ASUS ra mắt màn hình ProArt dành cho nhà phát triển nội dung: 100% sRGB, 100% Rec. 709, độ chính xác màu Delta E <2, giá từ 5 triệu đồng
Cái tên ASUS ngày càng được nhiều người biết đến nhờ các dòng sản phẩm chuyên dành cho game thủ, tuy nhiên hãng này quyết định dần mở rộng thêm hệ sinh thái trong những năm gần đây, lấn sân sang lĩnh vực Content Creator với dòng ProArt.
Màn hình PA248QV và PA278QV là hai sản phẩm mới nhất đến từ dòng ProArt series của hãng này. Nếu còn xa lạ với ProArt thì đây là line sản phẩm nhắm đến người dùng Content Creator hoặc chuyên chỉnh sửa hình ảnh, video, dựng đồ họa… Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm một số sản phẩm khác thuộc dòng này mà chúng tôi đã trên tay tại đây.
Vì không dành cho dân chơi game mà nhắm đến đối tượng content creator, màn hình này không có nhiều sự hầm hố hay màu sắc nổi bật, nó chỉ đơn giản là phủ lên mình tông màu đen kèm thiết kế vuông vức.
Tuy nhiên thứ khiến sản phẩm này hấp dẫn lại chính là thông số bên trong. Theo ASUS cung cấp, cả hai màn hình đều có độ phủ màu 100% sRGB và 100% Rec. 709 cho khả năng tái tạo phong phú, sống động, đảm bảo mọi chi tiết đều rõ ràng và chân thật. Sản phẩm cũng đạt được độ chính xác màu Delta E
ASUS cho biết với người làm công việc chỉnh ảnh hay video, sự chính xác về màu sắc là điều rất quan trọng, chính vì thế cả PA248QV và PA278QV đều được cân chỉnh màu sẵn tại nhà máy và và đạt chứng nhận Calman Verified như một sự bảo chứng về độ chính xác màu hàng đầu trong ngành.
Các màn hình mới cũng được hưởng lợi từ bảng màu ProArt Preset và ProArt Palette độc quyền của ASUS. Theo đó, ProArt Preset cung cấp nhiều chế độ để điều chỉnh gam màu nhanh chóng, giúp dễ dàng chuyển đổi giữa các kịch bản khác nhau, từ phân loại màu hoặc chỉnh sửa video để xử lý ảnh.
Ngược lại, ProArt Palette cho phép người dùng tùy chỉnh màn hình ProArt PA248QV hoặc PA278QV thông qua một loạt các thông số, bao gồm màu sắc, điều chỉnh nhiệt độ và gamma – tất cả đều dễ dàng truy cập thông qua các menu trên màn hình trực quan. Ngoài ra còn có các thanh trượt cho cả sáu màu, mang lại sự linh hoạt điều chỉnh màu lớn hơn so với nhiều màn hình cạnh tranh.
Với các điều khiển sẵn sàng và khả năng tinh chỉnh cao, màn hình ProArt PA248QV hoặc PA278QV trao quyền cho người tạo nội dung để sản xuất nhanh chóng và nhất quán, đồng thời giúp dễ dàng kiểm tra quản lý màu.
Sự khác biệt của cả hai sản phẩm này nằm ở kích thước và độ phân giải, khi bản 24 inch chỉ là 1920×1080pixel còn 27 inch là 2560 x 1440 pixel. Cả hai đều dùng tấm nền IPS và có mức giá khởi điểm vào khoảng 5 triệu đồng.
Cả hai mẫu đều có đầu vào DisplayPort 1.2 và HDMI (v1.4). Ngoài ra, PA278QV có DisplayPort mini và DVI-D, trong khi ProArt PA248QV có cổng D-Sub. Nhờ thông qua USB, cả hai màn hình có thể hoạt động như một hub USB 3.0 tiện lợi cho các thiết bị ngoại vi tốc độ cao.
Bạn đã hiểu rõ về màn hình làm tươi 120 Hz? Đâu là mẫu smartphone có màn hình 120 Hz tốt nhất?
Hiện nay, màn hình máy tính 120 Hz đã khá quen thuộc với những game thủ. Tuy nhiên, một số hãng smartphone gần đây đã giới thiệu công nghệ màn hình 120 Hz.
Vậy màn hình 120 Hz có gì đặc biệt, hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về màn hình 120 Hz nhé!
OPPO Find X2 mới ra mắt cũng hỗ trợ màn hình 120Hz.
Video đang HOT
Màn hình 120 Hz là gì?
Hiện nay một số hãng nhắc đến khái niệm màn hình 120 Hz trên điện thoại. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng biết màn hình 120 Hz là gì, có ưu điểm gì. Thực chất, con số 120 Hz mình nói là tần số làm tươi (refresh rate) của màn hình. Khái niệm này có thể hiểu đơn giản chính là khả năng hiển thị cảnh chuyển động của màn hình cảm ứng, tức là khi chỉ số này càng lớn thì khả năng thể hiện chuyển-động-nhanh trên màn hình càng cao. Điều này lý giải vì sao giới game thủ rất ưa chuộng sử dụng những thiết bị với tần số làm tươi cao, đặc biệt với những tựa game cần chuyển động linh hoạt và phản ứng cực nhanh với góc nhìn thứ nhất (CS:GO, PUBG, v.v...).
Khái niệm về tần số làm tươi (refresh rate) này khác với tần số nhận cảm ứng của màn hình (touch sensing rate hay sampling rate) - Vốn thể hiện độ nhạy của màn hình cảm ứng, con số càng cao khả năng nhận diện và xử lý thao tác chạm màn hình cảm ứng càng nhanh và chính xác.
Màn hình 120 Hz hiểu đơn giản là độ nhạy của màn hình điện thoại. Màn hình tùy chỉnh trên OPPO Find X2 cho phép kích hoạt 120 Hz ngay cả trên độ phân giải cao đến QHD .
Hiện tại, OPPO Find X2 là số ít smartphone cho phép sử dụng màn hình có tần số quét 120 Hz nhưng vẫn giữ được độ phân giải màn hình cao là QHD (3K). Trong khi các smartphone khác cho phép sử dụng màn hình 120 Hz nhưng độ phân giải màn hình chỉ giới hạn ở mức Full HD. Đây thật sự là mẫu smartphone có màn hình 120 Hz và hỗ trợ độ phân giải cao bá đạo nhất hiện tại.
Màn hình 120 Hz có ưu điểm gì? Trải nghiệm thực tế ra sao
Chỉ số 120 Hz chính là tần suất làm tươi của màn hình. Theo đó, hình ảnh được thể hiện một cách mượt mà hơn những màn hình có khả năng làm tươi thấp hơn như 60 Hz hay 90 Hz. Những tác vụ này có thể dễ dàng được nhận ra không chỉ với tác vụ chơi game góc nhìn thứ nhất mà với những tác việc thường ngày như vuốt trượt giao diện, lướt web hay dùng facebook cũng cảm nhận rõ sự khác biệt.
Với màn hình 120 Hz sẽ mang đến cho smartphone của bạn có được trải nghiệm sống động và thật hơn.
Đặc biệt màn hình 120 Hz sẽ thể hiện rõ ưu thế với những tựa game đòi hỏi sự khả năng truyền tải và thể hiện những khung hình với nhân vật có hành-động-nhanh theo góc nhìn thứ nhất. Ví dụ cụ thể trên điện thoại với tựa game PUBG Mobile, người chơi sẽ phải thay đổi rất nhanh góc nhìn nhân vật để phát hiện và triệt tiêu đối thủ.
Nhược điểm của màn hình 120 Hz là gì?
Màn hình 120 Hz được hỗ trợ khá nhiều công nghệ tích hợp để khiến màn hình thể hiện mượt mà hơn. Chính vì thể, hạn chế của công nghệ này chính là việc khó phổ cập rộng rãi màn hình 120 Hz xuống các phân khúc giá rẻ và tầm trung.
Chúng ta sẽ phải chờ thêm một vài năm nữa khi màn hình 120 Hz trở nên phổ biến và giá thành hợp lý hơn, thì đến lúc đó mọi người tha hồ sử dụng công nghệ này nhé.
Chính vì tích hợp nhiều công nghệ cho màn hình 120 Hz nên sẽ đội giá thành sản phẩm lên cao.
Một nhược điểm nữa của màn hình 120 Hz chính là gây hao pin nhanh, mình sẽ nói rõ hơn ở bên dưới nhé.
Màn hình 120 Hz có thật sự cần thiết?
Nếu bạn là một người sử dụng smartphone để chơi game và muốn những trải nghiệm của mình được sống động, nhanh mượt, không xảy ra hiện tượng giật, lag, khựng khung hình thì một chiếc smartphone được hỗ trợ màn hình 120 Hz sẽ là lựa chọn đáng mơ ước.
Màn hình có tần số quét cao phù hợp với đối tượng người dùng là game thủ hơn là người sử dụng bình thường.
Nếu bạn không phải là game thủ, thì màn hình với tần số làm tươi cao sẽ không mang lại nhiều hiệu quả đáng kể. Dù độ phân giải chuyển động sẽ được cải thiện thấy rõ, nhưng những lợi ích của nó vẫn tương đối khó để phát hiện ra. Với nhóm người dùng thông thường, tôi khuyên các bạn nên sử dụng smartphone có màn hình 60 Hz hoặc 90 Hz là đủ và giá thành sản phẩm không bị đội lên quá cao.
Làm sao để phân biệt màn hình 60 Hz và 120 Hz?
Tốc độ làm tươi cao nghĩa là có nhiều hình ảnh được chiếu lên màn hình hơn trong cùng một đơn vị thời gian, hay có thể hiểu theo cách khác đó là có nhiều thông tin được truyền đến mắt của chúng ta trong cùng một thời điểm. Do đó, hình ảnh chuyển động trên màn hình trở nên mượt mà hơn.
Trên thực tế là một khi màn hình của bạn có tốc độ làm mới nhanh gấp đôi sẽ cho trải nghiệm được mượt mà hơn, trong khi màn hình 60 Hz có vẻ hơi lag một chút, đặc biệt khi bạn đặt hai màn hình 120 Hz và 60 Hz cạnh nhau sẽ thấy rõ điều đó hơn.
Trong điều kiện sử dụng bình thường chúng ta sẽ khó có thể nhận ra sự khác biệt giữa màn hình 120 Hz và màn hình 60 Hz.
Chúng ta có thể nhận thấy rõ sự khác biệt khi trải nghiệm tốc độ màn hình 60 Hz và 120 Hz trên chiếc smartphone mạnh nhất của ASUS hiện nay là ROG Phone 2.
Chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt rõ rệt giữa màn hình 120 Hz và màn hình 60 Hz.
Hz với FPS có giống nhau không?
Hiện nay, có rất nhiều người vẫn còn nhầm lẫn Hz và FPS là giống nhau. Hãy cùng xem qua hai khái niệm dưới đây để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này nhé.
FPS là viết tắt của cụm từ frames-per-second, tức số khung hình trên mỗi giây. Về cơ bản, FPS đo lường số lượng hình ảnh mà GPU (bộ xử lý đồ họa) có thể render (kết xuất) và hiển thị trên màn hình của bạn mỗi giây.
Ví dụ: Nếu bạn đang trải nghiệm game với tốc độ FPS là 1 thì mỗi giây trôi qua bạn sẽ chỉ nhìn thấy được 1 hình ảnh. Tốc độ này quá chậm so với ứng dụng game và chỉ phù hợp với dạng video trình chiếu hơn. Và chắc chắn, sẽ không có game nào thực sự hoàn hảo nếu ở tốc độ FPS 1. Vậy tốc độ FPS càng cao thì trải nghiệm chơi game càng đã.
Hz được gọi là tần số quét hay tốc độ làm mới của màn hình, là số lần hình ảnh trên màn hình được cập nhật trên một giây.
Hz và FPS là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Thông qua hai khái niệm trên, chúng ta có thể thấy Hz và FPS là hoàn toàn khác nhau. FPS là số khung hình / giây còn Hz là tốc độ làm mới của màn hình.
Màn hình 120 Hz có gây ảnh hưởng nhiều đến thời lượng sử dụng pin?
Màn hình 120 Hz với tần số làm mới lên đến 120 lần mỗi giây sẽ ngốn một lượng lớn sức mạnh xử lý do đó sẽ gây tốn pin rất nhiều, trong khi đó màn hình 60 Hz sẽ tốn ít năng lượng hơn trong quá trình sử dụng, khiến pin trụ được lâu hơn.
Màn hình 120 Hz sẽ gây tốn pin hơn so với màn hình 90 Hz hay 60 Hz.
Tùy thuộc vào tần suất sử dụng màn hình có tần số quét cao mà thời lượng sử dụng pin cũng khác nhau. Ví dụ nếu chúng ta sử dụng màn hình tần số quét 120 Hz trên chiếc ROG 2 trong khoảng thời gian dài thì máy sẽ trụ được khoảng 6 giờ, còn với màn hình 90 Hz thì máy sẽ trụ được khoảng 7 giờ. Còn khi sử dụng xen kẽ giữa màn hình 90 Hz và 120 Hz trên ROG 2 chúng ta sẽ thấy thời lượng sử dụng pin sẽ không chênh lệch nhau quá nhiều.
Các sản phẩm hỗ trợ màn hình 120 Hz hiện nay
Sản phẩm mới nhất được hỗ trợ màn hình 120 Hz chính là bộ 3 đến từ nhà Samsung bao gồm Samsung Galaxy S20, Samsung Galaxy S20 và Samsung Galaxy S20 Ultra.
Samsung Galaxy S20 Ultra, Samsung Galaxy S20 và Samsung Galaxy S20.
Bộ đôi mới ra mắt OPPO Find X2 và OPPO Find X2 Pro cũng sở hữu màn hình 120 Hz với độ phân giải màn hình lên đến QHD , giúp các trải nghiệm được mượt mà hơn mọi thứ hiển thị được sắc nét hơn.
OPPO Find X2.
ROG Phone 2 - Gaming phone với màn hình 120 Hz cho phép chơi game tốc độ cao, mượt mà, hỗ trợ tốc độ khung hình 120 FPS.
ASUS ROG Phone 2.
Ngoài ra, mọi người có thể tham khảo lựa chọn một số smartphone có tần số quét màn hình cao khác như Black Shark 2 với màn hình 90 Hz, Razer Phone, hoặc OnePlus 7 với tần số 90 Hz thuộc phân khúc tầm trung Android phù hợp với nhiều đối tượng người dùng.
Tổng kết
Bài viết trên đây có thể phần nào giúp nhiều người dùng hiểu rõ màn hình 120 Hz là gì, những ưu điểm nổi bật. Đặc biệt cần chú ý phân biệt khái niệm tần suất làm mới và tần suất quét của màn hình cảm ứng là khác nhau. Mọi người có thêm những thông tin về màn hình 120 Hz, hãy chia sẻ trong phần bình luận bên dưới nhé.
HP ra mắt laptop gaming đầu tiên tại VN, giá từ 55 triệu đồng OMEN là mẫu laptop gaming đầu tiên của HP được giới thiệu tại thị trường Việt Nam. Thiết bị sở hữu màn hình có tần số quét lớn 240 Hz. Trước đây, HP chỉ tập trung vào những mẫu laptop văn phòng, đa dụng. Tuy nhiên, trong một thị trường laptop gaming đang sôi động, nơi Asus, Dell và Acer đang cạnh tranh...