Át chủ bài giúp Donald Trump chế ngự ’sóng ngầm’ trong Nhà Trắng
Tướng Herbert Raymond McMaster – người vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn làm cố vấn an ninh quốc gia được xem là lá chủ bài để bình định những cơn sóng ngầm tại Nhà Trắng.
Cố vấn an ninh quốc gia tại Nhà Trắng được xem như một trợ lý độc lập của các đời tổng thống Mỹ. Người ngồi vào vị trí này không cần nhận được sự phê chuẩn của Thượng viện nhưng có toàn quyền tham dự các cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia ngang hàng với những người đứng đầu Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan quan trọng khác của Mỹ.
Trong cuộc họp báo tại Florida ngày 20.2, Tổng thống Donald Trump giới thiệu “nhân vật lỗi lạc và nhiều kinh nghiệm” mà ông chọn làm cố vấn an ninh quốc gia thay thế tướng Michael Flynn từ chức. Nếu tướng Michael Flynn nổi tiếng qua các chiến công trên chiến trường Iraq và Afghanistan thì kinh nghiệm của McMaster trên hai chiến trường này cũng không kém. Sau cuộc đổ bộ năm 1991 vào Iraq, ông quay lại vùng Vịnh hai lần từ 2003 đến 2006 và từ 2007 đến 2008. Ông là tác giả của chiến công tái chiếm Tal Afar từ tay Al Qaida vào năm 2004. Ngoài tài chỉ huy, McMaster còn là một lý thuyết gia quân sự, đề ra chiến lược thu phục nhân tâm để bình định các cuộc nổi dậy ở Iraq. Hơn thế nữa, tân cố vấn an ninh quốc gia còn được quân đội lẫn giới chính trị trong hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ tại Washington kính phục.
Hiện giờ, Herbert Raymond McMaster chỉ huy “trung tâm kế hoạch” của quân đội, chuẩn bị đối phó với những cuộc chiến trong tương lai. Từ nhiều năm qua, ông kêu gọi phải tăng cường quân lực Mỹ. Trong cuộc điều trần hồi tháng 04.2016 tại Thượng viện, McMaster cảnh báo nguy cơ quân đội Mỹ không đủ sức để “bảo vệ quốc gia”. Chủ trương cải cách quân đội do ông đề nghị lại phù hợp với lời hứa lúc tranh cử của chủ nhân Nhà Trắng.
Sự lựa chọn của ông Trump gây bất ngờ cho giới quan sát vì Nhà Trắng không thích những lời chỉ trích, trong khi ông McMaster lại rất nổi tiếng là hay chất vấn chính quyền.
“Ông ấy được trọng vọng bởi tất cả những người trong quân đội và chúng ta rất tự hào khi có được ông ấy. Ông ấy có tài năng và kinh nghiệm rất nhiều”, Tổng thống Trump cho biết.
Tướng McMaster (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong nội các mới, tân cố vấn an ninh quốc gia cũng hợp ý với chủ nhân Lầu Năm Góc James Mattis. Cả hai có cùng chiến lược mới dựa trên các bài học lịch sử, thắng cũng như thua. McMaster từng được công luận biết đến tên tuổi qua một quyển sách, xuất bản năm 1997, vạch ra những sai lầm của bộ tham mưu quân đội Mỹ đưa đến thất bại trong chiến tranh Việt Nam. Trong quyển Dereliction of Duty, tạm dịch là “ Sao nhãng trách nhiệm”, tướng McMaster thẳng thắn chê trách các tướng lãnh cầm quân đã “hèn nhát”, không dám tố giác quyết định bỏ chạy của bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara và tổng thống Lyndon B Johnson.
Chính vì tính khí cương trực này mà binh nghiệp của ông bị lận đận. Trong hai năm liền, 2006 và 2007, ông không được thăng cấp tướng cho dù là một đại tá thâm niên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, binh nghiệp dạn dày của ông lọt vào mắt xanh của tổng thống Barack Obama. Chủ nhân Nhà Trắng lúc đó đã không để nhân tài mai một. Từ 2008 đến 2017, trong vòng 6 năm, McMaster được thăng ba cấp.
Theo báo chí Mỹ, tin tướng McMaster được bổ nhiệm cố vấn an ninh quốc gia đã được Thượng nghị sĩ John McCain và Tom Cottom hài lòng. Sự kiện này cho phép suy đoán chính sách đối ngoại của tổng thống Donald Trump sẽ theo chủ trương của đảng Cộng Hoà, chứ không thể tùy nghi quyết định ai bạn ai thù.
Câu hỏi đặt ra là liệu Nhà Trắng có thể là đất dụng võ của tướng McMaster hay không ? Tân cố vấn có một nhược điểm là thiếu kinh nghiệm chính trường trong bối cảnh trách nhiệm trong guồng máy lãnh đạo chưa được quy định rõ ràng. Báo chí Mỹ cho rằng căng thẳng trong nội bộ chính quyền của ông Trump, làm người tiền nhiệm của tướng McMaster từ chức, phát xuất từ ảnh hưởng áp đảo của quân sư Stephen Bannon, mà chức danh chính thức là “chiến lược gia của tổng thống”.
Theo chánh văn phòng phủ tổng thống, Reince Priebus, tổng thống Trump đã nói rõ, tướng McMaster có “toàn quyền bố trí nhân sự” của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.
Ông McMaster tốt nghiệp Học viện quân sự West Point và có bằng tiến sĩ về Lịch sử Mỹ tại Đại học Bắc Carolina. Ông từng được tạp chí Time chọn vào danh sách 100 người ảnh hưởng nhất thế giới năm 2014, một phần do ông luôn sẵn sàng chỉ trích chính quyền Mỹ.
Theo Danviet
Nội tình hỗn loạn ở Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ
Hội đồng An ninh Quốc gia, trung tâm quản lý các giải pháp an ninh của tổng thống Mỹ trước một thế giới bất ổn, đang trải qua những ngày hỗn loạn và đầy căng thẳng.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael T. Flynn phát biểu tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng. Ảnh: AP
Tối 13/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Michael T. Flynn, thành viên thường trực Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), đệ đơn từ chức sau khi bị cáo buộc nói dối về những cuộc trao đổi với đại sứ Nga tại Mỹ để thảo luận các lệnh trừng phạt mà Washington áp đặt lên Moscow.
Theo New York Times, Michael T. Flynn gần như vắng bóng kể từ khi cuộc điều tra được FBI tiến hành nhằm làm rõ những lần liên lạc giữa ông với đại sứ Nga và liệu ông có nói dối Phó tổng thống Mike Pence về vấn đề này hay không.
Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump trả lời các phóng viên có mặt trên chuyên cơ Air Force One hôm 10/2 rằng ông không biết về những nghi vấn mới đây xung quanh các cuộc trao đổi giữa Flynn với đại sứ Nga, một số trợ lý của Trump lại cho hay ông đang theo dõi chặt chẽ mọi phản ứng của dư luận trước các vấn đề liên quan tới Flynn.
Giới phân tích cho rằng Flynn bị bật khỏi ghế Cố vấn An ninh Quốc gia vì một tài liệu ghi lại nội dung trao đổi trong ít nhất một cuộc điện thoại của ông bị các cơ quan tình báo nghe lén.
Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak, người được cho là đã trao đổi với ông Flynn về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga. Ảnh: AP
Chuyên gia đánh giá quyết định từ chức của Flynn hé lộ phần nào tình hình bất ổn trong nội bộ NSC.
Ba tuần sau khi ông Trump nhậm chức, mỗi sáng, các nhân viên NSC phải đọc các dòng tweet Tổng thống viết trên Twitter và xoay sở đưa ra quyết sách phù hợp với những thông điệp đó. Hầu hết họ không được thông báo về những gì Trump nói với các lãnh đạo nước ngoài qua các cuộc điện thoại.
Một số nhân viên NSC thậm chí phải sử dụng mật mã để trao đổi với đồng nghiệp sau khi nghe tin các cố vấn cấp cao cho ông Trump đang cân nhắc một chương trình kiểm soát "mối đe dọa nội bộ", có thể dẫn đến việc giám sát điện thoại di động và email của họ để ngăn ngừa rò rỉ thông tin.
NSC là cơ quan tư vấn cho tổng thống hàng loạt lĩnh vực như chống khủng bố, chính sách ngoại giao, răn đe hạt nhân cùng nhiều vấn đề khác.
"Đó thực sự là một hội đồng hỗn loạn", hạ nghị sĩ Dân chủ Adam B. Schiff, thành viên cao cấp Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ, nhận xét.
Trong cuộc trò chuyện điện thoại chiều 12/2, K. T. McFarland, Phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, cho hay những cuộc họp gần đây của NSC đã chặt chẽ, nhanh gọn và dứt khoát hơn trước nhưng bà cũng ghi nhận các quan chức NSC đang rơi vào trạng thái căng thẳng.
"Không chỉ vì đây là một chính quyền mới mà còn vì đây là một đảng khác và ông Trump được bầu bởi những người dân muốn phá bỏ nguyên trạng bộ máy chính quyền trước đây", McFarland nói. "Thật kỳ lạ nếu chúng ta không cảm thấy choáng váng trước những thay đổi vì hầu hết nhân sự nội các mới chưa từng làm việc trong chính phủ".
Rắc rối nội bộ
Bất kỳ bộ máy NSC mới nào với nhân viên được rút từ Bộ Ngoại giao, Lầu Năm Góc và các cơ quan khác, cũng phải trải qua một giai đoạn chấn chỉnh. Tổng thống Obama đã thay cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của mình, tướng 4 sao James Jones, sau khi nhận thấy ông này không phù hợp với chính quyền mới.
Những năm đầu tiên của NSC dưới thời Tổng thống George W. Bush cũng chứng kiến không ít xung đột giữa Phó tổng thống Dick Cheney, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld và Ngoại trưởng Colin Powell.
Song các quan chức am hiểu vấn đề cho biết những gì đang diễn ra dưới thời Tổng thống Trump hoàn toàn khác biệt, không chỉ bởi chiến lược ngoại giao qua Twitter của ông.
Nhân viên NSC của Tổng thống Trump phần lớn đến từ quân đội, thường là những người có quan hệ với Flynn vào thời ông phục vụ với tư cách sĩ quan tình báo cấp cao rồi sau đó chuyển sang làm giám đốc Cơ quan Tình báo Bộ Quốc phòng Mỹ (DIA), trước khi bị ép rời chức vụ này.
Một số nhân viên NSC không muốn làm việc cho ông Trump đã trở về các cơ quan thường trực của họ, để lại khoảng trống lớn trong một bộ máy đòi hỏi nhân sự giàu kinh nghiệm. Nhiều người ở lại xem bản thân như các công chức không dính líu đến chính trị, do vậy, họ cảm thấy bất ổn trước những biểu hiện bè phái công khai.
Flynn (phải) và cố vấn an ninh Stephen K. Bannon của Trump. Ảnh: Reuters
Ngay cả việc lưu hành các văn bản trong bộ máy hành chính của NSC giờ đây cũng trở nên thất thường. Theo New York Times, một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc kể ông chỉ biết được dự thảo sắc lệnh hành pháp về đối xử với tù nhân là các nghi can khủng bố thông qua những lời bàn tán và tin tức rò rỉ trên báo chí. Ông đã gọi điện đến Nhà Trắng để xác minh thông tin về dự thảo sắc lệnh này. Ông lo lắng về dự thảo sắc lệnh nhưng không chắc có được phép đóng góp ý kiến hay không.
Một số quan chức cho hay Flynn là người phải chịu trách nhiệm cho sự thiếu vắng dòng chảy xuyên suốt của các văn bản từ NSC. Bộ trưởng Quốc phòng Mattis và Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Mike Pompeo thậm chí còn không nhìn thấy một số sắc lệnh hành pháp của Trump trước lúc chúng được ban hành.
Hồng Vân
Theo VNE
Phó Đô đốc Mỹ khước từ làm cố vấn an ninh cho ông Trump Giới chức Nhà Trắng ngày 16/2 cho biết cựu Phó Đô đốc Mỹ Robert Harward, người được Tổng thống Donald Trump đề cử làm cố vấn an ninh quốc gia, đã từ chối lời đề nghị này. Phó Đô đốc Robert Harward. (Ảnh: Reuters) Reuters dẫn nguồn tin từ một quan chức cấp cao của Nhà Trắng cho biết cựu Phó Đô đốc...