Ẩu đả vì tiền đền bù Formosa, 1 người nhập viện
Nguyên nhân ẩu đả xảy ra tại UBND xã Thạch Lạc (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) được xác định là do người dân thắc mắc trong việc chia tiền đền bù sự cố môi trường biển do Formosa gây ra.
Ngày 10/11, UBND xã Thạch Lạc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh tổ chức cuộc họp giữa lãnh đạo xã với các trưởng thôn đề đánh giá, thẩm định chuẩn bị cho việc cấp phát tiền đền bù sự cố môi trường biển vừa qua. Dự kiến, chiều 12/12, xã Thạch Lạc sẽ thực hiện việc chi trả tiền đền bù đợt đầu tiên cho bà con.
Ông Dương Kim Mậu, Chủ tịch UBND xã Thạch Lạc, cho biết sự việc diễn ra sau khi kết thúc cuộc họp. Một số người dân đã vào phòng họp, phân vân lý do tại sao không được nhận tiền đền bù. Lãnh đạo xã sau đó đã mời một số trường hợp ngồi phân tích kỹ từng đối tượng điểm kiểm kê, kiểm đếm để lĩnh tiền.
Trong lúc đang họp bàn, một người dân ở bên ngoài chạy vào gặp ông Phượng (xóm trưởng Bắc Lạc) yêu cầu nói rõ việc đền bù. Hai người sau đó xảy ra mâu thuẫn và xô xát xảy ra.
Lúc này, anh Trần Văn Rô, người đến hỏi về thắc mắc tiền đền bù, cũng lao vào cuộc ẩu đả. Thấy vậy, ông Lâm (bảo vệ chợ Chùa) lao vào đánh anh Rô làm anh này bị thương, phải đến Bệnh viện TP Hà Tĩnh điều trị.
“Sau khi xảy ra ẩu đả, khoảng hơn 300 người cho rằng người của chính quyền đánh dân nên đã tập trung tại trụ sở xã, yêu cầu đưa những người tham gia vụ ẩu đả gây thương tích ra đối chất”, ông Mậu nói.
Video đang HOT
Hơn 300 người tập trung tại UBND xã Thạch Lạc để phản đối việc cán bộ chính quyền đánh người dân. Ảnh: Thảo Nhi.
Đến 14h cùng ngày, người dân vẫn tập trung tại trụ sở UBND xã Thạch Lạc yêu cầu lãnh đạo xã giao người đã gây thương tích đối với anh Trần Văn Rô để họ đối chất. Tuy nhiên, người này không có mặt tại hiện trường.
Công an huyện Thạch Hà đã huy động nhiều chiến sĩ tới hiện trường, đồng thời bắc loa thông báo đề nghị bà con bình tĩnh, không được kích động đập phá cơ sở vật chất trong trụ sở.
Xã Thạch Lạc có hơn 1.000 người bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển do công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra (Formosa). Theo danh sách ban đầu, xã được cấp phát hơn 36 tỷ để chi trả tiền đền bù. Trung bình mỗi hộ dân lĩnh từ 20 triệu đến 200 triệu đồng tiền đền bù.
“Xã đã kê khai đầy đủ những trường hợp đủ điều kiện hưởng đền bù để lập danh sách, song có nhiều người dân đòi hỏi kê khai cả những trường hợp đã đi làm ở nước ngoài, sinh viên cũng phải nằm trong diện đền bù… Khi chưa được chấp thuận thì họ phản đối”, ông Mậu thông tin.
UBND xã Thạch Lạc (vòng tròn tím), nơi xảy ra sự việc. Ảnh: GoogleMaps.
Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Việt Hà, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà, cho hay là do bà con hiểu nhầm việc cán bộ xã đánh dân nên xảy ra việc tụ tập. Theo ông Hà, thực chất đây là cuộc ẩu đả của những người dân. Tới 19h hôm qua, tất cả đã giải tán khỏi trụ sở xã Thạch Lạc.
“Ở góc độ xô xát, cơ quan công an sẽ điều tra. Về việc đền bù sự cố môi trường, chính quyền sẽ tuyên truyền, vận động người dân hiểu các quy định nhà nước, xác định đối tượng kê khai, rà soát những trường hợp tạm thời chưa được chi trả trong đợt này để đảm bảo lợi ích cho họ”, Chánh văn phòng huyện Thạch Hà Đoàn Tiến Đạt nói.
(Theo Zing News)
Kỷ luật chủ tịch phường để trăm tấn rác thải Formosa chôn trái phép
Chính quyền thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã có hình thức xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ của phường Kỳ Trinh và phường Sông Trí trong vụ hàng trăm tấn rác thải từ nhà máy Formosa chôn lấp trái phép tại địa bàn.
Chiều ngày 5-12, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã (TX) Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) xác nhận thông tin đã có hình thức xử lý kỷ luật đối với các cán bộ liên quan đến việc hàng trăm tấn rác thải từ nhà máy Formosa chôn lấp trái phép trên địa bàn.
Rác thải có nguồn gốc từ nhà mà Formosa chôn lấp trái phép tại phường Sông Trí, TX Kỳ Anh - Ảnh: Dũng Nguyễn
Cụ thể, ông Vĩnh cho biết liên quan đến việc để rác thải có nguồn gốc từ nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh (Formosa) chôn lấp trái phép, TX Kỳ Anh đã có hình thức kỷ luật khiển trách đối với chủ tịch phường Kỳ Trinh, cán bộ địa chính phường Kỳ Trinh và phường Sông Trí.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, vào ngày 11-7, nhận được tin báo của người dân về việc nhiều xe ô tô chở chất thải từ nhừ máy Formosa, Khu kinh tế Vũng Áng chôn lấp tại một khu trang trại tại phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh, lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã có mặt kiểm tra. Tại phần đất thuộc trang trại của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môi trường đô thị TX Kỳ Anh, lực lượng chức năng phát hiện khoảng 100 m3 (tương đương khoảng 100 tấn) chất thải màu đen có mùi hôi có nguồn gốc từ nhà máy Formosa đang được tập kết, chôn lấp sơ sài dưới lòng đất. Tiếp đến vào ngày 16-7, cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện thêm 2 điểm Công ty môi trường đô thị Kỳ Anh chôn lấp trái phép rác thải có nguồn gốc từ nhà máy Formosa tại khuôn viên và bải tập kết rác của công ty này.
Sau khi phát hiện vụ việc Công ty môi trường đô thị TX Kỳ Anh chôn lấp chất thải từ nhà máy Formosa, Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) cũng đã tiến hành lấy mẫu bùn thải, mẫu đất và mẫu nước mặt, nước ngầm tại các khu vực chôn lấp chất thải để kiểm tra. Đến ngày 1-8, Bộ TN-MT sau khi tiến hành tổng hợp kết quả, so sánh, đối chứng, đánh giá kết quả phân tích từ các phòng thí nghiệm cho thấy trong chất thải chôn lấp trái phép có một số mẫu bùn thải có chứa thông số xyanua (CN-) vượt ngưỡng chất thải nguy hại.
Ngày 2-8, Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố vụ án hình sự vi phạm các quy định trong quản lý, xử lý chất thải nguy hại tại TX Kỳ Anh.
Theo Đức Ngọc (Người lao động)
"Hô biến" tiền đền bù dự án Formosa, nguyên chủ tịch huyện hầu tòa Làm thất thoát hơn 10 tỉ đồng tiền đền bù, ông Nguyễn Văn Bổng, nguyên chủ tịch huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và 6 cán bộ dưới quyền đã bị truy tố. Các bị cáo tại phiên tòa. Ngày 29-11, TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên xét xử sơ thẩm 7 bị cáo ở huyện Kỳ Anh gồm: Nguyễn Văn Bổng ,...