòa án tối cao. Ngoài ra, ông cũng cho biết Sudan vẫn kiên định với các thỏa thuận quốc tế mà nước này đã ký kết, đồng thời nhắc lại cam kết của mình về "sự chuyển đổi sang một chính phủ dân sự".
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh quân đội Sudan đã bắt giữ hầu hết các thành viên Nội các Sudan trong cuộc đảo chính diễn ra trước đó cùng ngày. Binh sĩ cũng dùng đạn thật để trấn áp các cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người ủng hộ chính phủ chuyển tiếp, khi họ tới gần Bộ Quốc phòng ở thủ đô Khartoum, khiến ít nhất 12 người bị thương.
Theo Bộ Thông tin Sudan, quân đội nước này đang giam giữ Thủ tướng Abdalla Hamdok tại một địa điểm chưa được xác định, sau khi ông từ chối đưa ra tuyên bố ủng hộ cuộc đảo chính.
Ngoại trưởng Sudan Mariam Sadig al-Mahdi khẳng định người dân nước này phản đối cuộc đảo chính quân sự đang diễn ra và sẽ đấu tranh đến cùng. Trong khi đó, một thành viên Hội đồng tối cao dân sự Sudan - ông Mohammed Hassan Eltaishi cũng phát biểu trên trang Facebook cá nhân rằng cuộc đảo chính quân sự này là "sự ngu ngốc chính trị", đồng thời tuyên bố ông sẽ chống lại cuộc đảo chính này.
Cũng trong ngày 25/10, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat đã kêu gọi "lập tức nối lại" đối thoại giữa lực lượng dân sự và quân sự tại Sudan, sau khi quân đội nước này bắt giữ các nhân vật cấp cao trong chính phủ chuyển tiếp.
Trong tuyên bố đăng trên trang Twitter, ông Faki cho biết: "Chủ tịch kêu gọi lập tức nối lại hiệp thương giữa lực lượng dân sự và quân sự trong khuôn khổ các tuyên bố chính trị và sắc lệnh hiến pháp". Ông đồng thời bày tỏ "sự thất vọng sâu sắc" trước tình hình hiện nay ở Sudan. Chủ tịch AU nêu rõ "đối thoại và đồng thuận" là con đường duy nhất để cứu rỗi Sudan trong tiến trình chuyển tiếp dân chủ đang gặp khó khăn. Chủ tịch tiếp tục kêu gọi trả tự do cho tất cả các nhà lãnh đạo chính trị đang bị giam giữ, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tôn trọng quyền con người".
Cũng cùng quan điểm trên, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) - bà Nabila Massrali, cho biết Liên minh châu Âu (EU) lo ngại về tình hình bất ổn ở Sudan và kêu gọi lập tức thả các quan chức chính phủ nước này.
Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Massrali nói: "EU rất lo ngại về việc các lực lượng quân sự Sudan bắt giữ Thủ tướng Hamdok cũng như các thành viên khác trong chính phủ nước này. Chúng tôi kêu gọi nhanh chóng trả tự do cho họ".
Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Sudan đã kêu gọi cho phép chính phủ chuyển tiếp do phe dân sự lãnh đạo thực hiện công việc của mình trong bối cảnh xuất hiện thông tin về việc quân đội giam giữ các thành viên trong chính phủ.
Trung Quốc cũng thúc giục các phe phái ở Sudan tổ chức đối thoại trong bối cảnh một cuộc đảo chính quân sự đang làm chao đảo quốc gia châu Phi này. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố Bắc Kinh mong muốn tất cả các bên ở Sudan giải quyết những bất đồng thông qua đối thoại để duy trì hòa bình và ổn định của nước này. Trung Quốc sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình bất ổn ở Sudan và thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho các tổ chức và nhân sự Trung Quốc ở đó.
Ngoại trưởng Mỹ hoan nghênh Thủ tướng Sudan được trả tự do Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo tối 26/10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã thảo luận với Thủ tướng Sudan bị lật đổ Abdalla Hamdok và hoan nghênh việc ông đã được trả tự do. Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok trong cuộc họp báo tại Khartoum, ngày 15/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Blinken một lần...